Đâu là quê hương trào “đồng khởi”?

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, các Đảng bộ Nam Bộ và Liên khu V đã coi trọng việc đưa Nghị quyết xuống tận cơ sở và quần chúng cách mạng. Phong trào đồng khởi (khởi nghĩa từng phần) bắt đầu.

 

Đâu là quê hương trào “đồng khởi”?

Nhân dân Bến Tre đồng khởi đêm 17/1/1960. Ảnh: baotanglichsu.vn

Ở Liên khu V, sau cuộc khởi nghĩa Bác Ái (năm 1958), trong năm 1959 diễn ra các cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Đức Phổ.

Ở Nam Bộ, nhân dân nhiều nơi ở miền Đông, miền Trung và miền Tây nổi dậy làm tan rã từng mảng bộ máy thống trị và kìm kẹp của địch ở cơ sở. Ngày 16-9-1959, lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh ở Gò Quản Cung, tỉnh Kiến Phong (nay thuộc Đồng Tháp), tiêu diệt một tiểu đoàn ngụy. Đêm 24-9-1959, Khu ủy Khu 8 (Trung Nam Bộ) họp bàn việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15, quyết định lãnh đạo các địa phương trong khu đồng loạt nổi dậy vào tháng Giêng năm 1960. Thực hiện Nghị quyết, Tỉnh ủy Bến Tre quyết định phát động tuần lễ "toàn dân đồng khởi” nhằm phá ách kìm kẹp của địch, xây dựng chính quyền cách mạng.

Ngày 17-01-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày nhất tề nổi dậy, diệt ác phá đồn, đập tan bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở cơ sở. Từ thắng lợi Mỏ Cày, phong trào lan nhanh sang các huyện Giồng Trộm, Châu Thành, Ba Tri, Thành Phú, Bình Đại. Chính quyền tự quản và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập, bọn ác ôn bị đưa ra xét xử, ruộng đất của địa chủ được đem chia cho nông dân. Theo chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ, đêm 25 rạng ngày 26-01-1960, lực lượng vũ trang cách mạng bất ngờ tiến công căn cứ Tua Hai (Tây Ninh) tiêu diệt và bắt sống 500 quân ngụy, cổ vũ quần chúng vùng lên giải phóng 24 xã trong tỉnh, xóa bỏ 70% bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp.

Hòa nhịp với cuộc Đồng khởi ở Bến Tre và Tây Ninh, các tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiến Phong, Kiến Tường... đồng loạt nổi dậy và làm chủ khoảng 2/3 số ấp, xã.

Ngọn lửa nổi dậy, tiến công bốc cao và lan rộng ở đồng bằng Nam Bộ, ở rừng núi miền Trung. Hầu hết các ban tề ấp, xã tan rã, tê liệt. Vùng giải phóng liên hoàn hình thành, nối liền các huyện, các tỉnh. Trong vùng giải phóng, quyền làm chủ hoàn toàn thuộc về quần chúng lao động. Một hình thức chính quyền nhân dân ra đời.

Tính đến cuối năm 1960, phong trào "Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền địch ở đại bộ phận cơ sở. Thế trận của địch ở miền Nam bị đảo lộn, từ chỗ tập trung lực lượng hô hào "Bắc tiến” chúng phải dồn về chống đỡ với cách mạng miền Nam.

Phong trào "Đồng khởi” ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Tháng 01-1960, 8.000 công nhân đồn điền cao su Biên Hòa đình công. Ngày 01-5-1960, 1.000 công nhân Sài Gòn mít tinh nêu khẩu hiệu đả đảo đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền dân tộc, dân chủ. Ngày 20-7, hàng vạn quần chúng ở các đô thị xuống đường biểu tình đòi "đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam", đòi quyền dân sinh, dân chủ. Tháng 8-1960, 500 thanh niên ở Trại huấn luyện thanh niên cộng hòa thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bỏ trại trốn về nhà. Ngày 20- 9-1960, hơn 20.000 đồng bào Khơme, trong đó có 2.000 sư sãi tỉnh Trà Vinh, kéo vào thị xã đấu tranh; 45.000 đồng bào nông thôn tỉnh Mỹ Tho kéo vào thị xã đòi chấm dứt việc bắn pháo vào các thôn, xóm. Ngày 04-10-1960, 10.000 đồng bào huyện Cao Lãnh kẻo vào thị xã Sa Đéc chống khủng bố, bắt phu, bắt lính. Ngày 15-10-1960, hơn 60.000 đồng bào tỉnh Bến Tre kéo vào thị xã đấu tranh đòi hủy bỏ luật 10/59. Trong năm 1960, ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị.

Phong trào "Đồng khởi" trên thực tế đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, đẩy chính quyền Mỹ vào tình thế bế tắc, mở ra bước ngoặt của cách mạng miền Nam, góp phần bảo vệ và củng cố miền Bắc.

Ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, Châu Thành (nay là Tân Biên - Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Mỗi độ xuân về, hình ảnh ánh đuốc lá dừa sáng rực đêm đêm và  âm vang của tiếng trống, tiếng mõ của những ngày Đồng Khởi, như sống dậy trong ký ức người dân Mỏ Cày, Bến Tre. Cuộc Đồng khởi đã 57 năm trôi qua, nhưng tinh thần Đồng Khởi vẫn được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre xem như một niềm tự hào và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất của quê hương.

Đâu là quê hương trào “đồng khởi”?

Đan thảm dừa (ảnh PV)

Trong những chiến công oanh liệt của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của thế kỷ XX, một trong những đóng góp của Đảng bộ nhân dân Bến Tre đó là, đã làm nên cuộc Đồng khởi “Long trời lở đất” vào ngày 17 tháng Giêng năm 1960.  Ngọn lửa tiêu biểu mở đầu cho cuộc Đồng Khởi từ 03 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh ngày 17 tháng Giêng năm 1960 đã nhanh chóng bùng lên khắp huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh. Khí thế cách mạng, khí thế Đồng khởi ngày càng lên cao làm cho chính quyền Ngô Đình Diệm hoang mang, lo sợ, tuyên bố phải nhanh chóng dập tắt cái "ung độc Kiến Hòa" và liên tiếp cho quân đội đến phản kích. Trước tình thế đó, Tỉnh ủy và Ban lãnh đạo Đồng khởi đã kiên cường, mưu trí, sáng tạo, lãnh đạo đấu tranh trực diện với kẻ thù làm cho bọn đầu não bối rối, binh sĩ địch vô cùng hoang mang. Sau 12 ngày đêm càn quét, buộc địch phải rút quân, cam chịu thất bại trước sức mạnh của Đồng khởi, ta bảo toàn lực lượng một cách an toàn. Đến cuối năm 1960 hệ thống kềm kẹp của chính quyền Sài Gòn tại tỉnh Bến Tre tan nát.

Đồng Khởi năm 1960 là thắng lợi của đường lối chiến tranh cách mạng đúng đắn của Đảng, của Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II); là biểu hiện sự vận dụng linh hoạt sáng tạo, tài tình đường lối của Đảng vào thực tiễn của tình hình tỉnh Bến Tre; là ý chí tự lực tự cường, khát khao độc lập, tự do và thể hiện phương pháp đấu tranh cách mạng thông minh tuyệt với của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre.

Thắng lợi của cuộc Đồng Khởi đồng thời còn là tiếng súng mở đầu cho cao trào tiến công và nổi dậy của toàn miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công địch, đẩy chế độ Mỹ - ngụy rơi vào thế khủng hoảng triền miên dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975.

Đồng Khởi 1960 đã làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè khắp năm châu, như một biểu tượng sáng người của lòng yêu nước của nhân dân 3 dãy cù lao anh hùng. Với thắng lợi của Đồng khởi và thắng lợi của Tổng tấn công Xuân Mậu Thân năm 1968, Bến Tre đã vinh dự được Trung ương tuyên dương, phong tặng danh hiệu 8 chữ vàng: “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy”.

Trong thư của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gởi cho Đảng bộ và nhân dân Bến Tre nhân kỷ niệm 40 năm Đồng khởi đã khẳng định “…Trong cuộc Đồng khởi vĩ đại ấy nhân dân và Đảng bộ Bến Tre là một trong những lá cờ đầu anh dũng nhất, quyết liệt nhất, sáng tạo nhất… góp phần tạo ra bước ngoặc chiến lược đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thời kỳ tiến công chiến lược, làm xoay chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ - Diệm”

Thắng lợi của cuộc Đồng khởi đã đút kết cho Đảng bộ và nhân dân Bến Tre nhiều bài học quý báu về “thế trận lòng dân”, “chiến tranh nhân dân”. Trong điều kiện khó khăn, đen tối của phong trào cách mạng Bến Tre những năm trước Đồng khởi, cơ sở cách mạng bị địch đánh phá ác liệt thế nhưng Đảng và niềm tin thắng lợi của sự nghiệp cách mạng vẫn sôi sục, mãnh liệt trong nhân dân. Dân nuôi giấu cán bộ, che chở cán bộ, cán bộ xây dựng niềm tin và lãnh đạo nhân dân vùng lên Đồng Khởi giành thắng lợi và chúng ta càng thấm thía hơn về lời dạy của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Thắng lợi của cuộc Đồng khởi 17/1/1960 là một mốc son chói lọi, là bản anh hùng ca bất hũ của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau ngày giải phóng và trong sự nghiệp xây dựng lại quê hương, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng, vận dụng những bài học kinh nghiệm từ Đồng khởi, nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, quyết vượt qua khó khăn, thách thức, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt là phong trào “Đồng khởi mới” trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu được tiến hành trong những năm qua, Bến Tre đã chuyển mình nhanh chóng, bức phá đi lên, đạt nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế tăng tưởng bình quân 7,3%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống giao thông trong tỉnh và kết nối tỉnh với vùng khá hoàn chỉnh; hầu hết các chỉ tiêu về văn hóa – xã hội đều nằm trong tốp đầu của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, một số chỉ tiêu nằm trong tốp khá so với bình quân cả nước; an ninhh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có sự chuyển biến tích cực;… những kết quả đạt được đã làm cho bộ mặt kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh không ngừng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; tạo thế và lực mới cho Bến Tre phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre (Khóa X) đã phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” (Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 07/01/2016), phong trào nhằm cổ vũ, động viên mọi người tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” bằng những hành động cụ thể, thiết thực; quyết tâm đưa kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển toàn diện, hướng đến mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị đã đạt được những kết quả bước đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ, đảng viên, trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị… Và trong những năm tới, để tiếp tục phát huy tinh thần Đồng Khởi năm xưa, thực hiện thắng lợi phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần phải phát huy vai trò trong việc quán triệt Chỉ thị số 16-CT/TU trong cán bộ, đảng viên, tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong triển khai thực hiện chỉ thị; từng đơn vị, địa phương cần xác định rõ nội dung, nhiệm vụ của phong trào, gắn sát với cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết đại hội các cấp và cần tập trung: nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân; xây dựng giao thông nông thôn; đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh môi trường; nâng chất gia đình văn hóa, quyết tâm đẩy mạnh phong trào và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Như lời dặn dò của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại Đại hội X của Đảng bộ tỉnh: “… Ngày nay Bến Tre và cả nước đang đứng trước vận hội mới và thách thức mới…. phát huy tinh thần Đồng khởi , một cuộc “Đồng Khởi mới”, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 đột phát, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị và xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh” sẽ được toàn bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh biến thành hiện thực”

Sự kiện Đồng khởi đã đi vào lịch sử. Phong trào Đồng khởi là niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Bến Tre. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống bằng quá khứ, sống bằng lòng tự hào mà chúng ta cần phải biết giữ gìn, kế thừa, phát huy, để ngọn lửa Đồng khởi luôn sáng mãi trong phong trào thi đua Đồng khởi mới, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ tiếp tục vững bước đi lên làm nên những kỳ tích anh hùng trong công cuộc xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

phong trào Đồng Khởi diễn ra ở đầu?

Phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên tại tỉnh Bến Tre vào sáng ngày 17/1/1960, với việc đánh chiếm Tổng đoàn dân vệ đóng tại đình Định Phước, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Những ngày sau đó, phong trào lan ra toàn tỉnh Bến Tre và thu được nhiều thắng lợi to lớn.

Tại sao lại gọi là phong trào Đồng Khởi?

Đồng khởi là nói tắt của đồng lòng khởi nghĩa, nếu khởi nghĩa không đồng lòng trong tỉnh hay ở miền Nam thì sẽ không có kết quả”. Điều này trùng với một bộc lộ của bà Nguyễn Thị Định trong hồi ký của mình: “… hai chữ Đồng khởi riêng trong đầu óc tôi vẫn liên tưởng từ cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám mà ra.

Bến Tre là quê hương của ai?

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi "quê hương của Phong trào Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất trong năm 1960.

Quê hương Đồng Khởi lừng danh ngày nào?

Hơn 7 vạn thanh niên Bến Tre lên đường cầm súng đánh giặc, thì 35.590 người đã trở thành liệt sĩ. Vinh quang vô cùng, nhưng đau thương, mất mát thật là vô hạn. Bước sang năm 2020, cũng là dịp kỷ niệm 120 năm tỉnh Bến Tre thành lập (1-1-1900 - 1-1-2020); 60 năm Bến Tre Đồng khởi (17-1-1960 - 17-1-2020).