Địa chi lục phá là gì

Địa chi là gì ? Tài liệu xem các chi xung khắc, các con giáp hợp nhau

Tài liệu phong thuỷ

Tài liệu xem địa chi xung khắc nhau như thế nào, xem địa chi hợp nhau là gì. Cách xem các con giáp hợp nhau, những con giáp hại nhau, ý nghĩa của địa chi trong xem tử vi.

Xem Nhanh Bài Viết

  • Địa chi là gì ?
  • Địa chi tương ứng theo giờ
  • Tính âm dương của các địa chi
  • Ngũ hành tương ứng các địa chi
  • Các hướng tương ứng địa chi
  • Mối quan hệ hợp khắc của địa chi
    • Các bộ tam hợp
    • Các bộ tứ hành xung
    • Các cặp lục hợp
    • Các cặp lục xung
    • Các cặp lục phá
    • Các cặp lục hại
  • Kết luận

Địa chi là gì ?

  • Theo truyền thuyết kể rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng muốn chọn loài vật thật xứng đáng đại diện cho từng năm.
  • Sau nhiều ngày bàn bạc, Ngọc Hoàng đưa ra quyết định sẽ triệu tập tất cả muôn thú.
  • Kể từ khi thông báo truyền ra, con vật đến đầu tiên sẽ đứng đầu trong 12 con giáp.
  • Con vật này sẽ giới thiệu con vật thứ 2, con thứ 2 giới thiệu con thứ 3 Cứ như vậy cho đến khi đủ 12 con thì thôi.
  • Trong 1 ngày, tháng và năm, cũng được tính theo thứ tự của những con vật này.
  • Ngoài ra địa chi còn có tên gọi là Thập Nhị Địa Chi, hay khi ứng dụng vào xem can chi, thì còn được gọi là Thập Can Thập Nhị Chi.
  • Sự kết hợp của Thập Can Thập Nhị Chi, tạo thành Lục Thập Hoa Giáp. Được ứng dụng tính theo năm, có vòng lặp lại là 60 năm 1 lần.
  • 12 con giáp được sắp xếp thứ tự như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Địa chi tương ứng theo giờ

  • Giờ Tý có thời gian từ 23h 1h: Đây là lúc nửa đêm. Thời điểm này loài chuột bắt đầu hoạt động và kiếm ăn.
  • Giờ Sửu có thời gian từ 1h 3h: Đây là lúc trâu bò nhai lại thức ăn.
  • Giờ Dần có thời gian từ 3h 5h: Đây là thời điểm hổ sau khi đi săn mồi, sẽ trở về hang nghỉ ngơi sau một ngày dài.
  • Giờ Mão có thời gian từ 5h -7h: Đây là thời điểm những chú mèo nghỉ ngơi sau khi săn bắt chuột.
  • Giờ Thìn có thời gian từ 7h 9h: Đây là thời điểm con người cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất, nên người xưa đã lấy con rồng, một hình tượng cao quý làm hình tượng.
  • Giờ Tỵ có thời gian từ 9h 11h: Đây là thời điểm rắn ẩn mình vào hang để nghỉ ngơi, ẩn nấp.
  • Giờ Ngọ có thời gian từ 11h 13h: Đây là thời điểm ngựa nghỉ ngơi, sau một ngày dài làm việc hay trong chuyến đi dài.
  • Giờ Mùi có thời gian từ 13h 15h: Đây là thời điểm dê ăn cỏ.
  • Giờ Thân có thời gian từ 15h 17h: Đây là thời điểm khỉ tìm về hang, sau một ngày kiếm ăn trong rừng.
  • Giờ Dậu có thời gian từ 17h 19h: Đây là thời điểm đàn gà về chuồng.
  • Giờ Tuất có thời gian từ 19h -21h: Đây là thời điểm chó trông nhà, và hoạt động nhiều nhất trong ngày.
  • Giờ Hợi có thời gian từ 21h 23h: Đây là giờ lợn đi ngủ.

Tính âm dương của các địa chi

Trong địa chi cũng được áp dụng quy luật âm dương, để xem tử vi. Vì vậy khi xem tử vi, chúng ta vẫn thường nghe nói tới âm nam, dương nam, âm nữ, dương nữ.

  • Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
  • Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão.

Ngũ hành tương ứng các địa chi

Khi xem tử vi, thì quy luật quan trọng nhất đó là ngũ hành, việc áp dụng ngũ hành tương sinh, giúp biết được tính cách của từng con người, từ đó đưa ra được cách sống phù hợp.

  • Chi Dần và chi Mão thuộc hành Mộc.
  • Chi Tỵ và chi Ngọ thuộc hành Hỏa.
  • Chi Thân và chi Dậu thuộc hành Kim.
  • Chi Hợi và chi Tý thuộc hành Thủy.
  • Chi Thìn, Tuất, Sửụ, và chi Mùi thuộc hành Thổ.

Các hướng tương ứng địa chi

  • Chi Dần và chi Mão thuộc hướng Đông.
  • Chi Tỵ và chi Ngọ thuộc hướng Nam.
  • Chi Thân và chi Dậu thuộc hướng Tây.
  • Chi Hợi và chi Tý thuộc hướng Bắc.
  • Chi Thìn, Tuất, Sửu và chi Mùi thuộc trung tâm, trung hòa 4 phương.

Mối quan hệ hợp khắc của địa chi

Khi xem tuổi hợp nhau, hay xem tử vi, thì chúng ta vẫn thường xem về các vấn đề xung khắc của địa chi. Mời quý vị xem tổng quan một số yếu tố xung khắc chính ở địa chi.

Các bộ tam hợp

Trong 12 con giáp được chia thành 4 bộ tam hợp, có ý nói tới những tuổi này cùng quan điểm sống, có tính cách tương đồng nhau. Hay nói tới môi trường sống, môi trường sinh hoạt, và có cùng âm hoặc cùng dương.

  • Hợi Mão Mùi.
  • Dậu Ngọ Tuất.
  • Tỵ Dậu Sửu.
  • Thân Tý Thìn.

Các bộ tứ hành xung

Cũng tương tự như tam hợp, tứ hành xung được chia thành 3 bộ, mỗi bộ 4 con giáp. Và trong 4 con giáp này sẽ có 2 cặp xung nhau, bao gồm như:

  • Tý xung Ngọ, Mẹo xung Dậu.
  • Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi.
  • Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi.

==> Xem thêm: Tài liệu chi tiết tam hợp tứ hành xung

Các cặp lục hợp

Lục hợp hay còn gọi là cặp hợp nhau, nếu như 1 cặp thì gọi là nhị hợp. Và trong 12 con giáp, được chia thành 6 cặp nhị hợp, được gọi là lục hợp.

  • Tý và Sửu
  • Dần và Hợi
  • Mão và Tuất
  • Thìn và Dậu
  • Tỵ và Thân
  • Ngọ và Mùi.

Các cặp lục xung

Lục xung có nghĩa rằng là 6 cặp xung nhau, ý nói lên trong 1 cặp đó, thì 2 con giáp này xung đột lẫn nhau. Ví dụ cả 2 con giáp này không ai thua ai cả, hay không ai chịu thiệt ai.

  • Tý và Ngọ
  • Sửu và Mùi
  • Dần và Thân
  • Mão và Dậu
  • Thìn và Tuất
  • Tỵ và Hợi.

Các cặp lục phá

Lục phá hay còn gọi là phá nhau, ví dụ như chồng lo làm ăn thì vợ ăn chơi phá phách, vợ lo làm ăn thì chồng ăn chơi sa đọa

  • Tý và Dậu
  • Ngọ và Mão
  • Thân và Tỵ
  • Dần và Hợi
  • Thìn và Sửu
  • Tuất và Mùi.

Các cặp lục hại

Lục hại hay còn gọi là những cặp giáp hại nhau, ví dụ như chồng hại vợ, hoặc vợ chồng xâm hại lẫn nhau. Hay ví dụ chi tiết hơn: Là những con giáp này làm tổn thương nhau, hại nhau phải đau khổ

  • Tý và Mùi
  • Sửu và Ngọ
  • Dần và Tỵ
  • Mão và Thìn
  • Thân và Hợi
  • Dậu và Tuất.

==> Xem thêm: Tổng hợp yếu tố xem tuổi hợp nhau

Kết luận

  • Khi xem xét các chi hợp nhau, xung khắc nhau, thì chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố để xem xét.
  • Để phân tích kỹ hơn, thì chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn về thiếu âm, thiếu dương, thái âm, thái dương.
  • Trong cuộc sống không ít cặp đôi không hợp nhau về tính cách, không hiểu nhau. Thành ra cuộc sống gia đình đảo lộn, ví dụ như 2 vợ chồng hợp nhau, khi vợ muốn làm điều gì đó, sẽ bàn bạc trước với chồng, được người chồng ủng hộ, đưa ra giải pháp tốt nhất, tạo được nên sự thành công. Nhưng khi không hợp nhau, vợ làm 1 đường, chồng lại có suy nghĩ 1 nẽo, thành ra cãi nhau và dẫn đến thất bại.
  • Tử vi là để phân tích tính cách từng con người, nhằm tìm ra cách hoa giải, để hòa hợp với nhau.
  • Nên chẳng có quy luật nào về lấy người này, người kia không hợp, rồi gây ra chết yểu, hay không hợp nhau mà gây ra tai nạn hằng ngày.
  • Nên khi xem tử vi, hiểu hơn về tính cách của mình, và tính cách 1 nữa kia. Thì hãy tìm ra cách để chung sống hòa hợp hơn, có cách sống khả quan hơn. Không nên nghe các thầy bảo là do không hợp nên mới bị thế này thế kia, rồi phát sinh ra những điều không tốt

==> Xem thêm: Tài liệu và ý nghĩa của thiên can

  • Tweet

Video liên quan

Chủ Đề