Con xấu hổ là con gì

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo,... Tên khoa học của cây mắc cỡ là Mimosa pudica L, thuộc họ đậu [Fabaceae]. Cây mắc cỡ không phải là cây trinh nữ hoàng cung nên bài viết này sẽ không phân tích về công dụng của cây trinh nữ hoàng cung. Dưới đây là những tác dụng của cây xấu hổ.

Tổng quan về cây xấu hổ

Cây xấu hổ là cây thân thảo, sống lâu năm. Khi mới sinh trưởng, cây thường mọc thẳng, hướng lên trên nhưng khi trưởng thành, cây thường bò lan trên mặt đất. Thân cây nhỏ, phân thành nhiều cành nhánh, chiều dài có thể lên tới 1,5m; thân và nhánh có nhiều gai móc. Lá xấu hổ hình lông chim, khi chạm vào sẽ tự động khép lại. Hoa xấu hổ mọc từ nách lá, cuống dài, hoa nhỏ với màu tím đỏ hình cầu. Quả xấu hổ hình ngôi sao, nhiều lông cứng, mọc tụ thành chùm.

Miền Nam và Trung Mỹ là "quê hương" của cây xấu hổ. Hiện tại, loại dược liệu này khá phổ biến ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,... Ở nước ta, cây xấu hổ hay học ở ven đường, bãi đất trống hoặc bờ sông.

Tuy là cỏ dại nhưng cây xấu hổ có nhiều tác dụng

Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ có thể được sử dụng làm dược liệu. Người ta thường thu hái cành và lá cây xấu hổ vào mùa khô để dùng tươi hoặc dùng hô. Rễ xấu hổ có thể thu hái quanh năm, sau khi đào thì mang đi rửa sạch, thái mỏng rồi phơi khô dùng dần. Dược liệu từ cây mắc cỡ sau khi phơi khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm. Thỉnh thoảng nên mang dược liệu ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Tác dụng của cây xấu hổ

Theo Đông y, cây xấu hổ tác dụng trừ phong thấp, bổ tâm an thần, chống viêm, chống sởi... Đặc biệt, cây xấu hổ dùng có hiệu quả nhất trong trị bệnh về thận, tiết niệu và phong tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có cây xấu hổ:

Trị đau mỏi lưng, tiểu buốt, tiểu dắt: xấu hổ, thủy long, biển súc, cây cối xay mỗi vị 20g; thương nhĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị khớp gối bị đau nhức kéo dài, hạn chế vận động: rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, nam tục đoạn mỗi vị 20g; kinh giới, ngải diệp, đơn hoa, mỗi vị 16g; quế vỏ 10g. Các vị cho vào nồi, đổ 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm khớp cấp tính: Người bệnh khớp sưng đau đột ngột, sốt, người mệt mỏi, ăn uống kém. Dùng bài: cây xấu hổ, cà gai leo, nam tục đoạn, rễ cỏ xước, rễ cúc tần, thổ phục linh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân, lá vông mỗi vị 16g.

Nếu trong bụng đói cồn cào, xót ruột, gia: hoài sơn, liên nhục, mỗi vị 16g; cam thảo 10g.

Nếu người bệnh đau, rát họng, gia: cát cánh, mạch môn, kinh giới mỗi vị 16g.

Đau thần kinh vai, cổ do nhiễm phong hàn: cây xấu hổ, rễ bưởi bung, mỗi vị 20g; phong phong, kinh giới, thiên niên kiện, tất bát, mỗi vị 12g; tục đoạn, ngũ gia bì, rễ cúc tần, mỗi vị 16g; quế vỏ, trần bì, mỗi vị 10g; tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị tiểu buốt, tiểu dắt do bàng quang bị thấp nhiệt: cây xấu hổ, mã đề thảo, đinh lăng, dấp cá, mỗi vị 20g; chi tử, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị sỏi thận: rễ cây xấu hổ, ích mẫu, kim tiền thảo, đinh lăng, thài lài tía mỗi vị 20g; cây cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Nên uống từ 5 - 8 ngày.

Trị căng thẳng thần kinh, stress: cây xấu hổ, tang diệp, đinh lăng, mỗi vị 20g; thảo quyết minh [sao kỹ], xuyên khung, đương quy, mỗi vị 16g; táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Lưu ý: Cây có độc tính liều nhẹ nên không nên sử dụng số lượng lớn và liên tục. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Là động vật hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây, ban đêm mới mò ra kiếm ăn. Do tập tính ăn đêm, cu li có đôi mắt to với khả năng nhìn tốt trong bóng tối. Khi ngủ, cu li thường giấu mặt vào hốc cây, thân cây, hai tay ôm đầu, che mặt nên còn được gọi là "Con xấu hổ". Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là "Con cù lần".

Cho đến nay, chưa thấy có ý kiến nào lý giải về mối liên hệ giữa con Cu li - loài vật rất chậm chạp, hiền lành - với câu cửa miệng "đồ khỉ gió" của người Việt. Hiện nay, số lượng Cu li đang suy giảm mạnh do suy thoái môi trường và sự săn bắt quá mức của con người và tại Việt Nam, Cu li lớn và Cu li nhỏ đều đã có tên trong sách đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Sau ngày làm việc vất vả, nếu không có những kèo hẹn hò tung tăng, chúng ta đôi khi vẫn lang thang trên mạng, ngắm nghía các em cún, mèo, thỏ đáng yêu để xoa dịu tâm hồn cô đơn.

Không còn mới nhưng chưa hề mất đi sức hút của mình, loài động vật vô cùng dễ thương này đang nhận được sự chú ý mạnh mẽ của cư dân mạng. Đó là một sinh vật tưởng như chỉ xuất hiện trong... những lời "mạt sát": loài cu li.

Thú chơi mới đang lan rộng tại châu Á: nuôi cu li

Khiến cho không ít trái tim xao xuyến với đôi mắt to tròn và những cử động chậm chạp dễ thương của mình, culi thật sự đang được săn đón tại rất nhiều nơi. Chỉ xem một vài video trên mạng về loài vật này, chúng ta gần như lập tức muốn được sở hữu một trong số chúng.

Tại Việt Nam, trào lưu nuôi cu li đang xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí như tại Indonesia, nơi mà việc buôn bán cu li là không hợp pháp, nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại do mức độ thu hút của chúng là quá lớn.

Thế nhưng, một khi biết được sự thật về chúng, và về việc để đến được với ta, chúng phải trải qua những gì - liệu bạn còn thích nuôi một con nữa chứ?

Mặt trái đáng sợ mà ngành phân phối vật nuôi đang âm thầm gây ra

Bắt đầu từ lúc người ta săn được một chú cu li cho đến lúc bán nó cho người khác, chuỗi bi kịch cho loài vật đáng thương này ngày một chồng chất.

Trên đường vận chuyển từ chỗ bị bắt đến chỗ bị bán, hàng nghìn con cu li phải chen chúc nhau trong những chiếc lồng chật hẹp tù túng.

Chúng chỉ được cho ăn, cho uống ở mức đủ để tồn tại, và cứ như thế đến khi tới được tay người mua. Không được vệ sinh, không được chăm sóc, 80% số bị bắt đã bỏ mạng ngay trên chặng đường đầu tiên này.

Bản thân cu li cũng không phải là một vật nuôi phù hợp cho gia đình. Giả dụ nếu ai đó nói với bạn rằng cu li là linh trưởng duy nhất có khả năng tự tạo ra chất độc, bạn có tin họ không?

Sau khi nghiên cứu kĩ càng, các nhà nghiên cứu nhận định rằng khi cu li đang sợ hãi đến tột độ, nó sẽ giơ tay lên cao, sau đó tích độc vào một tuyến ở dưới khuỷu tay. Chúng sẽ liếm phần độc này và sẵn sàng cắn trả bất kỳ ai gây đe dọa đến nó.

Một con cu li trong tự nhiên đang liếm mồ hôi chứa độc dưới cánh tay

Nạn nhân bị chúng tấn công có trường hợp bị sốc phản vệ gần như ngay lập tức. Nhưng con người, vì lợi nhuận mà không từ bất kỳ điều gì. Trước khi bán cu li, họ sẽ lấy kìm để... bẻ sạch răng của chúng.

Một khi đã bị cắt bỏ, răng của chúng sẽ không mọc lại. Và điều này có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ có lại khả năng bảo vệ bản thân mình. Sau này dù được thả về lại tự nhiên, chúng cũng chẳng sống nổi quá lâu.

Đau đớn, sợ sệt không phải là tất cả. Ta vẫn chưa kể đến việc sinh hoạt của chúng bị xáo trộn vô cùng nhiều.

Trước hết, là sinh vật hoạt động về đêm, ánh đèn của chúng ta làm hại đến mắt của cu li. Hơn thế, trong một đêm, bình thường một con cu li sẽ đi những quãng đường rất dài, được phép tự do vận động để kiếm ăn.

Việc bị giữ trong chiếc cũi kín mít thật sự là một hình thức tra tấn khủng khiếp. Chẳng những gây ra tâm lí sợ hãi, đề phòng 24/7, chúng ta đang gián tiếp tặng cho chúng những căn bệnh khó chữa như tiểu đường, viêm phổi, béo phì, các biến chứng xấu về xương...

Các bác sĩ thú y là người hiểu điều này nhất

Nhưng rồi cũng có thể bạn cho rằng nuôi chúng dù gì vẫn có điểm tốt, chúng được ăn uống đầy đủ, được sống trong an toàn?

Thật là một sai lầm lớn! Hầu hết những người nuôi đều không thể đảm bảo được đầy đủ khẩu phần ăn cần thiết như trong tự nhiên, và cu li sống trong điều kiện nuôi nhốt nghiệp dư luôn luôn bị thiếu dinh dưỡng rất nặng.

Thay vì được tiếp xúc với một thực đơn đa dạng: quả cây, mật hoa, côn trùng, thịt chim,... cu li phải ăn những gì con người đưa cho chúng: cơm, thức ăn đóng hộp, vài loại hoa quả thừa...

Gò bó và khổ sở, đó là tất cả những gì người ta có thể nói về cuộc sống của loài vật này sau khi bị bắt cóc khỏi thiên nhiên. Cho dù bạn có cố đối xử với chúng tốt đến mấy đi nữa, không gì thay thế được cuộc sống tự do.

Mỗi chúng ta đều phải chịu trách nghiệm cho những việc tốt mà ta không làm. Hãy chia sẻ thực trạng để tăng sự hiểu biết, tăng thêm cơ hội chấm dứt sự khốn khổ của loài cu li!

Cu li là một loài linh trường [Nycticebus coucang và Nycticebus pygmaeus], sống chủ yếu ở các khu rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh.

Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ... Chúng sống trong tất cả các sinh cảnh rừng, kể cả rừng tre nứa, đồi cây bụi…

Là động vật ăn đêm, ban ngày chúng cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Đêm mới là thời điểm mà nó hoạt động.

Chủ Đề