Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Xem nhiều tuần qua:

  • Đề kiểm tra hình học 7 chương 1 trắc nghiệm và tự luận
  • Bài tập ôn chương I đại số 7 - Đề kiểm tra 1 tiết
  • Bài tập hai đường thẳng song song lớp 7
  • Tìm nguyên hàm bằng máy tính Casio nhanh và chính xác
  • Bài tập trắc nghiệm hàm số bậc nhất lớp 10 có đáp án (word)

Đây là bài viết số 12 trong 14 bài viết của loạt series Đại số 11


Đại số 11

  • Bài tập trắc nghiệm tập xác định hàm lượng giác có đáp án (word)
  • Bài tập trắc nghiệm tính chẵn lẻ hàm lượng giác (word) đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm tính đơn điệu của hàm lượng giác có đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác file word có đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm tính tuần hoàn của hàm lượng giác (word) đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm GTLN GTNN của hàm lượng giác (word) có đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm phương trình bậc nhất với 1 hàm lượng giác (word) có đáp án
  • Trắc nghiệm phương trình bậc nhất với sin và cos (word) có đáp án
  • Trắc nghiệm phương trình bậc hai với một hàm lượng giác có đáp án
  • Trắc nghiệm phương trình thuần nhất bậc hai với sin và cos có đáp án
  • Trắc nghiệm phương trình đối xứng với sin và cos có đáp án
  • Các dạng bài tập tìm Max và Min của hàm số lượng giác
  • Tổng hợp các công thức tính đạo hàm đầy đủ nhất
  • Cách giải các dạng vô định khi tính giới hạn hàm số

Các dạng bài tập tìm Max và Min của hàm số lượng giác. Bài viết tổng hợp các dạng bài tập về GTLN và GTNN của hàm số lượng giác từ cơ bản đến nâng cao, kèm theo ví dụ cụ thể để các em học sinh dễ dàng ôn tập.

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
Max và Min của hàm số lượng giác

1. Tìm Max và Min của hàm số lượng giác đơn giản

Phương pháp: Biến đổi hàm số về một hàm lượng giác duy nhất và sử dụng các kết quả có sẵn sau:

$$\eqalign{
& – 1 \le \sin f\left( x \right) \le 1; – 1 \le \cos f\left( x \right) \le 1 \cr
& 0 \le \left| {\sin f\left( x \right)} \right| \le 1;0 \le \left| {\cos f\left( x \right)} \right| \le 1 \cr
& 0 \le {\sin ^2}f\left( x \right) \le 1;0 \le {\cos ^2}f\left( x \right) \le 1 \cr} $$

Từ đó biến đổi thêm để được hàm số mong muốn.

Một số biến đổi cơ bản đưa hàm số về 1 hàm lượng giác duy nhất

$$\sin x + \cos x = \cos \left( {{\pi \over 2} – x} \right) + \cos x = 2\cos \left( {{\pi \over 4}} \right).\cos \left( {{\pi \over 4} – x} \right) = \sqrt 2 \cos \left( {{\pi \over 4} – x} \right)$$

$$a\sin x + b\cos x = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \left( {{a \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\sin x + {b \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\cos x} \right)$$

$$ = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \left( {\cos \alpha .\sin x + \sin \alpha \cos x} \right)$$

$$ = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \sin \left( {x + \alpha } \right)$$

Ví dụ:Tìm GTLN, GTNN của hàm số $$y = \sqrt 3 \cos x – \sin x$$

Giải: $$a = \sqrt 3 ;b = 1 \Rightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 2$$

$$y = 2\left( {{{\sqrt 3 } \over 2}\cos x – {1 \over 2}\sin x} \right) = 2\left( {\sin {\pi \over 3}\cos x – \cos {\pi \over 3}\sin x} \right)$$$$ = 2\sin \left( {{\pi \over 3} – x} \right)$$

Ta có $$ – 1 \le \sin \left( {{\pi \over 3} – x} \right) \le 1$$ $$ \Rightarrow – 2 \le 2\sin \left( {{\pi \over 3} – x} \right) \le 2 \Rightarrow – 2 \le y \le 2$$

$$y = – 2 \Leftrightarrow \sin \left( {{\pi \over 3} – x} \right) = – 1 \Leftrightarrow {\pi \over 3} – x = – {\pi \over 2} + k2\pi \Leftrightarrow x = {{5\pi } \over 6} + k2\pi $$

$$y = 2 \Leftrightarrow \sin \left( {{\pi \over 3} – x} \right) = 1 \Leftrightarrow {\pi \over 3} – x = {\pi \over 2} + k2\pi \Leftrightarrow x = {{ – \pi } \over 6} + k2\pi $$

Ngoài ra ta còn sử dụng các công thức lượng giác để đưa về 1 hàm số lượng giác: Nhân đôi; hạ bậc; tích thành tổng; tổng thành tích; công thức cộng…

2. Sử dụng bảng biến thiên của hàm số để tìm Max và Min của hàm lượng giác

Khi hàm số lượng giác khá phức tạp, không thể sử dụng các kết quả có sẵn trên, ta sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ. Từ đó ta được một hàm đa thức và sử dụng bảng biến thiên để tìm GTLN và GTNN

Ví dụ:Tìm GTLN và GTNN của hàm số $$y = {\sin ^2}x + 2\cos 2x + \cos x – 1$$

Giải:Biến đổi hàm số :

$$y = 1 – {\cos ^2}x + 2\left( {2{{\cos }^2}x – 1} \right) + \cos x – 2 = 3{\cos ^2}x + \cos x – 2$$

Đặt $$t = \cos x$$ với $${ – 1 \le t \le 1}$$

Ta được hàm số $$y = 3{t^2} + t – 2{\rm{ }}\left( { – 1 \le t \le 1} \right)$$

Lập bảng biến thiên của hàm số trên [-1; 1]

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Từ bảng biến thiên ta được

$$Miny = {{ – 25} \over {12}}$$ ; dấu bằng xảy ra khi $$t = {{ – 1} \over 6} \Rightarrow \cos x = {{ – 1} \over 6}$$

$$Maxy = 2$$ ; dấu bằng xảy ra khi $$t = 1 \Rightarrow \cos x = 1 \Leftrightarrow x = k2\pi \left( {k \in } \right)$$.

3. Tìm Max, Min của hàm lượng giác trên [a;b] cho trước

Phương pháp: Sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ

  • Với x thuộc [a; b] cho trước, tìm tập giá trị của t tương ứng
  • Sử dụng phương pháp hàm số (bảng biến thiên trên đoạn) để tìm GTLN và GTNN.

Xem thêm Phiếu bài tập trắc nghiệm GTLN GTNN của hàm lượng giác (word) có đáp án

Bài viết cùng series:<< Trắc nghiệm phương trình đối xứng với sin và cos có đáp ánTổng hợp các công thức tính đạo hàm đầy đủ nhất >>

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Tags: bảng giá trị lượng giácgtnn của hàm số lượng giác trên đoạnlượng giác cơ bảnlượng giác lớp 11tập xác định của sintìm gtlntìm gtln gtnn của hàm số lượng giác lớp 12tìm m để pt lượng giác có nghiệmtoán đại số

Bài viết khác

  • Kinh nghiệm dạy học Giải bài toán bằng cách lập phương trình rất hữu ích
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 9 cơ bản và nâng cao
  • Bài tập giải bất phương trình lớp 8 có đáp án chi tiết
  • Các dạng bài tập về định lý Viet lớp 9 cơ bản và nâng cao
  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 9
  • Lý thuyết – Bài tập tam giác đồng dạng lớp 8 có giải chi tiết
  • Các dạng bài tập giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn lớp 9 cơ bản và nâng cao
  • Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử đủ phương pháp – Đại số 8
  • Bài tập Rút gọn phân thức (word) có đáp án
  • Bài tập hè Toán 6 lên 7 cơ bản đến nâng cao

08:48:4809/12/2020

Một số dạng bài tập tìm Giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) của hàm số trên một đoạn đã được HayHocHoi giới thiệu ở bài viết trước. Nếu chưa xem qua bài này, các em có thể xem lại nội dung bài viết tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.

Trong nội dung bài này, chúng ta tập trung vào một số bài tập tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác, vì hàm số lượng giác có tập nghiệm phức tạp và dễ gây nhầm lẫn cho rất nhiều em.

I. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số - kiến thức cần nhớ

• Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập D ⊂ R.

- Nếu tồn tại một điểm x0 ∈ X sao cho f(x) ≤ f(x0) với mọi x ∈ X thì số M = f(x0) được gọi là giá trị lớn nhất của hàm số f trên X.

 Ký hiệu: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

- Nếu tồn tại một điểm x0 ∈ X sao cho f(x) ≥ f(x0) với mọi x ∈ X thì số m = f(x0) được gọi là giá trị nhỏ nhất của hàm số f trên X.

 Ký hiệu: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

II. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác

* Phương pháp tìm GTLN và GTNN của hàm số lượng giác

+ Để tìm Max (M), min (m) của hàm số y = f(x) trên [a;b] ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Tính f'(x), tìm nghiệm f'(x) = 0 trên [a;b].

- Bước 2: Tính các giá trị f(a); f(x1); f(x2);...; f(b) (xi là nghiệm của f'(x) = 0)

- Bước 3: So sánh rồi chọn M và m.

> Lưu ý: Để tìm M và m trên (a;b) thì thực hiện tương tự như trên nhưng thay f(a) bằng 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 và f(b) bằng 
Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 (Các giới hạn này chỉ để so sáng khong chọn làm GTLN và GTNN).

• Nếu f tăng trên [a;b] thì M = f(b), m = f(a).

• Nếu f giảm trên [a;b] thì m = f(b), M = f(a).

• Nếu trên D hàm số liên tục và chỉ có 1 cực trị thì giá trị cực trị đó là GTLN nếu là cực đại, là GTNN nếu là cực tiểu.

* Bài tập 1: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm lượng giác sau:

y = sinx.sin2x trên [0;π]

* Lời giải:

- Ta có f(x) = y = sinx.sin2x

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 
Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Vậy 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 2: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm y = sinx + cosx trong đoạn [0;2π].

* Lời giải:

- Ta có: f(x) = y = sinx + cosx ⇒ f'(x) = cosx - sinx 

 f'(x) = 0 ⇔ cosx = sinx ⇔ x = π/4 hoặc x = 5π/4

- Như vậy, ta có:

  f(0) = 1; f(2π) = 1;

  

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

  

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Vậy 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

• Cách khác:

 f(x) = sinx + cosx = √2.sin(x + π/4)

 Vì -1 ≤ sin(x + π/4) ≤ 1 nên -√2 ≤ √2.sin(x + π/4) ≤ √2.

 Nên 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số: y= 3sinx+ 4cosx + 1

* Lời giải:

- Với bài này ta có thể áp dụng bất đẳng thức sau:

 (ac + bd)2 ≤ (c2 + d2)(a2 + b2) dấu "=" xảy ra khi a/c = b/d

- Vậy ta có: (3sinx+ 4cosx)2 ≤ (32 + 42)(sin2x + cos2x) = 25

Suy ra: -5 ≤ 3sinx+ 4cosx ≤ 5

 ⇒ -4 ≤ y ≤ 6

Vậy Maxy = 6 đạt được khi tanx = 3/4

 miny = -4 đạt được khi tanx = -3/4.

> Nhận xét: Cách làm tương tự ta có được kết quả tổng quát sau:

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 và 
Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Tức là: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 4: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y = 3cosx + sinx - 2

* Lời giải:

- Bài này làm tương tự bài 3 ta được: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 5: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số: y = 3cosx + 2

* Lời giải:

- Ta có: -1 ≤ cosx ≤ 1 ∀x ∈ R.

 Maxy = 3.1 + 1 = 4 khi cosx = 1 ⇔x = k2π

 Minxy = 3.(-1) + 1 = -2 khi cosx = -1 ⇔x = π + k2π

* Bài tập 6: Tìm m để phương trình: m(1 + cosx)2 = 2sin2x + 2 có nghiệm trên [-π/2;π/2].

* Lời giải:

- Phương trình trên tương đương: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 (*)

Đặt 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

khi đó: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

(*) ⇔ t4 - 4t3 + 2t2 + 4t + 1 = 2m.

Xét f(t) =  t4 - 4t3 + 2t2 + 4t + 1 trên đoạn [-1;1]

Ta có: f'(t) = 4t3 - 12t2 + 4t + 4 = 0 ⇔ t = 1; t = 1 - √2; t = 1 + √2(loại)

Có: f(-1) = 1 + 4 + 2 - 4 + 1 = 4

 f(1) = 1 - 4 + 2 + 4 + 1 = 4

 f(1 - √2) = (1 - √2)4 - 4(1 - √2)3 + 2(1 - √2)2 + 4(1 - √2) + 1 = 0

Ta được: Minf(t) = 0; Maxf(t) = 4

Để phương trình có nghiệm ta phải có 0 ≤ 2m ≤ 4.

Vậy 0 ≤ m ≤ 2 thì phương trình có nghiệm.

III. Bài tập Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác tự làm

* Bài tập 1: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác: 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác
 trên [0;π].

* Đáp số bài tập 1:

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 2: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác: f(x) = 2cos2x - 3cosx - 4 trên [-π/2;π/2].

* Đáp số bài tập 2:

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 3: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số: f(x) = x + 2cosx trên (0;π/2).

* Đáp số bài tập 3:

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 4: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác: f(x) = 2sin2x + 2sinx - 4.

* Đáp số bài tập 4:

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

 

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

* Bài tập 5: Tìm giá trị lớn nhất của hàm số: y = x + sin2x trên [-π/2;π/2].

* Đáp số bài tập 5:

Công thức tìm GTLN, GTNN của hàm số lượng giác

Như vậy, để tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác ngoài cách dùng đạo hàm các em cũng cần vận dụng một cách linh hoạt các tính chất đặc biệt của hàm lượng giác hay bất đẳng thức. Hy vọng, bài viết này hữu ích cho các em, chúc các em học tập tốt.