Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Bài viết dưới đây SPBook sẽ chia sẻ với các em tất cả các kiến thức xoay quanh bài toán "tính quãng đường trong dao động điều hòa" như: vị trí xuất hiện trong đề thi, cách nhận diện dạng toán,  phương pháp giải chung... 

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Bài viết là chia sẻ của thầy giáo Trịnh Lê Hoàng - giáo viên chuyên môn phụ trách môn Vật lý tại SPBook

Vị trí trong đề thi

Trong các đề thi, dạng bài tập về dao động điều hòa thường chiếm từ 3-5 câu phân bố ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Dạng bài tập về quãng đường trong dao động điều hòa ở mức độ thông hiểu và vận dụng.

Nhận biết dạng toán về quãng đường trong dao động điều hòa.

Để nhận biết dạng toán về quãng đường trong dao động điều hòa, bài toán thường gặp nhất là bài toán hỏi quãng đường đi được từ thời điểm t1 và t2 hay quãng đường ngắn nhất, nhỏ nhất trong thời gian t.

Bài toán hỏi tốc độ trung bình cũng yêu cầu kĩ năng tính quãng đường.

Phương pháp giải bài toán về quãng đường trong dao động điều hòa

Để giải quyết các bài toán về quãng đường. Ta cần ghi nhớ một số điều đặc biệt sau:

  • Quãng đường vật đi được trong 1 chu kì là 4A.
  • Quãng đường vật đi được trong 1 chu kì là 2A.
  • Trục thời gian trong dao động điều hòa:

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Các bài tập đa số thường rơi vào những số liệu “đẹp” này nên việc ghi nhớ thời gian giúp các em tính toán rất nhanh quãng đường.

Bài toán về quãng đường cực đại, cực tiểu trong thời gian  (t)

  • Bước 1:  tách thời gian t đang xét thành:

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

  • Bước 2: Tính quãng đường dài nhất vật đi được:

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

  • Bước 3: Tính quãng đường nhỏ nhất vật đi được

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Bài toán về tốc độ trung bình

Để tính được tốc độ trung bình trong thời gian t các em cần tính được quãng S đường vật đi được trong thời gian đó rồi sử dụng công thức tính tốc độ trung bình:

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Chú ý: Cần phân biệt rõ vận tốc trung bình với tốc độ trung bình:

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Quãng đường vật đi được trong 1 chu kì là:

A. 1A              B. 2A                      C. 4A                                    D.3A

Bài 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Quãng đường đi được trong nT là (n là số tự nhiên khác không).

A. 2nA            B. nA                      C. 4nA                              D.3nA

Bài 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì T, ở thời điểm ban đầu t0 = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4 là

A. A/2            B.2A                      C.A/4                     D.A

Xem thêm các câu hỏi khác và đáp án chi tiết TẠI ĐÂY 

29/10/2022

buy cialis usa PMID 28209382 Review

27/03/2022

[url=https://oscialipop.com]cialis 5mg best price[/url] Why Cant You Buy Ivermectin Zipegw Heqqfc An indirect inguinal hernia occurs through the inguinal canal passageway in the lower abdomen where the herniated tissuebowel descends into the scrotal sac. Cialis Svxjay https://oscialipop.com - Cialis Svlflh

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

ột vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cosωt (cm). Quãng đường vật đi được trong một chu kì là
A. 10 cm
B. 5 cm
C. 15 cm
D. 20 cm

Hướng dẫn

Quảng đường vật đi được trong 1 chu kì là S= 4A = 20 cm
⇒ Chọn D

Nguồn: Học Lớp

Xét bài toán: Cho phương trình dao động của vật $x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ ${{t}_{1}}$ đến ${{t}_{2}}$ là

1.     PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Sau 1 chu kỳ T, bất luận vật xuất phát ở đâu, vật sẽ trở về đúng vị trí cũ và đi được quãng đường bằng 4A, vật sẽ đi qua 1 vị trí bất kỳ 2 lần tính cho cả 2 chiều chuyển động.

Bước 1:

Tính khoảng thời gian $\vartriangle t={{t}_{2}}-{{t}_{1}}$.

Bước 2:

Tính $\frac{\vartriangle t}{T}$suy ra $\vartriangle t=nT+\vartriangle {t}'$( trong đó $\vartriangle {t}'

Bước 3: 

Tính theo các trường hợp ở dưới

+) Nếu phép chia hết tức là $\vartriangle {t}'=0$ thì quãng đường vật đi được là S = n.4A .

+) Nếu phép chia có dư:

    TH1: $\vartriangle {t}''=\frac{T}{2}+\vartriangle {t}''\Rightarrow {S}'=2A+{S}''$( trong đó${S}''$ là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian $\vartriangle {t}''$) suy ra $S=n.4A+2A+{S}''$.

     TH2: $\vartriangle {t}''<\frac{T}{2}$ thì $S=n.4A+{S}'$( trong đó ${S}'$ là quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian $\vartriangle {t}'$).

+) Thay $t={{t}_{1}}$suy ra ${{\varphi }_{1}}$ để tìm trạng thái $\left( {{x}_{1}};{{v}_{1}} \right)$của vật trên đường tròn lượng giác hoặc trục thời gian.

+) Thay $t={{t}_{2}}$suy ra ${{\varphi }_{2}}$ để tìm trạng thái $\left( {{x}_{1}};{{v}_{1}} \right)$của vật trên đường tròn lượng giác hoặc trục thời gian.

Biểu diễn trên đường tròn lượng giác hoặc trục thời gian để tìm ${S}'={{S}_{{{t}_{1}}\to {{t}_{2}}}}$.

Đặc biệt:

+) Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian $n.\frac{T}{2}(n\in \mathbb{N}*)$ luôn là s = n.2A .

+) Khi vật đang ở vị trí cân bằng hoặc biên thì sau khoảng thời gian $n.\frac{T}{4}(n\in \mathbb{N}*)$vật đi được quãng đường là s = n.A .

2.     BÀI TẬP MINH HỌA DẠNG 1

Bài tập 1: [Trích đề thi đại học năm 2014]. Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=5\cos \omega t$(cm). Quãng đường vật đi được trong một chu kì là

A. 10 cm. B. 5 cm. C. 15 cm. D. 20 cm.

Lời giải chi tiết

Ta có: S = 4A = 20 cm . Chọn D.

Bài tập 2: [Trích đề thi đại học năm 2013]. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kì 2 s. Quãng đường vật đi được trong 4 s là

A. 64 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 8 cm.

Lời giải chi tiết

Trong 4 s = 2T vật đi được quãng đường là s = 2.4A = 32 cm . Chọn C.

Bài tập 3: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình $x=4\cos \left( 4\pi t+\frac{\pi }{3} \right)$(cm). Từ thời điểm ban đầu đến thời điểm $t=\frac{43}{12}s$, quãng đường vật đi được là

A. 114 cm. B. 116 cm. C. 117,5 cm. D. 115,5 cm.

Lời giải chi tiết

Ta có: $T=\frac{2\pi }{\omega }=0,5s$. Mặt khác $\frac{\vartriangle t}{T}=7+\frac{1}{6}\Rightarrow \vartriangle t=7T+\frac{T}{6}.$

Do đó: $S=7.4A+{S}'.$

Tại thời điểm ban đầu $\varphi =\frac{\pi }{3}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} x=2cm \\ {} v<0 \\ \end{array} \right.$.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Trong thời gian $\frac{T}{6}$ vật đi từ vị trí có li độ $x=2\to x=-2\Rightarrow {S}'=4cm$.

Do đó: S = 28.4 + 4 = 116 cm . Chọn B.

Bài tập 4: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=4\cos \left( 20\pi t-\frac{5\pi }{6} \right)$cm. Tính độ dài quãng đường mà vật đi được trong thời gian từ ${{t}_{1}}=5s$ đến ${{t}_{2}}=6,325s$.

A. 213,46 cm. B. 209,46 cm. C. 206,53 cm. D. 208,53 cm.

Lời giải chi tiết

Ta có: $T=\frac{2\pi }{\omega }=0,1s;\frac{\vartriangle t}{T}=13+\frac{1}{4}\Rightarrow \vartriangle t=13T+\frac{T}{4}.$

Tại thời điểm ${{t}_{1}}=5s\Rightarrow {{\varphi }_{1}}=-\frac{5\pi }{6}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} x=-2\sqrt{3} \\ {} v>0 \\ \end{array} \right.$.

Tại thời điểm ${{t}_{2}}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} {{x}_{2}}=4\cos \left( 20\pi .6,325-\frac{5\pi }{6} \right)=2 \\ {} v>0 \\ \end{array} \right.$.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Suy ra $S=13.4A+\left| 2+2\sqrt{3} \right|=213,46cm.$ Chọn A.

Bài tập 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=10\cos \left( \frac{4\pi t}{3} \right)$(cm). Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian $\vartriangle t=38,5s$kể từ khi vật bắt đầu chuyển động là

A. 10,4 m. B. 10,35 m. C. 10,3 m. D. 10,25 m.

Lời giải chi tiết

Ta có: $T=\frac{2\pi }{\omega }=1,5s;\frac{\vartriangle t}{T}=25+\frac{2}{3}\Rightarrow \vartriangle t=25T+\frac{2T}{3}.$

Tại thời điểm ban đầu x = A = 10 cm.

Tại thời điểm ${{t}_{2}}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} {{x}_{2}}=4\cos \left( 20\pi .6,325-\frac{5\pi }{6} \right)=-5 \\ {} v>0 \\ \end{array} \right..$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Suy ra S = 25.4A + 2A + 5 = 1025 cm. Chọn D.

Bài tập 6:  Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm và gia tốc cực đại là $96{{\pi }^{2}}cm/s$. Tại thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí có li độ x = -3cm và chuyển động theo chiều dương. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 4,6 s đầu tiên là

A. 221 cm. B. 222 cm. C. 223 cm. D. 224 cm.

Lời giải chi tiết

Ta có: $\omega =\sqrt{\frac{{{a}_{\max }}}{A}}\Rightarrow \omega =4\pi \Rightarrow T=0,5s\Rightarrow \frac{\vartriangle t}{T}=9+\frac{1}{5}\Rightarrow \vartriangle t=9T+\frac{T}{5}.$

Góc quét sau khoảng thời gian $\frac{T}{5}$ là $\frac{2\pi }{5}$

Tại thời điểm ban đầu ${{\varphi }_{1}}=\frac{-2\pi }{3}\Rightarrow {{\varphi }_{2}}=\frac{-2\pi }{3}+\frac{2\pi }{5}=\frac{-4\pi }{15}.$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Do đó $\left\{ \begin{array}{} {{x}_{2}}=4,015 \\ {} v>0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow S=9.4A+\left| 4,015+3 \right|=223cm.$ Chọn C.

Bài tập 7: Một vật dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Sau thời gian ${{t}_{1}}=0,2s$vật chưa đổi chiều chuyển động và vận tốc còn lại một nửa. Sau thời gian ${{t}_{2}}=0,7s$vật đã đi được 20 cm. Vận tốc ban đầu ${{v}_{0}}$ của vật là

A. 72,55 cm/s. B. 36,27 cm/s. C. 20,94 cm/s. D. 41,89 cm/s.

Lời giải chi tiết

Thời gian vận tốc của vật từ $v=\frac{{{v}_{\max }}}{2}\Rightarrow x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\Leftrightarrow t={{t}_{0\to \frac{A\sqrt{3}}{2}}}=\frac{T}{6}.$

Suy ra $\frac{T}{6}=0,2\Rightarrow T=1,2s$

Khi đó ${{t}_{2}}=\frac{7T}{12}=\frac{T}{2}+\frac{T}{12}\Rightarrow S=2A+\frac{A}{2}=20\Rightarrow A=8cm.$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Suy ra $A=8;\omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{5\pi }{3}\Rightarrow {{v}_{0}}={{v}_{\max }}=\frac{40\pi }{3}=41,89\left( cm/s \right).$ Chọn D.

Bài tập 8: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=4\sqrt{2}\cos \left( 5\pi t-\frac{3\pi }{4} \right)$cm. Quãng đường vật đi được từ thời điểm ${{t}_{1}}=\frac{1}{10}s$ đến ${{t}_{2}}=6s$ là

A. 331,4 cm. B. 360 cm. C. 337,5 cm. D. 333,8 cm.

Lời giải chi tiết

Ta có: $T=\frac{2\pi }{\omega }=0,4s$.

Lại có: $\frac{\vartriangle t}{T}=14,75$ suy ra $\vartriangle t=14T+\frac{3}{4}T=14T+\frac{T}{8}+\frac{T}{2}+\frac{T}{8}.$

Tại thời điểm ${{t}_{1}}$, vật có: ${{\varphi }_{1}}=\frac{-\pi }{4}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} x=4cm \\ {} v>0 \\ \end{array} \right..$

Tại thời điểm ${{t}_{2}}$, vật có: $\left\{ \begin{array}{} x=-4\sqrt{2} \\ {} v>0 \\ \end{array} \right..$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Dựa vào hình vẽ ta có: $S=14.4A+2A+2\left( A-\frac{A}{\sqrt{2}} \right)=331,4cm.$ Chọn A.

Bài tập 9: [Chuyên Quốc Học Huế năm 2017]. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với biên độ 6 cm và chu kì 2 s. Mốc để tính thời gian là khi vật đi qua vị trí x = 3 cm theo chiều dương. Khoảng thời gian để chất điểm đi được quãng đường 249 cm kể từ thời điểm ban đầu là

A. $\frac{62}{3}s.$ B. $\frac{125}{6}s.$ C. $\frac{61}{3}s.$ D. $\frac{127}{6}s.$

Lời giải chi tiết

Ta có: $S=10.4A+A+\frac{A}{2}.$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

Dựa vào trục thời gian suy ra: $\vartriangle t=10T+\frac{T}{6}+\frac{T}{4}=\frac{125}{6}s.$ Chọn B.

Bài tập 10: Một vật dao động điều hòa theo phương trình $x=4\cos \left( \omega t-\frac{2\pi }{3} \right)cm.$ Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường 6 cm. Hỏi trong giây thứ 2013 vật đi được quãng đường bao nhiêu?

A. 5 cm. B. 4 cm. C. 6 cm. D. 12 cm.

Lời giải chi tiết

Sử dụng đường tròn lượng giác: Ban đầu vật ở tại ${{M}_{0}}$.

$\Rightarrow $1s đầu ứng với $\alpha ={2\pi }/{3}\;\Rightarrow \omega ={2\pi }/{3}\;{rad}/{s}\;\Rightarrow T=3s$

Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2013:

$\vartriangle {{S}_{2013}}={{S}_{2013}}-{{S}_{2012}}$

Ta có: $2012s=671T-{T}/{3}\;\Leftrightarrow 671$ vòng - ${2\pi }/{3}\;\Rightarrow $tại ${{M}_{2012}}$

$2013s=671T\Rightarrow {{M}_{2013}}\equiv {{M}_{0}}$

$\Rightarrow \vartriangle {{S}_{2013}}={{S}_{2013}}-{{S}_{2012}}=2+2=4cm$.

Chọn B.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì
Bài tập 11: Một vật dao động điều hòa theo phương trình $x=6\cos \left( \omega t-\frac{2\pi }{3} \right)cm.$ Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường 6 cm. Gọi x, y là quãng đường vật đi được trong giây thứ 2015 và trong giây thứ 2017. Chọn phương án đúng.

A. $2x-y=6cm.$ B. $x-y=3cm.$ C. $x+y=9cm.$ D. $x+y=6cm.$

Lời giải chi tiết

Sử dụng đường tròn lượng giác. Ban đầu vật ở tại ${{M}_{0}}$.

$\Rightarrow $1s đầu ứng với $\alpha ={2\pi }/{3}\;\Rightarrow \omega ={2\pi }/{3}\;{rad}/{s}\;\Rightarrow T=3s$

Ta có: $2014s=671T+{T}/{3}\;\Leftrightarrow 671$ vòng + ${2\pi }/{3}\;\Rightarrow $tại ${{M}_{2014}}$

Cứ trong khoảng 1s vật quay được ${2\pi }/{3}\;$rad

$\Rightarrow {{M}_{2015}},{{M}_{2016}},{{M}_{2017}}$

Qđ đi được trong giây thứ 2015: $x={{S}_{2015}}-

{{S}_{2014}}=6cm$

Qđ đi được trong giây thứ 2017: $y={{S}_{2017}}-{{S}_{2016}}=6cm.$

$\Rightarrow 2x-y=6cm$thỏa mãn. Chọn A.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì
Bài tập 12:  Một vật dao động điều hòa theo phương trình $x=12\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{3} \right)cm.$ Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường $\left( 18-6\sqrt{3} \right)cm$. Gọi x, y là quãng đường vật đi được trong giây thứ 2015 và giây thứ 2016. Chọn phương án đúng.

A.  $2x-y=6cm.$ B. $x-y=3cm.$ C. $x+y=32,78cm.$ D. $x+y=24cm.$

Lời giải chi tiết

Ban đầu vật ở ${{M}_{0}}$, 1s đầu có $s=18-6\sqrt{3}cm$ ứng với $\alpha =\frac{\pi }{2}$

$\Rightarrow {T}/{4=1\Rightarrow T=4s.}\;$

Tách $2014s=503T+{T}/{2\Rightarrow {{M}_{2014}}}\;$

Do cứ trong khoảng 1s vật quay được góc $\frac{\pi }{2}\Rightarrow {{M}_{2015}},{{M}_{2016}}.$

Qđ đi trong giây thứ 2015: $x={{S}_{2015}}-{{S}_{2014}}=18-6\sqrt{3}cm$

Qđ đi trong giây thứ 2016: $x={{S}_{2016}}-{{S}_{2015}}=6+6\sqrt{3}cm.$

$\Rightarrow x+y=24cm$ thỏa mãn. Chọn D.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì
Bài tập 13: Một dao động điều hòa có tần số f = 2 Hz. Gọi  ${{t}_{1}},{{t}_{2}},{{t}_{3}}$ là ba thời điểm ở đó vật có gia tốc ${{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}}$. Biết ${{a}_{1}}=-{{a}_{2}}=-{{a}_{3}}=20\frac{\sqrt{3}}{2}m/{{s}^{2}}$ và $\left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right)=2\left( {{t}_{3}}-{{t}_{2}} \right).$Quãng đường ngắn nhất vật đi từ ${{t}_{1}}$ đến ${{t}_{3}}$ bằng

A. 25 cm. B. 10 cm. C. $20\sqrt{2}$cm. D. $10\sqrt{2}$cm.

Lời giải chi tiết

Ta có:

${{x}_{1}}=-\frac{{{a}_{1}}}{{{\omega }^{2}}}=-\frac{20\sqrt{3}}{2.{{\left( 2\pi .2 \right)}^{2}}}=-0,0625\sqrt{3}m=-6,25\sqrt{3}cm$$\Rightarrow {{x}_{1}}=-{{x}_{2}}=-{{x}_{3}}=-6,25\sqrt{3}cm.$

+) 3 thời điểm ${{t}_{1}},{{t}_{2}},{{t}_{3}}$ không cho liên tiếp nên xảy ra 2 trường hợp: ${{x}_{1}}$ theo chiều dương${{M}_{1}}$ hoặc ${{x}_{1}}$ theo chiều âm ${{M}_{1}}^{\prime }$.

Để quãng đường ${{t}_{1}}$ đến ${{t}_{3}}$ là ngắn nhất $\Rightarrow $${{x}_{1}}$ ứng với trạng thái ${{M}_{1}}$.

+) Do $\left( {{t}_{2}}-{{t}_{1}} \right)=2\left( {{t}_{3}}-{{t}_{2}} \right)\Rightarrow $Cung ${{M}_{1}}{{M}_{2}}=2{{M}_{2}}{{M}_{3}}$

Mặt khác cung ${{M}_{1}}{{M}_{3}}={{M}_{1}}{{M}_{2}}+{{M}_{2}}{{M}_{3}}=\pi \Rightarrow $cung ${{M}_{2}}{{M}_{3}}={\pi }/{3}\;$

$\Rightarrow {{x}_{3}}=\frac{A\sqrt{3}}{2}=6,25\sqrt{3}\Rightarrow A=12,5cm$

$\Rightarrow $ Quãng đường ngắn nhất vật đi từ ${{t}_{1}}$ đến ${{t}_{3}}$ là: $S=2A=25cm.$ Chọn A.

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì
Bài tập 14:  Một vật dao động điều hòa có tần số f, biên độ A. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị trí ${{x}_{1}}\ge 0$theo chiều dương sau đó $\vartriangle t\left( s \right)$vật đi được 5 cm mà chưa đổi chiều chuyển động, sau đó đi thêm một khoảng thời gian ${T}/{4}\;$thì vật đến vị trí có li độ 5 cm và đi tiếp $5\vartriangle t\left( s \right)$ thì hết một chu kỳ. Quãng đường vật đi trong khoảng thời gian $2,4\vartriangle t\left( s \right)$ tính từ thời điểm ban đầu có thể là?

A. 7,417 cm. B. 26,21 cm. C. 7,147 cm. D. A hoặc B.

Lời giải chi tiết

Từ ${{x}_{1}}$ đến ${{x}_{2}}$, ta có: ${{x}_{2}}-{{x}_{1}}=5cm$và $\alpha =\vartriangle t.\omega $

Từ ${{x}_{2}}$ đến ${{x}_{3}}$, ta có: ${{\alpha }_{2}}=T.{\omega }/{4}\;={\pi }/{2}\;\Rightarrow {{x}_{2}}^{2}+{{5}^{2}}={{A}^{2}}$

Từ ${{x}_{3}}$ đến ${{x}_{1}}$ đi hết một chu kỳ $\Rightarrow \vartriangle t+{T}/{4}\;+5\vartriangle t=T$

$\Rightarrow \vartriangle t={T}/{8}\;\Rightarrow \alpha ={{45}^{\circ }}$

Ta có:

$\begin{array}{} \cos \alpha =\cos \left( \beta -\varphi  \right)=\cos \beta .cos\varphi +sin\beta .sin\varphi  \\ {} \Leftrightarrow \frac{1}{\sqrt{2}}=\frac{{{x}_{1}}}{A}.\frac{{{x}_{2}}}{A}+\sqrt{\left( 1-\frac{{{x}_{1}}^{2}}{{{A}^{2}}} \right)\left( 1-\frac{{{x}_{2}}^{2}}{{{A}^{2}}} \right)} \\ {} \Leftrightarrow {{\left( \frac{{{x}_{1.}}{{x}_{2}}}{{{A}^{2}}} \right)}^{2}}+\frac{1}{2}-\sqrt{2}.\frac{{{x}_{1.}}{{x}_{2}}}{{{A}^{2}}}={{\left( \frac{{{x}_{1.}}{{x}_{2}}}{{{A}^{2}}} \right)}^{2}}+1-\left( \frac{{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}}{{{A}^{2}}} \right) \\ {} \Rightarrow \left( \frac{{{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}}{{{A}^{2}}} \right)-\sqrt{2}.\frac{{{x}_{1.}}{{x}_{2}}}{{{A}^{2}}}=0,5 \\ {} \Rightarrow {{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}-\sqrt{2}.{{x}_{1.}}{{x}_{2}}=0,5\left( {{x}_{2}}^{2}+25 \right) \\ {} \Rightarrow {{\left( {{x}_{2}}-5 \right)}^{2}}+{{x}_{2}}^{2}-\sqrt{2}\left( {{x}_{2}}-5 \right){{x}_{2}}=0,5\left( {{x}_{2}}^{2}+25 \right) \\ {} \Rightarrow \left( \frac{3-2\sqrt{2}}{2} \right){{x}_{2}}^{2}+\left( 5\sqrt{2}-10 \right)x+12,5=0 \\ \end{array}$

$\Rightarrow {{x}_{2}}=5cm$và ${{x}_{2}}=29,14cm$

Công thức quãng đường vật đi được trong một chu kì

TH1:

$\begin{array}{} {{x}_{2}}=5cm\Rightarrow {{x}_{1}}=0\Rightarrow A=5\sqrt{2}cm \\ {} \vartriangle {t}'=2,4\vartriangle t\Rightarrow \vartriangle \alpha =\vartriangle {t}'.\omega =0,6\pi \Rightarrow S=A+\left( A-A\cos \left( 0,1\pi  \right) \right)=7,417cm \\ \end{array}$

TH2:

${{x}_{2}}=29,41cm\Rightarrow {{x}_{1}}=24,14cm\Rightarrow A=29,57cm$

$\vartriangle t=1,2s\Rightarrow \vartriangle \alpha =\vartriangle t.\omega =0,6\pi \Rightarrow S=\left( A-{{x}_{1}} \right)+\left( A-A\cos 1,27 \right)=26,21cm.$

Chọn B.