Đánh giá học ngành marketing ra trường làm gì

Trong thời đại 4.0, Marketing được đánh giá là ngành rất được ưa chuộng. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều cần bộ phận Marketing – truyền thông để xây dựng thương hiệu, bán hàng.

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học Marketing nhưng chưa nắm được: Marketing học trường nào tốt? Học Marketing ra làm gì? có dễ xin việc không hay mức lương của ngành này khi ra trường có cao không thì hãy tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây – Gentracofeed sẽ thông tin tất cả những điều cần biết về ngành Marketing

Contents

  • 1 Ngành Marketing là gì?
  • 2 Review về các chuyên ngành của Marketing
    • 2.1 1. Chuyên ngành Marketing Thương mại
    • 2.2 2. Chuyên ngành Quản trị Marketing:
    • 2.3 3. Chuyên ngành Truyền thông Marketing
    • 2.4 4. Chuyên ngành Quảng cáo
    • 2.5 5. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu
  • 3 Học Marketing thi khối nào?
  • 4 Ngành Marketing học trường nào?
  • 5 Marketing ra trường làm gì? Có dễ xin việc không? Lương bao nhiêu?
    • 5.1 1. Nghiên cứu thị trường
    • 5.2 2. Quản lý thương hiệu
    • 5.3 3. Quảng cáo
    • 5.4 4. Quan hệ công chúng
    • 5.5 5. Copywriter và Content Creator
    • 5.6 6. Designer – Nhân viên thiết kế
    • 5.7 7. Nhân viên/Trợ lý Marketing
    • 5.8 Mức lương ngành Marketing

Ngành Marketing là gì?

Marketing (Tiếp thị) – Đây là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng.

Marketing bao gồm tất cả quá trình thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ. Mục tiêu cuối cùng của Marketing là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.

Theo học Ngành Marketing bạn sẽ được đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại như:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
  • Thiết kế chương trình phân phối sản phẩm
  • Tổ chức phân phối sản phẩm
  • Định giá sản phẩm
  • Quảng bá thương hiệu
  • Tổ chức sự kiện…

Theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ có khả năng:

  • Nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường;
  • Nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng;
  • Hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả;
  • Nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…

Review về các chuyên ngành của Marketing

Ngành Marketing thông thường sẽ bao gồm những chuyên ngành sau:

1. Chuyên ngành Marketing Thương mại

Marketing Thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ.

Mục tiêu cuối cùng của Marketing thương mại: Bảo đảm lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường.

Chuyên ngành này sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về:

  • Hành vi khách hàng;
  • Nghiên cứu marketing;
  • Marketing quốc tế;
  • Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị;
  • Truyền thông marketing và xúc tiến;
  • Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ…

»»»»» Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

2. Chuyên ngành Quản trị Marketing:

Khi học chuyên ngành Quản trị Marketing sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing…

Các môn học của chuyên ngành này gồm:

  • Quản trị sản phẩm
  • Nghiên cứu Marketing
  • Quản trị kênh phân phối
  • Digital Marketing
  • Marketing quốc tế
  • Marketing dịch vụ
  • Chiến lược Marketing cho thế giới mạng…

3. Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Chuyên ngành Truyền thông Marketing sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu…

Các môn học của chuyên ngành Truyền thông Marketing có thể kể đến như:

  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Chiến lược phương tiện truyền thông
  • Marketing trực tiếp
  • Xúc tiến bán hàng
  • Tổ chức sự kiện
  • Quản trị thương hiệu
  • Quảng cáo và thiết kế quảng cáo…

4. Chuyên ngành Quảng cáo

Chuyên ngành Quảng cáo cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về hệ thống lĩnh vực truyền thông, tìm hiểu về cách thức để bảng bá một mặt hàng sản phẩm cụ thể là về quản trị khách hàng quảng cáo, chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện.

Các môn học của chuyên ngành Quảng cáo có thể kể đến như:

  • Quản trị quảng cáo
  • Quảng cáo và xã hội
  • Chiến lược quảng cáo
  • Các xu hướng tiếp thị
  • Quản trị Marketing
  • Quản trị thương hiệu
  • Marketing online
  • Quan hệ công chúng…

5. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu

Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu sẽ đào tạo những kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu, cách triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu…

Theo học chuyên ngành Quản trị Thương hiệu, bạn sẽ được học các môn như:

  • Quản trị thương hiệu;
  • Nhượng quyền thương hiệu;
  • Quan hệ công chúng;
  • Quảng cáo và khuyến mại;
  • Tổ chức sự kiện;
  • Phát triển sản phẩm mới;
  • Marketing dịch vụ…

>>>>>>>> Review khóa học kế toán tổng hợp thực hành tốt nhất

Học Marketing thi khối nào?

– Mã ngành Marketing: 7340115

– Để theo học ngành Marketing, bạn cần phải đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)

Ngành Marketing học trường nào?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Marketing phân chia theo từng khu vực:

Khu vực phía Bắc:

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học Thương mại (TMU)
  • Đại học RMIT
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang

Khu vực phía Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại Học An Giang
  • Đại học Cần Thơ

Đánh giá học ngành marketing ra trường làm gì

Marketing ra trường làm gì? Có dễ xin việc không? Lương bao nhiêu?

Nếu bạn đang theo học hay nắm trong tay tấm bằng cử nhân Marketing thì sẽ có rất nhiều cơ hội và lựa chọn nghề nghiệp dành cho bạn như:

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những công việc thuộc lĩnh vực marketing (ở những công ty lớn thì vị trí này có thể tách riêng với nhân viên Marketing). Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để cá nhân/công ty nắm bắt thị trường, trước tiên họ phải hiểu về thị trường đó. Công việc này bao gồm tìm hiểu người tiêu dùng, nhu cầu của họ là gì, thói quen tiêu dùng của họ là gì và cách họ nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Công việc của nhân viên Nghiên cứu thị trường cần thực hiện là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.

Nếu cảm thấy công việc nghiên cứu thị trường phù hợp bạn có thể xem xét ứng tuyển vào các vị trí như: Giám đốc nghiên cứu thị trường, quản lý nghiên cứu thị trường, giám sát nghiên cứu thị trường, nhà phân tích thị trường

2. Quản lý thương hiệu

Quản lý thương hiệu là một trong những hoạt động của Marketing, đây là công việc không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp muốn tiến xa, mở rộng phát triển trên thị trường

Công việc Quản lý thương hiệu đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải có góc nhìn vĩ mô, sáng tạo, khác người thì mới có thể tạo ra sự khác biệt, gây được dấu ấn và định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường một cách tốt nhất có thể.

Các nhà quản lý thương hiệu cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm nghiên cứu thị trường bằng cách thiết lập chương trình nghị sự và tiêu chí và cũng chọn các kích thích, chẳng hạn như tuyên bố lợi ích sản phẩm, hình ảnh, mẫu sản phẩm và video clip. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, công việc của người quản lý thương hiệu là phân tích dữ liệu được thu thập sau đó phát triển chiến lược tiếp thị. Chiến lược Marketing này có thể kêu gọi một chiến dịch quảng cáo mới

Các vị trí công việc về quản lý thương hiệu: Giám đốc thương hiệu, giám đốc sản xuất, giám đốc phát triển sản phẩm

3. Quảng cáo

Nhắc đến marketing mà thiếu đi phần quảng cáo thì đây là một thiếu sót rất lớn của chúng tôi. Nếu bạn quyết định rằng Quảng cáo là con đường sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi, bạn sẽ thấy rằng các nhà quảng cáo làm
việc với tất cả các khía cạnh của tiếp thị từ chiến lược đến khái niệm đến thực hiện chiến lược

Bạn sẽ thấy rằng hầu hết các công việc về mặt kinh doanh của quảng cáo bao gồm Quản lý tài khoản, Nhà hoạch định tài khoản và Người mua phương tiện truyền thông.

Người quản lý tài khoản đóng vai trò là người liên lạc giữa các bộ phận khác nhau của cơ quan và khách hàng. Công việc của họ là quản lý việc thực hiện quảng cáo bằng cách đảm bảo rằng chúng được tạo trong lịch trình và ngân sách được phân bổ. Các nhà hoạch định tài khoản tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng. Công việc của họ là tiến hành nghiên cứu về nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu. Họ sử dụng nghiên cứu đó để biết điều gì thúc đẩy hành vi của họ trên thị trường.

Các vị trí công việc quảng cáo: Quản lý quảng cáo, giám đốc bán hàng quảng cáo, giám đốc điều hành tài khoản, nhà hoạch định tài khoản, giám đốc truyền thông, người mua truyền thông

4. Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Người làm công việc quan hệ công chung được coi là người phát ngôn của công ty. Họ sẽ thường viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc để thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ dựa trên quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận cho truyền thông.

Công việc và lợi thế mà một nhân viên Quan hệ công chúng thường làm là mô tả công ty trong một ánh sáng tâng bốc, duy trì hình ảnh công khai trong một cuộc khủng hoảng, tạo ra tiếng vang tích cực xung quanh các hoạt động kinh doanh và công ty của mình, và tất nhiên là công khai thành công các sản phẩm và dịch vụ của mình .

Các vị trí quan hệ công chúng:

  • Điều phối viên tài khoản hoặc Điều phối viên quan hệ công chúng
  • Tài khoản điều hành
  • Quan hệ truyền thông
  • Giám đốc, phó chủ tịch
  • Cục PR chính phủ
  • Tư vấn PR

5. Copywriter và Content Creator

Đây là một trong các vị trí làm việc ngành Marketing được các bạn sinh viên mới ra trường ưu tiên lựa chọn. Công việc này đòi hỏi người làm có vốn từ tốt, cần chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Ngoài việc sáng tạo nội dung thì người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt. 

6. Designer – Nhân viên thiết kế

Những nhân viên thiết kế là người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất.

Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.

7. Nhân viên/Trợ lý Marketing

Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng, kiến thức về Marketing thì có thể xem xét vị trí Nhân viên/Trợ lý Marketing

Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing. 

Mức lương ngành Marketing

Mức lương cơ bản của ngành Marketing đối với sinh viên mới ra trường thông thường khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên 7 – 8 triệu đồng/tháng.

Theo khảo sát thì thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, cấp quản lý từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Trên đây là những thông tin cần biết về ngành Marketing. Mong rằng bài viết của Gentracofeed đã giúp các bạn đang tìm hiểu học marketing ra trường làm gì? đã hiểu rõ và có định hướng công việc cho mình. Ngoài ngành học Marketing thì các bạn có thể tham khảo thêm các ngành khác như:

  • Học Kinh Doanh Quốc Tế Ra Làm Gì?
  • Học kinh tế ra làm gì? Gồm những ngành gì?