Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Những dạng bệnh trầm cảm ở phụ nữ phổ biến bao gồm: trầm cảm nặng; trầm cảm sau sinh; rối loạn trầm cảm dai dẳng; rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt.

1. Trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder – MDD)

Trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder – MDD) là một dạng trầm cảm ở mức độ nặng đến mức người phụ nữ mất khả năng tìm thấy niềm vui trong các hoạt động họ từng yêu thích.

Ngoài ra, trầm cảm lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giấc ngủ và ăn uống và hiệu suất hoạt động của người phụ nữ. MDD thường tác động tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội. Với chứng trầm cảm nặng, còn được gọi là rối loạn trầm cảm nặng, trạng thái trầm cảm của bạn có thể kéo dài trong một thời gian dài và thường đi kèm với lòng tự trọng thấp.

2. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh (Postpartum Depression)

Đây là một dạng trầm cảm đặc biệt xảy ra sau khi sinh em bé. Các triệu chứng điển hình của trầm cảm bắt đầu vào những tháng sau khi sinh; nhưng đối với một số phụ nữ, chúng có thể xảy ra khi đang mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

3. Bệnh trầm cảm dai dẳng ở phụ nữ (Persistent Depressive Disorder – PDD)

Được coi là một dạng trầm cảm nhẹ hơn, đây là một tâm trạng chán nản kéo dài kéo dài từ hai năm trở lên. Các giai đoạn trầm cảm chính (tức là các dạng trầm cảm nặng hơn) vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn rối loạn trầm cảm dai dẳng.

4. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder – PMDD)

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ dạng này gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt. Với PMDD, tâm trạng của phụ nữ sẽ thay đổi nghiêm trọng; họ cảm thấy lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tuần trước khi bắt đầu kinh nguyệt và biến mất sau khi kỳ kinh bắt đầu. Các triệu chứng trầm cảm PMDD đủ nghiêm trọng để tác động tiêu cực đến các mối quan hệ với người khác; và cản trở các hoạt động hàng ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ khác với đàn ông như thế nào?

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có nhiều điểm khác với trầm cảm ở nam giới:

  • Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường xảy ra sớm hơn, kéo dài hơn, khả năng tái phát cao hơn nam giới. Nó thường gây ra bởi trạng thái căng thẳng kéo dài và nhạy cảm với những thay đổi cảm xúc theo mùa.
  • Phụ nữ bị trầm cảm thường trải qua cảm giác tội lỗi, cố gắng tự tử nhiều hơn nam giới, mặc dù trên thực tế tỷ lệ tự tự ở nữ thấp hơn so với nam.
  • Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường liên quan đến rối loạn lo âu, đặc biệt là các triệu chứng hoảng loạn, ám ảnh và rối loạn ăn uống.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở phụ nữ và nam giới có phần khác biệt.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Một trong những cách để chữa lành và vượt qua trầm cảm đó là xây dựng sự hiểu biết đúng đắn; đồng thời, bạn cũng cần tháo gỡ những lầm tưởng tai hại để có cái nhìn đúng đắn về rối loạn tâm lý này.

Sau đây là những lầm tưởng phổ biến về bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

1. Lầm tưởng 1: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ không phải là bệnh thật

SỰ THẬT: Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp có nguồn gốc từ xã hội; tâm lý và sinh học. Đây là một bệnh có thể điều trị được.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm; đừng bỏ qua những tín hiệu rằng bạn cần được giúp đỡ (không ai đau dạ dày mà bỏ mặc cho bản thân bị đau cả). Hãy trao đổi với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để họ có thể tìm cách hỗ trợ bạn hiểu rõ và vượt qua tình trạng của mình.

2. Lầm tưởng 2: Trầm cảm chỉ đơn thuần là cảm xúc buồn

SỰ THẬT: Nỗi buồn là một dạng cảm xúc có nguyên nhân cụ thể; và thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Trầm cảm có thể khiến phụ nữ phiền muộn, thờ ơ và mất hy vọng một cách vô cớ; và thường dai dẳng, xảy ra trong thời gian dài.

Chúng ta ai cũng có lúc trải qua cảm xúc buồn bã; nhưng chỉ vì bạn cảm thấy buồn không có nghĩa là bạn đang bị bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Bạn có thể cảm thấy buồn phiền sau sự mất mát của người thân yêu; hoặc sự kết thúc của một mối quan hệ.

Nhưng bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một rối loạn tâm thần cần sự chẩn đoán của các bác sĩ tâm thần; các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường kéo dài, phát sinh đột ngột. Người mắc bệnh trầm cảm thường không thể giải thích được cảm nhận của họ; họ thậm chí có xu hướng nghĩ đến hoặc thực hiện hành vi tự hại; tự sát; cho dù cuộc sống của họ dường như đang diễn ra rất tốt đẹp.

3. Lầm tưởng 3: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ chỉ cần uống thuốc là khỏi

SỰ THẬT: Trầm cảm có thể cần được điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn xoa dịu các triệu chứng của trầm cảm (điển hình như mất ngủ); nhưng đồng thời, bạn cũng có thể cần các liệu pháp can thiệp khác để có thể chữa lành tinh thần của mình.

Ngoài thuốc, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm có thể được bác sĩ đề nghị các liệu pháp tâm lý (psychotherapy); hoặc liệu pháp trò chuyện (talk therapy). Sự kết hợp giữa sử dụng thuốc và liệu pháp trò chuyện là một hướng điều trị phổ biến.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Thuốc không phải là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

4. Lầm tưởng 4: Phụ nữ bị bệnh trầm cảm là do yếu đuối

SỰ THẬT: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một tình trạng bệnh lý; nó không liên quan đến tính cách hay sự kiên cường của một người nào đó.

Trầm cảm cũng tương đồng với hen suyễn hoặc tiểu đường. Tình trạng này thường bị thúc đẩy bởi những căng thẳng của cuộc sống (sự cô đơn; sự cô lập; mất người thân; mất việc làm; v.v.).

5. Lầm tưởng 5: Chia sẻ về bệnh trầm cảm ở phụ nữ sẽ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn

SỰ THẬT: Trò chuyện với một người có hiểu biết, đáng tin cậy và không phán xét sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình chữa lành.

Nhiều người tin rằng, nói về bệnh trầm cảm ở phụ nữ sẽ củng cố cảm giác hủy hoại và khiến bạn tập trung vào những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Nhưng đối với nhiều phụ nữ bị bệnh trầm cảm; trạng thái ở một mình với những suy nghĩ tiêu cực còn hủy hoại tinh thần của họ hơn nhiều.

Điều quan trọng là bạn có ai đó đáng tin, có hiểu biết và nhìn nhận khách quan lắng nghe bạn. Những người yêu thương bạn có thể lắng nghe bạn với sự cảm thông; hoặc những chuyên gia trị liệu tâm lý được đào tạo có thể cho bạn những điều bạn cần ngay lúc này.

6. Lầm tưởng 6: Chỉ cần thay đổi suy nghĩ, bạn sẽ vượt qua trầm cảm

SỰ THẬT: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ cần có sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý; với lộ trình điều trị rõ ràng theo thời gian.

Không ai chọn để bị trầm cảm. Một số người lầm tưởng rằng điều đó xảy ra vì bạn cho phép mình chìm đắm trong đau khổ hoặc buồn bã. Vì vậy, họ nghĩ rằng bạn có thể vượt qua trầm cảm bằng những suy nghĩ tích cực hoặc thay đổi thái độ.

Thay đổi suy nghĩ có thể hỗ trợ bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân cốt lõi đằng sau những suy nghĩ đó; thì việc vượt qua trầm cảm vẫn sẽ là thách thức khó khăn. Đồng thời, mỗi người bị trầm cảm sẽ cần những phương pháp can thiệp khác nhau (thuốc, liệu pháp trò chuyện, thay đổi lối sống, v.v.). Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình khi bị trầm cảm là tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia phù hợp.

7. Lầm tưởng 7: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là biểu hiện của sự lười biếng

SỰ THẬT: Sự lười biếng thường do bị thiếu đi động lực để thực hiện một việc nào đó. Trầm cảm là một rối loạn tâm thần cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Lười biếng là một trạng thái tạm thời; khi bạn có thể tìm được lý do để thực hiện công việc, bạn có thể thoát ra khỏi cảm giác lười của mình. Tuy nhiên với trầm cảm, động lực không phải là yếu tố duy nhất khiến một người có thể sinh hoạt và hoạt động một cách năng nổ.

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có phải là bị stress, căng thẳng quá không?

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Stress và căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài.

Các biểu hiện đặc trưng của stress bao gồm: cảm giác choáng ngợp do đối mặt với căng thẳng hoặc bị áp lực quá lâu. Stress ở một mức độ nhất định có thể giúp chúng ta thực hiện các chức năng hàng ngày; quá nhiều căng thẳng khiến chúng ta “mệt mỏi” và thường xuyên kiệt sức.

Còn bệnh trầm cảm ở phụ nữ có biểu hiện điển hình là sự chán nản trong hầu hết thời gian; hay được gọi là “tâm trạng tụt dốc”; bạn sẽ cảm thấy mất hứng thú với những điều bạn từng thích; và cảm thấy dường như không có điều gì là thực sự quan trọng.

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Với bệnh trầm cảm ở phụ nữ, các phương pháp điều trị có thể là cho sử dụng thuốc; tham gia trị liệu, tham vấn tâm lý; thay đổi lối sống lành mạnh (ăn, uống, ngủ, nghỉ); và học cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống của mình.

1. Sử dụng thuốc để chữa bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ; nhưng một mình thuốc sẽ không chữa được các nguyên nhân cốt lõi. Do sự khác biệt về mặt sinh học của phụ nữ, phụ nữ thường bắt đầu sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều lượng thấp hơn nam giới.

Phụ nữ cũng dễ gặp các tác dụng phụ hơn, vì vậy bất kỳ việc sử dụng thuốc nào cũng cần được theo dõi chặt chẽ. Hãy nhớ rằng, thuốc có tác dụng tốt nhất khi bạn thực hiện các thay đổi lối sống lành mạnh.

2. Tham vấn, trị liệu tâm lý

Liệu pháp trò chuyện (talk therapy) là một phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ cực kỳ hiệu quả. Liệu pháp này có thể cung cấp cho bạn các kỹ năng và cái nhìn sâu sắc để giảm các triệu chứng trầm cảm; và giúp ngăn ngừa trầm cảm quay trở lại.

Một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là chọn một nhà trị liệu phù hợp – người đồng hành chu đáo và hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị và phục hồi trầm cảm.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Liệu pháp trò chuyện được cho là phương pháp tốt nhất giúp điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

3. Ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Những gì bạn ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của bạn trong cuộc sống. Một số phụ nữ nhận thấy việc thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và các biện pháp thảo dược có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.