Đánh giá sinh học 11 bài 29

Chương 2: Cảm ứng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Giải Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 29 trang 118:

– Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

– Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?

Lời giải:

Quan sát hình 29.2 [SGK – 118] ta thấy:

– Ở giai đoạn mất phân cực và đảo cự, ion Na+ đi qua màng tế bào. Ion Na+ đi qua được màng tế bào do cổng Na+ mở và do sự chênh lệch nồng độ ion Na+ ở hai bên màng tế bào [nồng độ Na+ bên ngoài tế bào co hơn bên trong tế bào]. Do ion Na+ tích điện dương đi qua màng tế bào vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm ở mặt trong tế bào [ứng với giai đoạn mất phân cực]. Do lượng ion Na+ vào trong màng quá nhiều làm cho mặt trong của màng tế bào trở nên dương hơn so với mặt ngoài âm. Như vậy màng tế bào đã đảo cực thành trong dương, ngoài âm [ứng với giai đoạn đảo cực].

– Ở giai đoạn tái phân cực ion K+ đi qua màng tế bào ra bên ngoài do cổng K+ luôn mở. Ion K+ mang điện tích dương nên nó làm cho mặt trong của màng tế bào lại trở nên âm so với mặt ngoài → Tái phân cực.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 29 trang 119:

– Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc?

– Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân [cho biết chiều cao của người nào đó là 1,6m; tốc độ lan truyền là 100m/giây]

Lời giải:

– Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc vì: bao miêlin có bản chất là phôtpholipit có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được. Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Như vậy xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

– Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là: 1,6 : 100 = 16.10-3 giây.

Bài 1 [trang 120 SGK Sinh 11]: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Lời giải:

   – Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

   – Sự hình thành điện thế hoạt động:

      + Khi ở giai đoạn điện thế nghỉ, ở mặt ngoài màng tế bào tích điện dương còn mặt trong màng tích điện âm.

      + Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ từ bên ngoài màng di chuyển vào trong màng tế bào [quá trình Na+ đi vào gây nên mất phân cực ở hai bên màng tế bào], sau đó một khoàng thời gian ngắn, khi lượng Na+ đủ lớn sẽ làm cho bên trong màng tích điện dương và bên ngoài màng tích điện âm [giai đoạn đảo cực].

      + Cổng K+ mở rộng hơn còn cổng Na+ đóng lại, K+ đi từ trong màng tế bào ra ngoài [tái phân cực].

Bài 2 [trang 120 SGK Sinh 11]: Đánh dấu X vào ô ▭ cho các ý đúng về điện thế hoạt động.

  ▭ A – Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

  ▭ B – Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.

  ▭ C – Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

  ▭ D – Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.

Lời giải:

  Đáp án: B.

Bài 3 [trang 120 SGK Sinh 11]: So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin.

Lời giải:

Lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlinLan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêlin
Cách lan truyền Nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác Liên tục từ vùng này sangvùng khác kề bên
Tốc độ lan truyền Nhanh Chậm

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

  1. Trang chủ
  2. Lớp 11
  3. Giải sgk sinh học 11

Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hứng phấn. Hứng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hứng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. Sau đây, Tech22h tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 29.

A. Lý thuyết

I. Điện thế hoạt động

1. Đồ thị điện thế hoạt động

  • Khi tế bào thần kinh bị kích thích => điện thế nghỉ biến đổi biến đổi thành điện thế hoạt động 
  • Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
    • Mất  phân cực [khử cực] 
    • Đảo cực 
    • Tái phân cực 

2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

  • Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng tính thấm với iôn Na+ [cổng Na+ mở] => Na+ từ ngoài màng vào trong tế bào => gây mất phân cực và đảo cực [bên trong tế bào trở nên tích điện dương] 
  • Tính thấm của màng tế bào với iôn Na+ chỉ duy trì trong 1 thời gian ngắn rồi giảm xuống => cổng K mở rộng hơn, còn cổng Na đóng lại => K+ từ trong tế bào ra ngoài dấn đến tái phân cực 

II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

  • Điện thế hoạt động khi xuất hiện => gọi là xung thần kinh hay xung điện
  • Xung thần kinh khi xuất hiện ở nơi bị kích thíc sẽ lan truyền theo chiều dọc sơi thần kinh 

1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin

  • Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên 
  • Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực => liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh 
  • Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhỏ 

2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin

  • Một số sơi thần kinh có bao miêlin bao quanh => bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Màng miêlin có tính cách điện 
  • Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
  • Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi có miêlin nhanh hơn không có sợi miêlin 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 120 - sgk Sinh học 11

Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?

Câu 2: Trang 120 - sgk Sinh học 11

Chọn các ý đúng về điện thế hoạt động.

 A - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

B - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tằn từ ngoài vào trọng tế bào.

C - Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.

D - Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.

Câu 3: Trang 120 - sgk Sinh học 11

So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và có bao mielin

Chủ Đề