Dấu ngoặc kép trong cụm từ những cái kén người có phải là lời dẫn trực tiếp không vì sao

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  •    B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp
  •    C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
  •    D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

  • A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của  hoặc nhân vật
  • B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp
  • D.  lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

  • A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}
  • B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []

Câu 5: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

Câu 6: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

[1] Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
[2] Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. [3] Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". [4] Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. [5]Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

  • A. Các câu [1] [2] [3] [ 4]
  • C. Các câu [1] [2] [4]
  • D. Các câu [5] [4] [3]

Câu 7: Các từ LÀ, RẰNG nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?

  • B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
  • C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp

Câu 8: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

Câu 9: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

Câu 10: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

  • A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
  • B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.
  • C. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...

  • A. Nhắc lại ý chính
  • C. Nhắc lại một phần

Câu 12:  Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác:

  • A. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
  • B. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
  • D. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó

Câu 13: Trong các câu sau , câu nào có lời dẫn trực tiếp ?

  • B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  • C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .
  • D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa .

Câu 14: Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp ?

  • A. Cúc nói với Mai : “ Bố của tôi rất nghiêm khắc”
  • B. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc .
  • C. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc .
 


Xem đáp án

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÔNG DỤNG

Trả lời câu hỏi [trang 141 SGK Ngữ văn 8 tập 1]

Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?

a] Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.

[Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế]

b] Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!

[Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử]

 c] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

[Thép mới, Cây tre Việt Nam]

d] Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.

[Ngữ văn 7, tập hai]

Lời giải chi tiết:

a] Lời dẫn trực tiếp [một câu nói của thánh Găng-đi].

b] Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu [ẩn dụ]

c] Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với nước ta: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.

d] Tên của các vở kịch.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 142 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích [trang 142, 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1].

Lời giải chi tiết:

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:

a] Câu nói được dẫn trực tiếp [những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão].

b] Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.

c] Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.

d] Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.

e] Từ ngữ được dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ của Nguyễn Du [Truyện Kiều]. Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ, người ta ít đặt phần dẫn vào trong dấu ngoặc kép.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 143 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích [trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1] và giải thích lí do.

Lời giải chi tiết:

Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp, giải thích lí do:

a] Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” đánh dấu báo trước lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và "tươi", đánh dấu từ ngừ được dẫn lại.

b] Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”, đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” đánh dấu trực tiếp.

c] Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại. “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Từ “Đây” viết hoa.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 143 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Vì sao hai câu [trang 143, 144 SGK Ngữ văn 8 tập 1] đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?

Lời giải chi tiết:

Hai câu có ý nghĩa giống nhau, nhưng dùng dấu câu khác nhau:

a] Dừng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b] Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn [lời dẫn gián tiếp].

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc hơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ Vũ Đình Liên [1913-1996] quê ở Hà Nội, là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ bất hủ Ông đồ, ông viết:

“Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở dâu bây giờ?”

- Dấu ngoặc đơn: Để ghi chú thêm.

- Dấu hai chấm: Trước một lời dẫn nguyên văn.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu đoạn trích dẫn nguyên văn.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

- Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…

- Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô [Ai Cập] họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa : 8,1

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề