Công thức định luật Ôm cho mạch điện chứa nguồn là

Đề bài:

A. I = \[\frac{\xi }{{R + r}}\].              B. I = \[\frac{{{U_{AB}} - \xi }}{{R + r}}\].             C. I = \[\frac{{\xi  - {U_{AB}}}}{{R + r}}\].          D. Biểu thức khác A,B,C.

B

Đáp án và lời giải chính xác cho “Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn” cùng với kiến thức mở rộng về định luật Ôm của dòng điện là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó: E1= 8 V, r1= 1,2 Ω, E2= 4 V, r2= 0,4 Ω, R = 28,4 Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đo được là UAB= 6 V

a] Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.

b] Cho biết mạch điện này chứa nguồn điện nào và chứa máy thu nào ? Vì sao?

c] Tính hiệu điện thế UACvà UCB.

Hướng dẫn giải:

a] Giả sử dòng điện trong đoạn mạch có chiều từ A đến B. Khi đó E1là máy phát, E2là máy thu.

+ Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch AB ta có:

+ Vì I > 0 nên dòng điện có chiều từ A đến B.

b] E1là máy phát vì dòng điện đi ra từ cực dương. Còn E2là máy thu vì dòng điện đi vào từ cực dương.

c] Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C:

+ Hiệu điện thế giữa hai điểm C và B:

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ

E = 3V; r = 0,5Ω; R1= 2Ω; R2= 4Ω; R4= 8Ω; R5= 100Ω. Ban đầu K mở và ampe kế I = 1,2A coi RAA= 0

a// Tính UABvà cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b/ Tìm R3và UMNMN

c/ Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi nhánh khi K đóng.

Hướng dẫn giải:

Bài 3:Cho 2 mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện 1 có E1= 18V, điện trở trong r1= 1Ω. Nguồn điện 2 có suất điện động E2và điện trở trong r2. Cho R = 9Ω; I1= 2,5A ; I2= 0,5A. Xác định suất điện động và điện trở r2.

Hướng dẫn giải:

+ Với hình a ta thấy máy 1 và máy 2 đều là máy phát nên định luật ôm viết cho mạch kín chứa máy phát là:

⇒ 2,5[9 + 1 + r2] = 18 + E2⇒ E2- 2,5r2= 7 [1]

+ Với hình b ta thấy máy 1 là máy phát còn máy 2 là máy thu nên định luật ôm viết cho mạch kín chứa máy phát và máy thu là là:

⇒ 0,5[9 + 1 + r2] = 18 - E2⇒ E2+ 2,5r2= 13 [2]

+ Giải [1] và [2] ta có: = 12 V và r2= 2 Ω

Mở rộng kiến thức về Định luật Ôm

1. Định luật Ôm

Định luật Ômlà mộtđịnh luậtvật lývề sự phụ thuộc vàocường độ dòng điệncủahiệu điện thếvàđiện trở.

Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

I = U/R

Với:

+ I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn [đơn vị:ampere].

+ V [trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U] là điện áp trên vật dẫn [đơn vịvolt],

+ R là điện trở [đơn vị:ohm].

Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.

2. Định luật Ôm chứa nguồn [máy phát]:

+ Đối với nguồn điện [máy phát]: dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.

+ UAB: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch [UAB= - UBA].

3. Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch AB

IAB = [UAB + Ep − Et] / [RN + rp + rt]

Trong đó:

IAB: cường độ dòng điện qua đoạn AB theo chiều A → B

EP= suất điện động của nguồn phát [V]

Et= suất điện động của nguồn thu [V]

rp= điện trở trong nguồn phát [Ω]

rt= điện trở trong nguồn thu [Ω]

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài [Ω]

Khi pin Lơ-clan-sê [pin thường dùng] được sử dụng một thời gian dài thì điện trở trong phin tăng lên đáng kể và dòng điện mà pin sinh ra trong mạch điện kín trở nên khá nhỏ.

Định luật Ôm [Ohm] cho toàn mạch và Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cùng nội dung trong bài viết này sẽ giải thích mối quan hệ giữa cường độ dòng điện trong đoạn mạch kín với điện trở trong của nguồn điện cùng các yếu tố khác của mạch điện.

I. Thí nghiệm

Bạn đang xem: Công thức Định luật Ôm [Ohm] cho toàn mạch, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng – Vật lý 11 bài 9

• Toàn mạch là một mạch kín gồm: Nguồn điện nối với mạch ngoài là các vận dẫn có điện trở tương đương R.

• Mắc mạch như hình vẽ: 

– Trong đó, ampe kế [có điện trở rất nhỏ] đo cường độ I của dòng điện chạy trong mạch điện kín, vôn kế [có điện trở rất lớn] đo hiệu điện thế mạch ngoài UN và biến trở cho phép thay đổi điện trở mạch ngoài.

– Thí nghiệm được tiến hành với mạch điện này cho các giá trị đo I và UN như bảng sau:

I[A] 0 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40
U[V] 3,05 2,90 2,80 2,75 2,70 2,55 2,50 2,40

– Các giá trị đo này được biểu diễn bằng đồ thị sau:

II. Định luật ôm đối với toàn mạch

 Thiết lập định luật Ôm cho toàn mạch

– Tích của cường độ dòng điện và điện trở được gọi là độ giảm điện thế. Nên tích IRN còn được gọi là độ giảm điện thế mạch ngoài.

– Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

 E=IRN+Ir ⇒ UN=IRN và 

• Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch

– Trong đó:

 I: Cường độ dòng điện của mạch kín [A]

 E: Suất điện động [V]

 RN: Điện trở ngoài [Ω]

 r: Điện trở trong [Ω]

Phát biểu định luật Ôm với toàn mạch:

– Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

– Lưu ý:

 E = UN khi r = 0 hoặc mạch hở I=0.

III. Nhận xét

1. Hiện tượng đoản mạch

– Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

– Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn [max] và gây chập mạch điện dẫn đến nguyên nhận của nhiều vụ cháy [RN ≈ 0]: 

2. Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

– Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t: A = E.It

– Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch: Q = [RN + r]I2t

– Theo định luật bảo toàn năng lượng thì: A = Q  ⇔ E.It = [RN + r]I2t

 

⇒ Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

3. Hiệu suất của nguồn điện

– Công thức Hiệu suất của nguồn điện: 

 [ACI = Công có ích].

– Nếu mạch ngoài chỉ có điện trở RN: 

IV. Bài tập vận dụng Định luật Ôm cho toàn mạch và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng.

* Bài 1 trang 54 SGK Vật Lý 11: Định luật ôm đối với toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín nào? Phát biểu định luật và viết hệ thức biểu thị định luật đó.

° Lời giải bài 1 trang 54 SGK Vật Lý 11:

– Định luật ôm đối với toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín đơn giản nhất gồm nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r, mạch ngoài gồm các vật dẫn có điện trở tương đương RN

– Phát biểu định luật Ôm cho toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

– Hệ thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch:

 hay ξ = I[RN + r]

* Bài 2 trang 54 SGK Vật Lý 11: Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là gì? Phát biểu mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín.

° Lời giải bài 2 trang 54 SGK Vật Lý 11:

– Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là tích của cường độ dòng điện chạy trong mạch với điện trở của mạch: UN=I.RN

– Mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín:

– Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong. ξ = I[RN + r].

* Bài 3 trang 54 SGK Vật Lý 11: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra các tác hại gì? Có cách nào để tránh được hiện tượng này?

° Lời giải bài 3 trang 54 SGK Vật Lý 11:

◊ Hiện tượng đoản mạch xảy ta khi nối hai cực của một nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ . Khi đó dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn và có hại

◊ Biện pháp phòng tránh:

– Mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng;

– Tắt các thiết điện [rút phích cắm] ngay khi không còn sử dụng;

– Nên lắp cầu chì ở mỗi công tắc, nó có tác dụng ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn.

* Bài 4 trang 54 SGK Vật Lý 11: Chọn câu trả lời đúng

Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài?

 A. UN tăng khi RN tăng

 B. UN giảm khi RN giảm

 C. UN không phụ thuộc vào RN 

 D. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 đến vô cùng.

° Lời giải bài 4 trang 54 SGK Vật Lý 11:

◊ Chọn đáp án: A. UN tăng khi RN tăng

– Ta có: 

– Như vậy, khi RN tăng thì 

 giảm và UN tăng.

* Bài 5 trang 54 SGK Vật Lý 11: Mắc một điện trở 14 Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4V.

a] Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện.

b] Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.

° Lời giải bài 5 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a] Cường độ dòng điện trong mạch:

– Suất điện động của nguồn điện: ξ = I.RN + I.r = UN + I.r = 8,4 + 0,6.1 = 9[V].

b] Công suất mạch ngoài : Ρmạch = U.I = 8,4.0,6 = 5,04[W].

– Công suất của nguồn điện: Ρnguồn = ξ.I = 9.0,6 = 5,4[W].

* Bài 6 trang 54 SGK Vật Lý 11: Điện trở trong của một Ắc quy là 0,06Ω và trên vỏ của nó có ghi 12 V. Mắc vào hai cực của Ắc quy này một bóng đèn có ghi 12V- 5W

a] Hãy chứng tỏ rằng bóng đèn khi đó gần như sáng bình thường và tính công suất tiêu thụ điện thực tế của bóng đèn khi đó.

b] Tính hiệu suất của nguồn điện trong trường hợp này.

° Lời giải bài 6 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a] Theo bài ra, bóng đèn có ghi 12V – 5W ⇒ hiệu điện thế định mức của bóng là Uđm = 12V, công suất định mức của bóng là Pđm = 5W.

 ⇒ Điện trở của bóng đèn là: 

– Cường độ dòng điện định mức chạy qua bóng đèn là:

– Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn khi này: U = I.R = 0,4158.28,8 = 11,975[V].

– Giá trị này gần bằng hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn, nên ta sẽ thấy đèn sáng gần như bình thường.

– Công suất tiêu thụ của bóng đèn khi này là: P = U.I = 11,975.0,4158 ≈ 4,98[W].

b] Hiệu suất của nguồn điện là:

.100% 
.100% = 99,8%.

* Bài 7 trang 54 SGK Vật Lý 11: Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2Ω . Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6Ω vào hai cực của nguồn điện này.

a] Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn .

b] Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn hay yếu hơn so với trước đó.

° Lời giải bài 7 trang 54 SGK Vật Lý 11:

a] Điện trở tương đương của hai bóng đèn: 

– Cường độ dòng điện trong mạch: 

– Vì hai đèn giống nhau mắc song song nên cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: Iđ1 = Iđ2 = I/2 = 0,3[A].

– Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn: Pđ1 = Pđ2 = Rđ1.I2đ1 = 6. 0,32 = 0,54W

b] Nếu tháo bỏ một bóng đèn [giả sử tháo bỏ đèn 2]:

– Cường độ dòng điện trong mạch:

 

– Công suất tiêu thụ của bóng đèn 1: Pđ1 = Rđ1.I’2đ1 = 6.0,3752 ≈ 0,84[W].

⇒ Đèn còn lại sẽ sáng hơn lúc trước.

Hy vọng với bài viết về Định luật Ôm [Ohm] cho toàn mạch và Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề