Đánh giá bảng tuần hoàn hóa học lớp 9

Nội dung bài học


I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Bảng hệ thống tuần hoàn đã hoàn thiện được 118 nguyên tố, chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần của số điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

- Bảng tuần hoàn có khoảng 118 ô, mỗi một nguyên tố được sắp xếp vào một ô gọi là ô nguyên tố.

- Ô nguyên tố cho biết:

+ Số hiệu nguyên tử [= số p= số e]

+ Kí hiệu hóa học

+ Tên nguyên tố

+ Nguyên tử khối của nguyên tố

2. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo hàng ngang. Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố nằm trong chu kì.

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ [chu kì 1,2,3] và 4 chu kì lớn [chu kì 4,5,6,7].

3. Nhóm

- Nhóm là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo cột dọc

- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

III. Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Trong một chu kì

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

     + Số electron ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 [trừ chu kì 1]

     +Tính kim loại của nguyên tố giảm dần

     + Tính phi kim tăng dần.

Kết luận: đầu chu kì là kim loại mạnh [kim loại kiềm], cuối chu kì là phi kim mạnh [halogen: flo, clo..], kết thúc chu kì là khí hiếm.

2. Trong một nhóm

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân, ta có:

      + Số lớp electron của nguyên tử tăng dần

      + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần

      + Tính phi kim giảm dần.

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Biết vị trí của nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

Ví dụ 2: Nguyên tố A có số thứ tự là 11 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A?

 Hướng dẫn giải:

Từ vị trí này ta biết:

  + Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.

  + Điện tích hạt nhân của nguyên tử bằng 11+, số electron chuyển động xung quanh hạt nhân là 11e.

  + Nguyên tố A ở chu kì 3, do đó có 3 lớp electron.

  + Nguyên tố A ở nhóm I có 1e lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

2. Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.

Ví dụ: Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B và tính chất cơ bản của nó?

Giải:

Ta có:

+ Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 19+ nên B thuộc ô thứ 19

+ Nguyên tố B có 4 lớp e nên B thuộc chu kì IV.

+ Nguyên tố B có 1 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm I

=> Nguyên tố B là Kali [K]. Nguyên tố B ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

Ngoài ra, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở khoa học quan trọng giúp ta có phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống

Từ trước công nguyên cho đến cuối thế kỉ XIX , năm 1869 người ta đã biết 63 nguyên tố hoá học. Các nguyên tố được tìm ra một cách ngẫu nhiên như vàng, bạc, đồng, sắt vào thời nguyên thuỷ … hay mò mẫn như phốt pho do Hennig Brand phát hiện năm 1649 v.v… Trong hoá học lúc bấy giờ người ta cũng tích luỹ được một lượng lớn các tài liệu thực nghiệm , trong đó lẫn lộn cả đúng cả sai. Cùng tìm hiểu về bảng tuần hoàn hóa học qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn hóa học 

– Bảng tuần hoàn hóa học  các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

– Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

– Các nguyên tố có số e hóa trị bằng nhau được xếp thành 1 cột

>>>xem thêm: Tổng hợp trắc nghiệm chọn nghề phù hợp với tính cách mới nhất 2020

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học ô nguyên tố 

Ô nguyên tố = Số thứ tự = Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố.

Ví dụ: [Al] chiếm ô 13 trong bảng tuần hoàn, vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố Al là 13, số đối với điện tích hạt nhân là 13, hạt nhân có 13 proton và vỏ nguyên tử của Al có 13 electron.

 Chu kỳ

Khái niệm bảng tuần hoàn hóa học

– Chu kì dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Phân loại bảng tuần hoàn hóa học

– Các chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.

–  Các chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.

 Nhận xét bảng tuần hoàn hóa học 

Bảng tuần hoàn hóa học chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm [trừ chu kì 1 và chu kì 7].

– Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì. Các chu kì được đánh số từ 1 đến 7.

– Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

+ Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố là H [Z = 1], 1s1 và He [Z = 2], 1s2. Nguyên tử của hai nguyên tố này chỉ có 1 lớp electron, đó là lớp K.

+ Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu là Li [Z = 3], 1s22s1 và kết thúc là Ne [Z = 10], 1s22s22p6. Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron: lớp K [gồm 2 electron] và lớp L. Số electron của lớp L tăng dần từ 1 ở liti đến tối đa là 8 ở neon [lớp electron ngoài cùng bão hoà].

>>>xem thêm :Những kinh nghiệm kinh doanh quần áo online không phải ai cũng biết

Phân lọai theo kim loại và phi kim do Berzelius 

 Bảng tuần hoàn hóa học ở trạng thái tự do, kim loại có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Phi kim thì ngược lại, không có ánh kim và dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

– Hiđroxit của các kim loại mạnh là các bazơ, hiđroxit của các phi kim là các axit.

– Các phi kim tạo thành hợp chất khí với hiđro ; các kim loại không có tính chất đó.

Cách phân loại trên có những nhược điểm như:

Có những nguyên tố vừa thể hiện tính kim loại và phi kim :

Ví dụ : Kẽm hidroixit Zn[OH]2 biểu lộ tính bazơ khi tác dụng với axit, biểu lộ tính axit khi tác dụng với bazơ : nó là một chất lưỡng tính .

Zn[OH]2 + 2HCl = ZnCl2 + 2H2O    [biểu lộ tính bazơ]

Zn[OH]2 + 2NaOH = Na2ZnO2 + 2H2O     [biểu lộ tính axit]

Tính lưỡng tính của một hiđroxit chứng tỏ rằng nguyên tố đó là trung gian giữa kim loại mạnh [hiđroxit chỉ có tính bazơ] và phi kim [hiđroxit chỉ có tính axit].

Ngoài kẽm hiđroxit thì thiếc hiđroxit, nhôm hiđroxit cũng là những chất lượng tính.

Các nguyên tố không có tính kim loại cũng không có tính phi kim đó : là những khí hiếm.

Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố

Khái niệm bảng tuần hoàn hóa học 

– Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Phân loại

– Nhóm A đánh số từ IA đến VIIIA

– Nhóm B đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn [xem Bảng tuần hoàn].

 Nhận xét

– Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

– Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm [trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB].

– Ngoài cách chia các nguyên tố người ta còn chia chúng thành các khối như sau:

– Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA [được gọi là nhóm kim loại kiềm] và nhóm IIA [được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ].

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Bảng tuần hoàn hóa học . Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé

>>Xem thêm:Giáo án tập gym cho nữ giảm cân hiệu quả nhất 2020

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo [ sites.google, daykemtainha, … ]

Chủ Đề