Dễ bị cảm phải làm sao

Bị cảm lạnh không hề dễ chịu chút nào, do đó, mọi người đều mong muốn tìm kiếm những cách chữa cảm lạnh nhanh nhất. Từ đó mà dễ dàng dẫn đến nhiều cách sai lầm. Vì vậy, bên cạnh bị cảm lạnh nên làm gì, bạn cũng cần quan tâm đến những điều không nên làm như:

1. Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong trường hợp bạn bị cảm lạnh vì đây là tình trạng đường hô hấp bị virus tấn công và kháng sinh thì không giúp tiêu diệt được virus. Ngược lại, việc dùng kháng sinh bừa bãi còn làm tăng khả năng kháng kháng sinh của cơ thể.

2. Bị cảm lạnh nên làm gì? Có nên dùng kẽm

Kẽm được một số nghiên cứu chứng minh tác dụng rút ngắn thời gian cảm lạnh ở người bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Mặt khác, kẽm cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ có hại cho cơ thể nên tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dễ bị cảm phải làm sao

3. Những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khác

Một số thói quen dưới đây cần được thực hiện thường xuyên, kể cả khi bạn không bị cảm lạnh vì chúng đều có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

  • Hạn chế ăn uống các loại đồ ăn thức uống có nhiều cafein và đường như trà, cà phê, socola,…
  • Ngưng hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá vì thành phần khói thuốc sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi, họng khiến cho viêm bị kích thích và nặng nề hơn.
  • Chỉ vận động nhẹ nhàng khi bị cảm, tránh tiêu hao quá nhiều năng lượng của cơ thể.
  • Luôn đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế thức quá khuya.

Bên cạnh lưu tâm đến việc bị cảm lạnh nên làm gì, bạn cũng cần giảm nguy cơ lây cảm lạnh cho những người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, che mặt khi hắt hơi, mang khẩu trang, không dùng chung dụng cụ ăn uống hay khăn tắm. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 2 tuần hoặc có xu hướng xấu đi, hoặc nghiêm trọng cần phải thăm khám ngay nhé!

Không phải lúc nào bị cảm lạnh bạn cũng bắt buộc phải uống thuốc, sử dụng ngay các mẹo điều trị cảm lạnh đơn giản, dễ thực hiện dưới đây để đối phó với căn bệnh này một cách hiệu quả không ngờ

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cảm lạnh nên để điều trị cảm lạnh các bác sĩ thường dựa vào triệu chứng cảm lạnh như sốt, đau đầu, viêm họng, ho...để có các phương pháp điều trị giảm triệu chứng thích hợp. Trước khi sử dụng thuốc, để giảm triệu chứng cảm lạnh, bạn có thể áp dụng các cách điều trị sau.

1Uống nhiều nước ấm

Dễ bị cảm phải làm sao

Uống nước ấm vừa giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh: tan đờm, làm dịu cơn đau họng, khô cổ, ho... vừa phòng ngừa cơ thể mất nước. Bạn có thể cho thêm 1 lát gừng, pha thêm một ít mật ong, chanh vào ly nước ấm vừa thơm mà lại tăng thêm tác dụng.

Ngoài uống nước ấm, bạn cũng có thể dùng thêm trà nóng, cháo/súp nóng cũng giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà cũng có tác dụng giảm viêm mũi, viêm họng, giảm tắc nghẽn xoang.

2Xông hơi

Dễ bị cảm phải làm sao

Phương pháp xông hơi giúp làm thông mũi, làm loãng và dễ đẩy các chất nhầy trong mũi ra ngoài. Để xông hơi, bạn đổ nước sôi vào 1 tô lớn, đặt tô lên bàn thăng bằng, trùm khăn vải lên đầu, úp mặt vào tô nước nóng nhưng không quá sát tô để tránh bỏng da, nhắm mắt và hít mũi thật sâu, mỗi lần hít giữ trong 10-20 giây rồi thở ra. Sau khi xông có thể mở khăn vải ra để hít thở thoải mái hơn.

Có thể thêm 1 ít tinh dầu bạc hà, dầu thông, khuynh diệp, húng tây vào nước xông hơi để tăng hiệu quả thông mũi, giải cảm lạnh.

3Súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dễ bị cảm phải làm sao

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi, nhỏ mũi để giảm triệu chứng cảm lạnh cũng là một phương pháp hữu hiệu dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nên áp dụng 1 lần/ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Để rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn chỉ cần đặt vòi của chai nước muối vào 1 bên lỗ mũi và xịt, xịt tầm 120 ml nước vào hốc mũi, nghiêng đầu để nước muối chảy ngược qua hốc mũi bên kia dễ dàng hơn, lặp lại động tác như vậy với bên mũi còn lại. Sau khi rửa xong, hỉ mũi thật nhẹ để loại bỏ sạch sẽ nước muối còn sót lại ra ngoài dễ dàng.

Bạn nên đứng gần bồn rửa mặt, cúi đầu xuống gần bồn rửa để tránh cho nước mũi chảy ra sàn, nếu thấy nước mũi chảy xuống cổ họng, bạn nên cúi đầu xuống thấp hơn, cố gắng khi rửa không nuốt nước muối.

Với trẻ sơ sinh chỉ nên nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối vào lỗ mũi của bé, rồi đặt ống hút mũi vào bên hốc mũi còn lại để hút nước muối ra ngoài tiện hơn. Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên dùng loại ống hút tự điều chỉnh bằng lực hút của mình đễ tránh lực hút quá mạnh gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Đối với bé trên 2 tuổi, mẹ có thể sử dụng ống hút mũi bằng cao su.

Khi bị cảm lạnh nếu bạn bị đau họng, khó chịu ở cổ, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, nước muối có tính sát khuẩn, sát trùng cao sẽ giúp làm giảm cơn đau họng, khó chịu tức thì. Kiên trì súc miệng 2-4 lần/ngày sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

5Kê cao gối khi ngủ

Dễ bị cảm phải làm sao

Khi nằm xuống, tình trạng ngạt mũi của bạn sẽ tăng lên, nặng hơn, gây khó chịu, khó ngủ. Để giảm triệu chứng này, bạn nên kê gối cao hơn khi ngủ sẽ giúp giảm triệu chứng ngạt mũi, hít thở dễ dàng, thông thoáng, thoải mái hơn, giúp ngủ ngon hơn.

6Ăn tỏi

Dễ bị cảm phải làm sao

Tỏi có chứa nhiều chất Allicin có tác dụng chống virus gây cảm hiệu quả, để giảm triệu chứng cảm lạnh, bạn ăn nguyên 1 tép tỏi hoặc cho nhiều tỏi vào món ăn, sử dụng thực phẩm chức năng được làm từ tỏi để giải cảm lạnh hiệu quả.

Lưu ý là tỏi có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết nên người đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên ăn tỏi.

7Ăn cam

Dễ bị cảm phải làm sao

Bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, giảm cảm lạnh nhanh hơn nên người bệnh có thể ăn 1 quả cam mỗi ngày hoặc uống 1 cốc nước cam cho tới khi hết cảm lạnh.

Bạn cũng có thể thay thế cam bằng quýt, chanh, bưởi, kiwi hoặc uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C cũng giúp hết cảm dễ dàng nhé.

Thời tiết chuyển mùa, hay mưa như thời điểm hiện tại, mọi người rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh. Mong rằng những thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp mọi người chăm sóc sức khoẻ thật tốt, giảm các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc.