Đặc điểm nào không thuốc Công nghệ cấy truyền phôi bò

Đề bài

Nêu mục đích, cơ sở khoa học và trình bày các bước cơ bản của quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.

Lời giải chi tiết

- Mục đích công nghệ cấy truyền phôi: Phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn giống.

- Cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi: Nếu chuyển phôi ở giai đoạn đầu vào cơ thể khác, với điều kiện có trạng thái sinh lí phù hợp với trạng thái cá thể cho phôi, thì phôi có thể sống và phát triển bình thường.

- Quy trình kĩ thuật:

+ Chọn cá thể cho phôi và nhận phôi và gây động dục.

+ Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi.

+ Phối giống bò cho phôi với đực giống tốt.

+ Thu hoạch phôi ở bò cho phôi.

+ Cấy phôi cho bò nhận phôi đang động dục.

+ Bò nhận phôi có chửa

+ Có đàn con mang tính di truyền của bò cho phôi.

Loigiaihay.com

Công nghệ cấy truyền phôi [Embryo Transfer -ET] là kỹ thuật lấy trứng đã thụ tinh [phôi] trong ống dẫn trứng ra khỏi cơ thể của con bò mẹ [con cho], cấy vào vòi trứng hoặc tử cung của con mẹ khác [con nhận] có trạng thái sinh lý tương ứng [đồng pha] thì phôi có thể tiếp tục phát triển trong cơ thể con nhận [mẹ nuôi] để cho ra đời một cá thể mới. Đặc tính di truyền của cá thể sinh ra bằng cấy phôi không phụ thuộc vào mẹ nuôi [con nhận phôi]. Chính nhờ đặc điểm này, những con mẹ có phẩm chất di truyền thấp có thể làm con nhận phôi cho cá thể có phẩm chất ưu việt hoặc kỷ lục để sinh ra bò sữa cao sản.

Bê con được sinh ra từ bò được cấy truyền phôi - Ảnh: ST

Ưu điểm

Mục đích của công nghệ phôi là nhân nhanh đàn giống gia súc từ những con cái năng suất cao. Một bò mẹ năng suất cao bình thường có thể cho 8 - 10 bê trong suốt cuộc đời. Nếu sử dụng công nghệ phôi, gây rụng trứng nhiều, bò mẹ này có thể cho 20, 50, 100, 200 bê hoặc hơn nữa tùy theo trình độ kỹ thuật.

Cấy truyền phôi được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt làm hạt nhân của đàn bò sữa. Công nghệ cấy truyền phôi giúp nâng cao khả năng chống bệnh cho bò, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản; nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, thịt, làm ngắn thời gian tuyển chọn giống vì một con bò cho phôi có thể tạo ra nhiều bê chất lượng cao trong một năm.

Từ đó giảm các chi phí khác như chuồng trại, vật tư, nhân lực, hạn chế dịch bệnh, giảm thải chất thải chăn nuôi; Giúp cho các trang trại giảm chi phí, thuận lợi trong việc xuất, nhập giống gia súc sống thay bằng con đường nhập phôi. Hạn chế một số dịch bệnh và nâng cao khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích nghi cho con vật ở môi trường mới, từ giai đoạn phôi thai. Nâng cao khả năng sinh sản, năng suất thịt, sữa trong chăn nuôi bò.

Ứng dụng ở nước ta

Thực tế, cấy truyền phôi bò đã được nghiên cứu, ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1980 tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Từ năm 1990, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Kim Giao đã thành công trong kỹ thuật cấy truyền phôi trên bò [1994] và kỹ thuật cắt phôi tạo ra 2 con bê sữa từ một trứng [2002]. Cho đến nay, một số kỹ thuật đã được công bố gồm:

• Số phôi thu được trên một lần xử lý là 3,3 phôi. 74,7% số phôi thu được có thể sử dụng cho cấy truyền phôi.

• Tỷ lệ thành công khi cấy phôi tươi là 27 - 29%, phôi đông lạnh 40 - 45%. Trung bình khoảng 35%.

• Tỷ lệ bò đẻ bình thường so với bò mang thai từ cấy phôi khoảng 80% [mất phôi, sảy thai, đẻ non khoảng 20%].

• Số trứng thu được từ một bò trên một lần xử lý 6 - 11 trứng, trung bình 7 trứng.

• Kết quả nuôi trứng chín đạt 70 - 79%, trung bình 75%.

• Tỷ lệ thụ tinh in-vitro 23,1 - 50,6%, trung bình 35%.

• Tỷ lệ hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang 19,6 - 32,4%, trung bình 26%.

• Tỷ lệ cắt thành công phôi dâu và phôi nang sớm 56,6%.

• Tỷ lệ thụ tinh in-vitro từ tinh bò phân biệt giới tính đạt 29,9%. Tỷ lệ tạo dâu và phôi nang đạt 35%.

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 27. Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 10

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 27

Câu 1: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm nào sau đây:

A. Đặc tính di truyền tốt.

B. Sức khoẻ tốt.

C. Năng suất cao.

D. Khoẻ mạnh và sinh sản bình thường.

Đáp án:A. Đặc tính di truyền tốt.

Giải thích: Chọn bò cho phôi mang đặc điểm: Đặc tính di truyền tốt - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 2: Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con bò nào?

A. Bò nhận phôi .

B. Cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

C. Một giống khác.

D. Bò cho phôi.

Đáp án:D. Bò cho phôi.

Giải thích:Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm của con: Bò cho phôi – Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 3: Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho:

A. Bò cho phôi.

B. Bò nhận phôi.

C. Bò cho phôi trước, bò nhận phôi sau.

D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

Đáp án:D. Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi.

Giải thích: Trong công nghệ cấy truyền phôi bò, người ta gây động dục cho: Đồng loạt cả bò cho phôi và bò nhận phôi - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 4:Một trong những ứng dụng công nghệ tế bào cho ngành chăn nuôi bò là:

A. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống.

B. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò sản phẩm.

C. Tạo ra giống bò mới.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án:A. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống.

Giải thích:Một trong những ứng dụng công nghệ tế bào cho ngành chăn nuôi bò là: Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng bò giống - SGK trang 79

Câu 5: Có bao nhiêu bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò:

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Đáp án:D. 11.

Giải thích:Có 11 bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi bò - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 6: Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là :

A. Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo.

B. Thu hoạch phôi.

C. Cấy phôi cho bò nhận.

D. Chọn bò nhận phôi.

Đáp án:B. Thu hoạch phôi.

Giải thích:Bước thứ 7 trong công nghệ cấy truyền phôi bò là : Thu hoạch phôi - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 7: Công nghệ cấy truyền phôi có tạo ra giống vật nuôi mới hay không?

A. Không tạo ra giống mới.

B. Tạo ra giống mới.

C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi.

D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.

Đáp án:A. Không tạo ra giống mới.

Giải thích: Công nghệ cấy truyền phôi không tạo ra giống vật nuôi mới mà chỉ đưa phôi từ cơ thể mẹ này sang cơ thể mẹ khác – SGK trang 79

Câu 8:Về quá trình gây động dục của vật nuôi:

A. Hoạt động sinh dục của vật nuôi là định kì không thể thay đổi.

B. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh trưởng điều tiết.

C. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết

D. Hoocmon không thể do con người tạo ra.

Đáp án:C. Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết

Giải thích:Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmon sinh dục điều tiết – SGK trang 79

Câu 9: Chọn bò nhận phôi mang những đặc điểm nào sau đây?

A. Mang đặc tính di truyền mong muốn .

B. Khả năng sinh sản bình thường.

C. Có sức khoẻ tốt.

D. Chăm sóc con tốt.

Đáp án:B. Khả năng sinh sản bình thường.

Giải thích: Chọn bò nhận phôi mang đặc điểm: Khả năng sinh sản bình thường - Hình 27.1 SGK trang 80

Câu 10: Cấy truyền phôi là quá trình:

A. Đưa phôi từ bò này sang bò khác .

B. Đưa phôi từ bò nhận phôi sang bò cho phôi.

C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.

D. Đưa phôi từ chỗ này sang chỗ khác .

Đáp án:C. Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi.

Giải thích: Cấy truyền phôi là quá trình: Đưa phôi từ bò cho phôi sang bò nhận phôi – SGK trang 79

Hệ thống kiến thức Công nghệ 10 Bài 27

I. Khái niệm

Là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này [ bò cho phôi] vào cơ thể bò mẹ khác [ bò nhận phôi], phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường

II. Cơ sở khoa học

Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển

Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và phát triển bình thường .Sự phù hợp đó gọi là sự đồng pha.

Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi [ Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt]

III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò

1. Điều kiện cấy truyền phôi:

- Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường

- Phôi của bò cho phải được thụ tinh [tự nhiên hoặc nhân tạo] và phải được nuôi dưỡng tốt[ hiện nay có ngân hàng phôi...]

- Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi và cấy phôi thành công

2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

- Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.

- Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao

3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi

- Bước 1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt

- Bước2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi:

Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi

- Bước3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo

- Bước4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ

- Bước5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy”

- Bước6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt

- Bước7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống

4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi

- Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những vật nuôi quý hiếm

- Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt

- Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…

- Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…

- Một số thành tựu công nghệ cấy truyền phôi

Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi
Bê sinh đôi ra từ một phôi cắt đôi

Video liên quan

Chủ Đề