Danh sách các bệnh mạn tính

Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ

Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Danh sách các bệnh mạn tính

Bệnh không lây nhiễm – hay bệnh mạn tính – là những bệnh có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung là tiến triển chậm. Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.

Chúng ta có thể làm gì đối với BKLN?

  • BKLN vừa phòng ngừa được vừa điều trị được. Nguy cơ phát triển BKLN có thể giảm được nhờ lối sống lành mạnh hơn và môi trường thuận lợi.
  • Nâng cao nhận thức, vận động chính sách và hành động có vai trò quan trọng trong việc phòng chống BKLN.
  • Nếu các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạn tính được loại bỏ thì khoảng ba phần tư số ca bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2, và 40% số ca ung thư sẽ được ngăn ngừa.
  • Công tác phòng chống BKLN hiện đang được thực hiện trên cơ sở áp dụng các chiến lược và các Khung chính sách của WHO như:
    • Gói chính sách Khung MPOWER để giảm sử dụng thuốc lá
    • Báo cáo tình trạng toàn cầu về rượu và sức khỏe
    • Các khuyến nghị về tiếp thị thực phẩm và đồ uống không chứa cồn đối với trẻ em
    • Khuyến nghị toàn cầu về vận động thể lực vì sức khỏe
  • Đã có một gói các can thiệp hiệu quả-kinh tế dựa trên bằng chứng (“best buy”) cho phòng chống BKLN.
    • Các can thiệp ở cấp quần thể để giải quyết các yếu tố nguy cơ BKLN
      • Sử dụng thuốc lá: Giảm khả năng chấp nhận về tài chính bằng cách tăng thuế tiêu thụ thuốc lá; trên cơ sở luật pháp, xây dựng môi trường hoàn toàn không khói thuốc tại tất cả những nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng và trên phương tiện giao thông công cộng; cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của thuốc lá và khói thuốc lá thông qua các hình thức cảnh báo có hiệu quả và các chiến dịch trên phương tiện thông tin đại chúng; và cấm tất cả các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ liên quan đến thuốc lá.
      • Lạm dụng rượu: Tăng thuế đồ uống có cồn; hạn chế và nghiêm cấm toàn diện đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mại rượu; và hạn chế bán lẻ rượu.
      • Chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động thể lực: Giảm muối thông qua các chiến dịch trên phương tiện thông tin đại chúng, giảm hàm lượng muối trong thức ăn chế biến sẵn; thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa; Nâng cao nhận thức công chúng về chế độ ăn và vận động thể lực.
    • Các can thiệp cho cá thể để giải quyết BKLN trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
      • Các bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường: Phối hợp nhiều loại thuốc (bao gồm thuốc kiểm soát đường huyết đối với bệnh đái tháo đường) cho các cá nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, và những người có nguy cơ cao (> 30%) đối với các tai biến tim mạch trong vòng 10 năm tới; và cung cấp aspirin cho những người bị nhồi máu cơ tim cấp tính.
      • Bệnh ung thư: Phòng ngừa ung thư gan thông qua tiêm chủng viêm gan B; và phòng ngừa ung thư cổ tử cung thông qua khám sàng lọc (khám cổ tử cung bằng phương pháp nhộm cổ tử cung bằng axít axêtic [VIA]) và điều trị tiền ung thư.
  • Gói các can thiệp thiết yếu cho bệnh không lây nhiễm (WHO PEN) dành cho chăm sóc ban đầu đã được hoàn thiện và có thể sử dụng để quản lý BKLN tùy theo bối cảnh từng quốc gia.
    • PEN là một gói các can thiệp ưu tiên, hiệu quả-kinh tế có thể mang lại sự chăm sóc có chất lượng chấp nhận được, ngay cả tại những nơi có nguồn lực hạn hẹp.
    • Gói can thiệp này bao gồm các phương pháp phát hiện sớm và chẩn đoán BKLN sử dụng công nghệ không đắt tiền, các giải pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và các thuốc có giá chấp nhận được để phòng ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đái tháo đường, ung thư và hen phế quản.

Xem thêm...Thu nhỏ

B

  • Bệnh không lây nhiễm khác
  • Bệnh mùa nắng nóng
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh mãn tính (mạn tính) là tình trạng bệnh kéo dài. Tỷ lệ xuất hiện bệnh mãn tính ngày càng nhiều với độ tuổi trẻ hóa dần.

Vậy bệnh mãn tính là gì? Bệnh gì được gọi là bệnh mãn tính? Làm sao để người bệnh sống chung với bệnh? Hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh mãn tính và cách sống chung với bệnh nhé!

Bệnh mãn tính là gì?

Bệnh mãn tính (mạn tính) thường là các bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Có 4 loại bệnh mãn tính chính, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ
  • Ung thư
  • Bệnh hô hấp mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn
  • Bệnh tiểu đường.

Có 4 đặc điểm để nhận dạng bệnh mãn tính:

  • Quá trình hình thành bệnh phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố
  • Có giai đoạn phát triển dài mà có thể không biểu hiện triệu chứng nào
  • Bệnh kéo dài và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác
  • Suy giảm chức năng hoặc gây ra khuyết tật
  • Không có phương pháp chữa khỏi.

Điểm mặt các bệnh mãn tính thường gặp

Danh sách các bệnh mạn tính

Bệnh mãn tính xuất hiện rất phổ biến ở người lớn tuổi. Nhưng gần đây, độ tuổi này dần trẻ hóa và xuất hiện nhiều hơn ở tầng lớp người trẻ. Dưới đây là 12 bệnh mãn tính thường gặp bao gồm:

  1. Bệnh tim
  2. Đột quỵ
  3. Ung thư phổi
  4. Ung thư đại trực tràng
  5. Trầm cảm
  6. Bệnh tiểu đường tuýp 2
  7. Viêm khớp
  8. Loãng xương
  9. Hen suyễn
  10. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  11. Bệnh thận mãn tính
  12. Bệnh răng miệng.

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ của các bệnh mãn tính mà là những loại bệnh mãn tính thường gặp.

Bệnh mãn tính và 4 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống

Các bệnh mãn tính có chung các triệu chứng đặc trưng của bệnh gây đau đớn, mệt mỏi và rối loạn tâm trạng người bệnh. Người bệnh đôi khi sẽ phải chịu cơn đau và mệt mỏi thường xuyên hằng ngày. Điều này đòi hỏi người bệnh phải thực hiện việc chăm sóc bản thân như uống thuốc, tập thể dục.

1. Thể chất bị ảnh hưởng bởi bệnh mãn tính

Bệnh sẽ gây ra nhiều thay đổi về ngoại hình và gây ra nhiều cảm giác tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Đây là những tình trạng phổ biến của những người mắc bệnh mãn tính, nhưng chúng hoàn toàn có thể được điều trị.

2. Tài chính

Tình trạng mắc bệnh mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người mắc phải. Người bệnh sẽ phải thay đổi cách làm việc để đối phó với triệu chứng bệnh và các hạn chế về thể chất khác. Đây là ảnh hưởng liên quan đến tài chính một cách trực tiếp. Người bệnh mãn tính có thể phải đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm khi không nhận được sự hỗ trợ tài chính.

3. Bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống của người bệnh mãn tính cũng sẽ đi xuống vì có nguy cơ họ sẽ không tự chăm sóc được cho bản thân. Người bệnh sẽ phải nhờ đến những người thân trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ. Điều này khiến họ sẽ cảm thấy mất kiểm soát và trở nên lo lắng về tương lai của bản thân và những người thân xung quanh.

4. Tinh thần

Việc mắc bệnh mãn tính không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn gây ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần của người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy chán nản, lo lắng, thất vọng, tức giận, tuyệt vọng về tình trạng bệnh. Về lâu dài điều này sẽ gây ra căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, những cảm xúc này không chỉ xảy ra với người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là người chăm sóc người bệnh.

“Bí kíp” để chung sống với bệnh mãn tính?

Danh sách các bệnh mạn tính

Như đã đề cập, bệnh mãn tính không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn và có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh và người thân. Vì thế, người bệnh nên học cách chung sống hòa bình với bệnh thay vì để những cảm xúc tiêu cực điều khiển tâm trạng bản thân. Để chung sống với bệnh, bạn hãy:

  • Tìm kiếm thông tin: Việc luôn cập nhật thông tin và kiến thức về bệnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát và đánh bại được cảm xúc bất lực, mất kiểm soát.
  • Nhận sự hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh: Tinh thần là khía cạnh quan trọng đối với người bệnh. Vì thế, hãy cố gắng giữ một tinh thần cởi mở và sẵn sàng nhận những hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh nhé!
  • Thiết lập các mục tiêu cụ thể, ngắn hạn: Việc thiết lập mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp người bệnh khôi phục được sức mạnh của bản thân và khả năng kiểm soát bệnh tình.
  • Nhận lời khuyên và tham vấn bác sĩ về tình trạng bệnh: Bác sĩ sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng của bản thân và sẵn sàng đối mặt với những tình huống có thể xảy ra.

Bệnh mãn tính (mạn tính) có thể là ác mộng đối với người bệnh. Tuy nhiên, nếu học được cách chung sống và kiểm soát bệnh tình, người bệnh vẫn sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và an vui.