Công văn yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài sản năm 2024

Khi thực hiện phong tỏa ngân hàng không thông báo, cũng không có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ông Thà đã nhiều lần đến trực tiếp và gửi đơn đề nghị gỡ phong tỏa tài khoản nhưng đến nay phía ngân hàng vẫn chưa giải quyết cho ông.

Ông Thà hỏi, ông phải đến cơ quan nào để can thiệp xử lý?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:

"2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

  1. Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  1. Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
  1. Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung…

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật".

Căn cứ Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định:

"Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

  1. Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót...

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;…".

Căn cứ các quy định hiện hành, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong những trường hợp được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-NHNN và phải thực hiện thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo theo thỏa thuận) cho chủ tài khoản biết về việc phong tỏa tài khoản.

Để có đầy đủ thông tin, cơ sở giải quyết kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thà, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) đã có công văn đề nghị ngân hàng mà ông Thà phản ánh rà soát, xử lý kiến nghị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản là việc chỉ số tiền gửi thanh toán bị tổ chức có thẩm quyền cấm chuyển dịch, sử dụng một hoặc toàn phần khi vi phạm quy định do Nhà nước ban hành. Bài viết sau đây của LeTran, một công ty luật chuyên về tranh tụng hàng đầu tại Việt Nam, sẽ làm rõ các vấn đề xung quanh việc phong tỏa tài khoản theo vụ kiện dân sự.

Nền tảng, tiến trình và điều kiện để thực hiện yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng

Theo Điều 124 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phong tỏa tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, phải có đủ căn cứ cho thấy biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc để thi hành án.

Việc áp dụng biện khẩn cấp tạm thời thường đóng vai trò quan trọng vì nó tăng hiệu quả trong việc giải quyết vụ án, tạo điều kiện thúc đẩy việc thi hành án, ngăn chặn các đương sự trong vụ án tẩu tán tài sản trong ngân hàng của họ.

Theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản, nếu bên yêu cầu đã hoàn thành biện pháp ký quỹ bảo đảm theo quy định thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho bên yêu cầu và nêu rõ lý do.

Những vấn đề thực tế khi yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng

Khoản tiền đảm bảo để thực hiện việc phong tỏa tài khoản ngân hàng

Theo quy định tại Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP thì Tòa án sẽ chỉ ra quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng khi bên yêu cầu đã hoàn thành biện pháp bảo đảm. Cụ thể, bên yêu cầu phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại bào có thể xảy ra, vào ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Tòa án nhằm mục đích đền bù lại tổn thất hoặc thiệt hại có thể xảy ra do hậu quả của việc phong tỏa tài khoản ngân hàng không đúng. Số tiền này sẽ được hoàn trả cho bên yêu cầu nếu bản án sau đó chứng minh quyết định phong tỏa này là đúng và/hoặc không có thiệt hại xảy ra đối với việc phong tỏa tài khoản ngân hàng này.

Tòa án có trách nhiệm dự kiến và tạm tính tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra nhưng không thấp hơn 20% giá trị tạm tính của số tiền bị phong tỏa, trừ trường hợp có chứng cứ rõ ràng chứng minh tổn thất hoặc thiệt hại thấp hơn 20% giá trị tạm tính của số tiền bị phong tỏa.

Như vậy, quy định ở đây chỉ hạn chế không được thấp hơn 20% giá trị số tiền bị phong tỏa và Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 133.4 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên yêu cầu phong tỏa tài khoản

Như đã đề cập, Tòa án chỉ được phong tỏa số tiền trong tài khoản ngân hàng có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà bên bị yêu cầu phong tỏa tài khoản có nghĩa vụ phải thực hiện. Thông thường, nghĩa vụ này có thể được bên yêu cầu nêu rõ tại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp cùng với đơn khởi kiện hoặc có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã nộp đơn khởi kiện hoặc tại phiên tòa. Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự không có yêu cầu. Một số trường hợp Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; nghĩa vụ vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc bên sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, bảo hiểm y tế, xã hội và các chi phí liên quan đến đến việc người lao động bị tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định: “Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Như vậy, quy định nêu trên đã đặt nghĩa vụ phải đi xác định số tiền (tức số dư) trong tài khoản ngân hàng về phía bên có yêu cầu. Điều này đòi hỏi bên yêu cầu phải biết chính xác số dư tài khoản của bên bị yêu cầu phong tỏa, từ đó Tòa án mới có cơ sở để áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản.

Đây là điều không thực tế do thông tin về số tài khoản ngân hàng, số dư tài khoản ngân hàng là các thông tin cần phải giữ bí mật theo quy định tại Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng. Ngân hàng chỉ cung cấp thông tin đó khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Việc này dẫn đến khó khăn lớn trong việc hoàn thành thủ tục yêu cầu phong tỏa tài khoản. Để vượt qua trở ngại này, Tòa án sẽ tự yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về số tài khoản, số dư tài khoản của bên bị yêu cầu phong tỏa tài khoản, hoặc đề nghị bên yêu cầu phong tỏa phải chứng minh mình đã nỗ lực hết sức nhưng không thể tự thu thập được những thông tin trên. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có thể ra quyết định yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin. Việc chứng minh này thường phải có văn bản từ chối cung cấp thông tin từ ngân hàng hoặc chứng cứ thể hiện bên yêu cầu đã đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin nhưng ngân hàng không phản hồi, không ý kiến.

Sự phối hợp từ phía ngân hàng

Có vấn đề phát sinh khi bên bị yêu cầu phong tỏa tài khoản là khách hàng lâu năm, thân thiết của ngân hàng. Ngân hàng có thể âm thầm báo thông tin để khách hàng của mình rút toàn bộ số tiền tại tài khoản. Điều này dẫn đến việc biện pháp phong tỏa tài khoản không thể áp dụng gây ảnh hưởng đến nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bên có yêu cầu.

Từ những khó khăn, vướng mắc về mặt thực tế trên, quá trình thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản ngân hàng thường không phục vụ cho mục đích bảo vệ hay giảm thiểu thiệt hại “khẩn cấp”. Các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn để quy trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung, biện pháp tỏa tài khoản ngân hàng nói riêng được thực hiện một cách nhanh chóng. Điều này sẽ dẫn đến giai đoạn thi hành án trở nên hiệu quả hơn khi bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật.