Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Tham dự buổi tập huấn có đại diện Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM và trên 300 cán bộ lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cùng đại diện một số chủ thể sở hữu quyền thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng như NGK Việt Nam, Ajinomoto Việt Nam, Bitex,…

Phát biểu tại buổi khai mạc lớp tập huấn, Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Cục trưởng, Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã trình bày các vấn đề cấp bách phải triển khai công tác tập huấn, nâng cao năng lực các cán bộ quản lý thị trường TP.HCM thông qua các chuyên đề mới, các phương thức xử lý trong công tác chuyên môn như: các mô hình kinh doanh mới trong thương mại điện tử, các vấn đề thời sự về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn TPHCM, các công tác quản lý bảo quản, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu… cũng như các kỹ năng liên quan đến kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ và xử lý vi phạm trong kinh doanh trên nền tảng số.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Cục trưởng, Cục Quản lý thị trường TP. HCM phát biểu khai mạc

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số giới thiệu và báo cáo tập trung vào một số vấn đề chính như:  Thực trạng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và xu hướng phát triển; Vấn đề quản lý nhà nước về TMĐT và các thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước; Phân tích mô hình hoạt động thương mại điện tử quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư số 47/2014/TT-BCT; Tình hình thực thi, kiểm tra, xử lý vi phạm và các chế tài quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP; Quy trình đăng ký, thông báo website thương mại điện tử; Quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm trong và tình hình thực thi pháp luật trong thương mại điện tử và giải đáp các vướng mắc thường gặp trong quá trình kiểm tra xử lý vi phạm, các bài học kinh nghiệm và các bước tiến hành lập và ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trình bày tham luận

 Đặc biệt, tại buổi tập huấn, các cán bộ QLTT còn được cập nhật các thông tin liên quan đến công tác điều tra, xử lý hàng giả từ các chủ thể sở hữu quyền một số thương hiệu, nhãn hàng tại Việt Nam chia sẻ. Từ đó, giúp công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan quản lý về kiểm tra, xử lý vi phạm được chặt chẽ, hiệu quả hơn.


Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Lực lượng Quản lý thị trường TP. HCM tham dự lớp tập huấn 

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

  • Đang truy cập893
  • Hôm nay128,421
  • Tháng hiện tại9,915,351
  • Tổng lượt truy cập139,340,812

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường diễn ra sáng nay 21.1, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên bức xúc cho hay vừa qua có tình trạng lãnh đạo Cục Quản lý thị trường đã vi phạm nhưng khi bị cấp trên xử lý thì lại đi "cầu cứu" cấp uỷ, lãnh đạo địa phương.

Không muốn nêu tên cụ thể, tuy nhiên, ông Diên tỏ ra rất khó chịu với tình trạng này và yêu cầu lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường "xử lý nghiêm, không có vùng cấm", nếu không xử lý được thì báo cáo để Bộ Công thương xử lý.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị của Tổng cục Quản lý thị trường sáng 21.1

Bộ trưởng cũng kể, Thủ tướng “rất dị ứng mỗi khi nghe có cán bộ quản lý thị trường vi phạm”. “Có vi phạm rất rõ, lại còn cầu cứu lãnh đạo, cấp uỷ địa phương. Tôi đề nghị cần tính đến quy định thay đổi vị trí, giáng chức để hết cơ hội bao che, thỏa hiệp với sai phạm”, ông Diên nói, đồng thời cho biết, tới đây Bộ Công thương cũng sẽ thí điểm luân chuyển lãnh đạo các đơn vị, cả lãnh đạo Quản lý thị trường “để chấn chỉnh đội ngũ".

Nhắc đến một số nổi cộm về cán bộ vi phạm như ở Hải Phòng, Hà Nội, hoặc mới nhất là vụ đánh bạc của lãnh đạo Đội Quản lý thị trường tại TP.HCM, ông Diên đề nghị đích danh Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM Trương Văn Ba xử lý kỷ luật bằng cách giáng chức hoặc điều chuyển cán bộ vi phạm.

“Nếu chưa có quy định thì bàn bạc, đề xuất, ban hành quy định cụ thể. Các cục khác cũng thế. Nếu quan niệm chuyện này bình thường thì càng ngày càng nghiêm trọng, phổ biến. Đây là lực lượng thực thi pháp luật rất quan trọng. Anh nhân danh Nhà nước, thực thi pháp luật mà lại vi phạm pháp luật là không thể chấp nhận được, phải xử lý nặng hơn người bình thường ”, ông Diên nhấn mạnh.

Theo tư lệnh ngành Công thương, lực lượng Quản lý thị trường đông, hoạt động phân tán, tính độc lập cao. Lực lượng này được trao quyền rất lớn cho nên nếu không gắn với trách nhiệm tương xứng thì không ổn và ông đề nghị xây dựng quy định gắn với trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị. “Mọi thứ phải có địa chỉ, cứ người đứng đầu mà nã. Mỗi việc chỉ do một người, một tổ chức đảm nhiệm để dễ kiểm. Phân cấp phân quyền xong thì phải phân cấp trách nhiệm”, Bộ tưởng nói.

Thí điểm cục trưởng không phải là người ở địa phương

Trước đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng nhìn nhận, vẫn còn tình trạng cán bộ “nhờn luật” và yêu cầu “cần loại bỏ”. Theo ông An, muốn thay đổi hình ảnh của lực lượng thì không được phép xảy ra các vi phạm, nên cần có buổi sinh hoạt chính trị, đoàn kết nội bộ, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cũng thẳng thắn thừa nhận, nhận thức, tư duy của toàn lực lượng chưa đầy đủ khi để xảy ra nhiều sai phạm của cán bộ; suy giảm đạo đức công vụ, khiến đơn thư khiếu nại không giảm.

“Nguyên nhân là do năng lực trình độ hạn chế, chưa quyết liệt kiểm tra kiểm soát, nên cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố. Lãnh đạo có lúc cảm thấy xấu hổ do có cán bộ sai phạm. Vừa qua, Tổng cục đã yêu cầu 63 cục trưởng ký cam kết, ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu nếu có cán bộ dưới quyền vi phạm", ông Linh nói, đồng thời cho hay, năm 2022 sẽ là năm quyết liệt chấn chỉnh kỷ cương, đạo đức công vụ.

Ông Linh khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 là tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện đề án luân chuyển, điều động cán bộ trong toàn lực lượng; báo cáo Bộ Công thương triển khai thí điểm đề bạt, bổ nhiệm người đứng đầu Cục Quản lý thị trường không phải là người ở địa phương đối với một số địa bàn, nhất là những địa bàn quan trọng.

Cùng với đó, Tổng cục sẽ tổ chức kiểm tra, sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ đối với lãnh đạo cấp phòng, đội và kiểm soát viên thị trường toàn lực lượng, công khai kết quả; lấy kết quả làm tiêu chí xem xét luân chuyển, điều động.

Tin liên quan

Trong hai ngày 22-23/9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hà Nội họp kỳ thứ 26.

Tại kỳ họp này, UBKT Thành ủy Hà Nội đã xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên thuộc Đảng bộ Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội.

UBKT Thành ủy nhận thấy, trước đó, Đội QLTT số 17 Cục QLTT thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát.

Ông Chu Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT thành phố Hà Nội.

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện, tạm giữ 68 đầu mục sách giáo khoa với 27.360 quyển sách giả, buộc tiêu hủy toàn bộ. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra xử lý, Đội QLTT số 17 thực hiện không đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, Hội đồng giám sát tiêu hủy không kiểm đếm lại số sách đã thu trước khi tiêu hủy, không chứng kiến toàn bộ quá trình tiêu hủy, không lập biên bản theo diễn biến thực tế.

Đặc biệt, một số cán bộ của Đội đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (nhận tiền của Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát; tự ý trả lại một phần số sách giả và nhận tiền cảm ơn từ Công ty Phú Hưng Phát...) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao khởi tố và truy tố.

Vì vậy, UBKT Thành ủy quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Việt Phương, Bí thư Chi bộ, Đội trưởng Đội QLTT số 14 (nguyên Phó Đội trưởng Đội QLTT số 17); ông Phạm Ngọc Hải và bà Thành Thị Đông Phương, Kiểm soát viên Đội QLTT số 14 (nguyên Kiểm soát viên Đội QLTT số 17).

UBKT Thành ủy Hà Nội còn thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Chu Xuân Kiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT thành phố.

Đồng thời, UBKT Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục QLTT thành phố và kiểm điểm trách nhiệm một số cá nhân.

Minh Tuệ