Đánh giá hoạt động ngân hàng năm 2024

Thực tế công tác phân tích của Ngân hàng VietinBank cho thấy, có rất nhiều chuyển biến tích cực đến từ phía quan điểm nhìn nhận của nhà quản trị, họ quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá nhận xét các chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động. Phân tích tài chính trở thành 1 điều lệ thường niên ở các kỳ kinh doanh và hơn hết là sự chuyển biến tích cực đến từ phía người thực hiện công tác phân tích và nguồn dữ liệu được sử dụng.

Người thực hiện công tác phân tích phải có chuyên môn sâu về các nội dung về phương pháp phân tích và biết cách đánh giá, nêu bật được kết quả và nguyên nhân tác động đến một nội dung phân tích nào đó. Về nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích cần thiết phải có tính trung thực, hợp lý cao, mức độ tin cậy lớn và được kiểm chứng bởi các bên độc lập.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công có được, cũng cần nói đến những hạn chế còn tồn tại trọng quá trình thực hiện phân tích tài chính tại các NHTM. Nổi bật nhất là công tác phân tích chỉ mới được chú trọng ở những ngân hàng có quy mô, có hoạt động kinh doanh nổi trội, các ngân hàng khác chưa thật sự tập trung và chưa phát huy hết những điểm mạnh mà công cụ phân tích mang lại.

4- Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá.

5- Tình hình chấp hành chế độ báo cáo.

Các tiêu chí quy định nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật.

Các tiêu chí đánh giá nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:

Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.

Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển.

Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.

Ngân hàng Phát triển được cấp bù lãi suất và chi phí quản lý

Về nguyên tắc quản lý tài chính, Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và chi phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động cho vay khác, ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định nêu rõ, Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động gồm: Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; xử lý tổn thất theo quy định;...

Năm 2022 tiếp tục là một năm gây không ít thách thức đối với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để các tổ chức tài chính đang chuyển mình mạnh mẽ như SHB vừa củng cố nền tảng, tăng cường nội lực, vừa duy trì đà tăng trưởng theo hướng bền vững, hiệu quả nhằm tạo thế và lực cho giai đoạn tăng trưởng mới, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường.

  • HĐQT nhiệm kỳ cũ (2017-2022) thực hiện các nhiệm vụ đến hết ngày 20/04/2022 và đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 và nhiệm kỳ 2022-2027 (ĐHĐCĐ) của SHB. Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới (2022-2027) được bầu tại ĐHĐCĐ ngày 20/04/2022 với 06 thành viên. HĐQT đã luôn theo sát mọi diễn biến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, định hướng, theo dõi, chỉ đạo, giám sát Ban Điều hành triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2022 và theo Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ thông qua.
  • HĐQT phát huy tốt vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng và ban hành hệ thống các quy chế quản lý nội bộ, nhằm tạo ra cơ chế quản trị thống nhất và xuyên suốt, kiểm soát vận hành hiệu quả và giám sát hoạt động của mô hình quản trị, góp phần đảm bảo lợi ích của cổ đông và hài hòa lợi ích của các bên liên quan bao gồm khách hàng, người lao động và cổ đông. SHB đã và đang thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp, đảm bảo cơ cấu tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật các Tổ chức Tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng.
  • HĐQT SHB đã định hướng hoạt động cho năm 2022 và các năm tiếp theo cho Ban Điều hành cùng toàn hệ thống quyết tâm hoàn thành các mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng dựa trên 04 trụ cột chính như sau: Cải cách thể chế, quy định, quy trình; Khách hàng, thị trường làm trọng tâm, Kiện toàn tổ chức và nhân sự; Nâng cấp nền tảng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Theo đó, HĐQT đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế, cơ chế, tinh gọn hệ thống văn bản nội bộ và tái cấu trúc mạnh mẽ Hội sở về bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng công tác quản trị phát triển nguồn nhân lực và đào tạo. Ngoài ra trong năm 2022, HĐQT SHB đã thành lập Ban Điều hành kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc nhằm tách bạch chức năng hoạch định, chỉ đạo và quản lý, điều hành kinh doanh với chức năng thực thi, triển khai hoạt động kinh doanh nâng cao tính kết nối, tính quản lý hệ thống giữa Hội sở và các đơn vị kinh doanh theo triết lý “Quản lý theo mục tiêu”, nhất quán sự chỉ đạo, quản lý toàn diện và đồng bộ trong các chính sách phát triển kinh doanh.
  • Tiếp tục đảm bảo quyền lợi của cổ đông, trong năm 2022, SHB đã hoàn thành việc chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.
  • Là ngân hàng hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II, năm 2022, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB) và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 9; hoàn thành việc xây dựng và triển khai nâng cấp công cụ đo lường QLRR thanh khoản theo tiêu chuẩn Basel III. Đây là cơ sở để ngân hàng tiếp tục phát triển chiến lược kinh doanh bền vững, toàn diện, là hành lang cho việc quản trị rủi ro và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
  • Năm qua, SHB cũng được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1, triển vọng tích cực. Với uy tín và năng lực tài chính, SHB tiếp tục là đối tác của nhiều định chế tài chính quốc tế như: IFC, ADB, WB… với giá trị hợp tác lên đến hàng tỷ USD.
  • Song hành cùng hoạt động kinh doanh, SHB thực hiện tốt trách nhiệm về môi trường và xã hội, trong đó phát triển tín dụng xanh tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. SHB còn là ngân hàng luôn tích cực thực hiện trách nhiệm cộng đồng với hàng loạt các chương trình an sinh xã hội thiết thực và ý nghĩa như hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh dịch, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân… Với triết lý “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh”, kể từ khi bùng phát dịch bệnh, SHB là một trong những NHTM luôn tiên phong và tích cực chung tay cùng Chính phủ, cộng đồng trong công tác phòng chống dịch thông qua những đóng góp về an sinh xã hội: là một trong các tổ chức tiên phong ủng hộ Quỹ vắc xin; miễn phí hàng triệu bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cho khách hàng, đối tác, CBNV và các địa phương chống dịch; ủng hộ các cơ quan, bệnh viện tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ thiết thực cho các địa phương… Đồng thời, SHB luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, là một trong các Ngân hàng TMCP giảm lãi suất nhiều nhất hỗ trợ khách hàng trong đại dịch và là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên tham gia chung tay cùng Chính phủ hỗ trợ giảm 2% lãi suất vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi kinh doanh sau đại dịch.
  • TỔNG TÀI SẢN

    550.904

    tỷ đồng 8,7% so với cùng kỳ
  • VỐN TỰ CÓ

    THEO CHUẨN BASEL II

    62.577

    tỷ đồng 9.463 tỷ đồng so với năm 2021
  • DƯ NỢ CẤP TÍN DỤNG

    398.819

    tỷ đồng 10,1% so với cuối năm 2021

4.2. Đánh giá của Hội đồng quản trị

về hoạt động của Ban Tổng Giám đốc

Ngân hàng có đội ngũ quản lý tâm huyết và có nhiều năm kinh nghiệm, bao gồm các chuyên gia uy tín với hàng chục năm kinh nghiệm trong đầu tư, quản trị kinh doanh, ngân hàng và tài chính. Ban Tổng Giám đốc hầu hết có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản trị kinh doanh, ngân hàng và tài chính, đặc biệt đều có thời gian công tác tại SHB trên 10 năm, cho thấy mức độ ổn định cao về đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng. Được điều hành bởi một đội ngũ quản lý tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, trong năm 2022 SHB đã có kết quả kinh doanh vượt bậc và được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín từ các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

Dưới sự định hướng, chỉ đạo kịp thời từ Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc SHB đã hoàn thành các chủ trương, chính sách và nghị quyết được Đại hội đồng cổ đông, HĐQT thông qua. Cụ thể, Ban Tổng Giám đốc đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình với tinh thần trách nhiệm cao, điều hành hoạt động linh hoạt và chỉ đạo sát sao các đơn vị, có những giải pháp, đề xuất kịp thời lên HĐQT đảm bảo mọi hoạt động tại từng đơn vị trong toàn hệ thống được kiểm tra, kiểm soát đầy đủ, kịp thời, an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

4.3. Các kế hoạch, định hướng của HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Với mục tiêu đến năm 2027 đưa SHB trở thành Ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và đến năm 2035 đưa SHB trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của khu vực và trở thành Ngân hàng đầu tư cung ứng nguồn vốn hiệu quả nhất cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam, Hội đồng Quản trị SHB xác định chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn, linh hoạt, sáng tạo và khác biệt.

Trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm kế thừa phát huy từ những thành tựu đã đạt được, để thực hiện mục tiêu chiến lược dài hạn HĐQT đã lựa chọn các đối tác, những đơn vị tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới đồng hành cùng SHB hoạch định, giám sát tổ chức thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng.

Năm 2023 cũng là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi SHB chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập, đồng hành phát triển cùng Đất nước. Với bề dày hoạt động, tiềm lực nội tại mạnh mẽ cùng đội ngũ Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên quyết tâm, đầy nhiệt huyết, sáng tạo và linh hoạt thích ứng hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm bứt phá, chuyển mình mạnh mẽ, hiện thực hóa những khát vọng lớn của người SHB, mang lại nhiều hơn nữa các giá trị cho khách hàng, cổ đông, cộng đồng, đóng góp vào sự phồn thịnh và phát triển của Đất nước. HĐQT SHB định hướng hoạt động năm 2023 và các năm tiếp theo cho Ban Điều hành cùng toàn hệ thống quyết tâm hoàn thành các mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng, tiếp tục phát huy, củng cố sức mạnh đoàn kết, đổi mới, sáng tạo dựa trên 04 trụ cột chính: (i) Thể chế, cơ chế; (ii) Con người; (iii) Lấy khách hàng làm trọng tâm; (iv) Nền tảng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.