Hãng bay Pacific Airlines có tốt không

“Tôi mua vé Vietnam Airlines mà tự nhiên bị chuyển sang bay Pacific Airlines, bực mình ghê. Sao hãng lại nhập nhằng vậy nhỉ?" - hành khách tên Q.A chia sẻ trên mạng xã hội.

Phía dưới phần bình luận, nhiều người chia sẻ họ từng có trải nghiệm tương tự, sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đây là những chuyến bay liên danh của 2 hãng hàng không.

Không biết mình bay chuyến liên danh

Anh Q.A cho biết mình đặt mua vé máy bay trên hệ thống website của Vietnam Airlines. Thông tin đặt vé thể hiện khá đầy đủ thông tin mã đặt chỗ, hành trình, số hiệu chuyến bay của VNA với 2 ký tự đầu tiên là "VN". Tuy nhiên, khi ra tới sân bay, vị khách này được hướng dẫn đến làm thủ tục check-in tại quầy của Pacific Airlines sau đó bay máy bay của hãng này.

Sau khi thắc mắc và nhận được thông tin đây là chuyến bay liên danh [codeshare flight] giữa 2 hãng, anh Q.A mới biết khi đặt vé đã không chú ý dòng chữ “Operated by Pacific Airlines" [khai thác bởi Pacific Airlines].

“Dòng chữ này rất bé khiến nhiều người dễ bỏ qua như tôi, rồi nghi ngờ có sự nhập nhằng giữa 2 hãng hàng không. Ngoài ra, số hiệu chuyến bay là ‘VN’ cũng khiến nhiều người khó phân biệt" - anh Q.A nói.

Dòng chữ "Được khai thác bởi Pacific" khá nhỏ khiến nhiều người không để tâm.

Theo khảo sát của Zing trên chặng bay Hà Nội - TP.HCM, giá vé của Pacific Airlines là 2,4 triệu đồng/khứ hồi. Con số này khi bay với Vietnam Airlines chỉ đắt hơn 200.000 đồng. Tương tự, giá vé chặng Hà Nội - Đà Nẵng không có nhiều khác biệt giữa 2 hãng này, chỉ chênh lệch khoảng 50.000-200.000 đồng.

Hành khách mua vé bay liên danh Vietnam Airlines - Jetstar Pacific giữa Hà Nội - TP.HCM sẽ được hưởng tiêu chuẩn dịch vụ mặt đất, trên không như khi bay trên Vietnam Airlines, trong đó đã bao gồm một kiện 23 kg hoặc 32 kg hành lý ký gửi miễn cước tùy theo hạng đặt chỗ và phục vụ nước uống miễn phí trên chuyến bay.

Khác biệt duy nhất là chuyến bay liên danh chỉ có 7 kg hành lý xách tay trong khi con số này là 12 kg nếu bay Vietnam Airlines.

Hành khách là hội viên Bông Sen Vàng vẫn được hưởng tất cả chính sách của chương trình bao gồm cộng dặm, trả thưởng và các ưu đãi quyền lợi ưu tiên khác.

Vietnam Airlines muốn thoái vốn khỏi Pacific Airlines

Các hãng hàng không lớn ngày nay đều liên danh với đối tác là các hãng hàng không khác. Liên danh mang tính chất như một chiếc chìa khóa để hình thành những liên minh hàng không.

Thỏa thuận về chuyến bay liên danh đầu tiên được thực hiện vào năm 1990 khi Australian Airlines, Qantas Airways và hãng hàng không Mỹ American Airlines kết hợp dịch vụ xếp ghế giữa các thành phố nội địa của Mỹ và các thành phố nội địa của Australia.

Hiện, Pacific Airlines là một thành viên của Vietnam Airlines Group và được hãng hàng không Quốc gia nắm hơn 90% cổ phần. Vietnam Airlines coi Pacific Airlines là hãng bay thành viên, đáp ứng phân khúc giá rẻ [low-cost].

Vietnam Airlines muốn thoái vốn khỏi Pacific Airlines.

Từ năm 2015, Vietnam Airlines và Pacific Airlines [lúc này là Jetstar Pacific] đã liên danh với nhau. Với hình thức này, khách mua vé trên kênh bán của Vietnam Airlines như website, phòng vé, nhưng làm thủ tục tại quầy Pacific Airlines, bay trên máy bay của Pacific Airlines và hưởng một số dịch vụ theo tiêu chuẩn của Pacific Airlines.

Đội bay của Pacific Airlines hiện có 18 máy bay A320 thuê khô có thể chuyên chở 180 hành khách trong phạm vi các chuyến bay nội Á. Loại máy bay này cung cấp khoang hành khách rộng nhất trong số các loại máy bay thân hẹp. Trong khi đó đội bay của Vietnam Airlines có 105 chiếc, bao gồm loại máy bay là Airbus A321, Airbus A350 và Boeing 787.

Vietnam Airlines đang muốn thoái vốn khỏi Pacific Airlines nhằm giúp hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN không bị hủy niêm yết trên HoSE. Nếu tìm được nhà đầu tư mua cổ phần Pacific, Vietnam Airlines sẽ có thêm nguồn thu nhập tài chính cũng như dòng tiền. Tuy nhiên, việc thoái vốn khỏi hãng bay giá rẻ này đang gặp mâu thuẫn về quy trình giữa các văn bản luật, dù có 3 nhà đầu tư muốn tham gia thương vụ.

Sau 2 năm liên tiếp bị âm vốn chủ sở hữu đến hàng nghìn tỷ đồng, hãng bay Pacific Airlines bị Cục Hàng không cảnh báo nguy cơ không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động.

Theo Báo cáo tài chính có kiểm toán của Pacific Airlines năm 2020 và 2021, vốn chủ sở hữu của hãng bay này lần lượt âm 2.275 tỷ và 4.583 tỷ đồng. Hai năm liên tiếp, hãng không đáp ứng được điều kiện vốn tối thiểu 600 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có đội máy bay từ 11 đến 30 chiếc.

TPO - Hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đang đối mặt nhiều khó khăn về dòng tiền, khi nợ quá hạn lớn, đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động. Hiện Vietnam Airlines đang tìm kiếm đối tác để sang nhượng một phần cổ phần tại Pacific Airlines.

Sau khi tiếp nhận 30% cổ phần do Qantas đã tặng lại, Vietnam Airlines hiện nắm giữ 98% cổ phần tại Pacific Airlines, nhưng hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn.

Trong báo cáo tài chính năm 2021 vừa công bố, Vietnam Airlines đánh giá, giai đoạn này, Pacific Airlines tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy; tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, khả năng phối hợp sản phẩm với Vietnam Airlines. “Đến thời điểm này [tháng 6/2022], tình hình tài chính của Pacific Airlines rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động”, Vietnam Airlines thông tin.

Năm 2021, hãng hàng không giá rẻ lâu đời nhất Việt Nam tiếp tục lỗ 2.308 tỷ đồng.

Trong năm vừa qua, Vietnam Airlines đã hoàn thành việc thăm dò thị trường, tìm kiếm nhà đầu tư mới để xây dựng phương án, quy trình tái cơ cấu cổ đông tại Pacific Airlines theo chủ trương đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Do đó, Vietnam Airlines đã triển khai các giải pháp nhằm duy trì hoạt động trong thời gian tìm kiếm nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu Pacific Airlines.

“Quy trình lựa chọn nhà đầu tư gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước”, công ty mẹ của hãng hàng không giá rẻ giải trình.

Được biết, hiện có một số nhà đầu tư đã bày tỏ quan tâm và tìm hiểu về khả năng mua cổ phần tại Pacific Airlines, trong đó có cả tập đoàn lớn về bất động sản tại TPHCM. Tuy nhiên, vấn đề còn lại nằm ở tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư được phép nắm giữ tại Pacific Airlines.

Vietnam Airlines đang tìm đối tác để sang nhượng và tái cơ cấu cổ phần tại hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines.

Năm 2021, tương tự các hãng hàng không khác của Việt Nam, Pacific Airlines cũng chịu tác động lớn bởi dịch COVID-19. Thời điểm tháng 7-9/2021, do dịch bệnh, hãng hàng không giá rẻ này hầu như không thực hiện các chuyến bay thường lệ, chỉ thực hiện vài chuyến bay hồi hương quốc tế và thuê chuyến. Sau đó, thị trường bay nội địa dần phục hồi, nhưng khách còn ít và các chuyến bay phải tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch.

Kéo theo đó, giá nhiên liệu bay tăng cao từ cuối năm 2021, đẩy thêm khó khăn lên Pacific Airlines. Kết quả năm 2021, hãng này tiếp tục lỗ thêm 2.308 tỷ đồng.

Pacific Airlines có tiền thân là hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, với 30% cổ phần do Tập đoàn Qantas [Úc] nắm giữ. Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hãng hàng không toàn rơi vào khó khăn, Qantas đã tặng lại Vietnam Airlines toàn bộ số cổ phần này. Cùng với cổ phần nắm giữ trước đó, Vietnam Airlines gần như nắm giữ toàn bộ cổ phần tại hãng hàng không giá rẻ này.

Cũng trong năm 2021, Vietnam Airlines đã hoàn tất việc đàm phán và thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng 35% cổ phần tại Hãng hàng không Cambodia Angkor Air [K6, Campuchia]. Trong quý I/2022, về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1 của hợp đồng chuyển nhượng trên. Sau chuyển nhượng, K6 không còn là công ty liên kết của Vietnam Airlines. Việc chuyển nhượng này mang về cho Vietnam Airlines khoản lãi 177 tỷ đồng.

Chủ Đề