Dịch ổ bụng lượng ít có sao không

Tràn dịch màng bụng xảy ra khi có sự tích tụ bất thường của các chất dịch bên trong ổ bụng. Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ ít biểu hiện triệu chứng rõ rệt, thường tới khi dịch trong ổ bụng nhiều khiến người bệnh khó chịu hoặc các triệu chứng khác của bệnh lý gây tràn dịch ổ bụng xuất hiện thì người bệnh mới đi khám và phát hiện ra. Vậy tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không và làm thế nào để chẩn đoán ra bệnh?

16/11/2021 | Chướng bụng sau mổ ruột thừa - nguyên nhân và cách khắc phục
12/11/2021 | Đau bụng âm ỉ trên rốn - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý chớ nên lơ là!
08/11/2021 | Hiện tượng chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không và làm sao để hết?

1. Đâu là nguyên nhân gây nên tràn dịch ổ bụng?

Các yếu tố sau đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tràn dịch màng bụng (hay tràn dịch trong ổ bụng):

  • Bệnh nhân bị suy tim;

  • Người mắc hội chứng Budd - Chiari;

  • Bị bệnh xơ gan;

  • Do viêm tụy;

  • Bị tắc tĩnh mạch gan;

  • Hiện tượng phù mạch di truyền;

  • Mắc cách bệnh lý về thận;

  • Bị tràn dịch dưỡng chấp màng bụng;

Dịch ổ bụng lượng ít có sao không

Rất nhiều người khi thấy bụng phồng to thì rất lo lắng liệu mình có đang bị tràn dịch màng bụng hay không

  • Bị viêm mạch;

  • Do mắc bệnh lý buồng trứng (khối u trong buồng trứng);

  • Mắc bệnh suy giáp;

  • Hội chứng Demon - Meigs;

  • Bị tràn dịch màng bụng do mắc bệnh ung thư;

  • Tràn dịch màng bụng do bị viêm phúc mạc vì bị nhiễm nấm, nhiễm trùng, viêm phúc mạc ở bệnh nhân bị lao, nhiễm HIV,...

2. Tràn dịch màng bụng sẽ có những triệu chứng gì?

Bệnh nhân sẽ chưa có các biểu hiện rõ ràng khi bị tràn dịch mức độ nhẹ. Tuy nhiên tới khi bệnh diễn tiến nặng hơn với lượng dịch nhiều thì bệnh nhân có thể trải qua những triệu chứng như sau:

  • Bụng phồng to và căng lên;

  • Rốn lồi ra ngoài;

  • Cân nặng gia tăng mà không rõ nguyên nhân;

  • Người bệnh bị khó thở, thậm chí phải ngồi dậy để thở dễ dàng hơn;

  • Vùng bụng có tình trạng bị phù nề;

  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói;

  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng và nặng nề vùng bụng;

  • Sưng vùng mắt cá chân;

  • Bệnh nhân có thể bị trĩ, khu vực quanh hậu môn sưng lên;

  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon;

  • Có thể bị phù phổi, suy tim hoặc thậm chí là tràn dịch màng phổi;

  • Trong trường hợp bệnh nhân là nam giới bị xơ gan thì còn bị vú to, nôn ra máu, rối loạn thần kinh,...

3. Vậy tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không?

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh là gì mà mức độ nguy hiểm của tràn dịch màng bụng ở mỗi người là khác nhau. Có 3 cấp độ để xem xét tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không, đó là:

  • Mức độ 1: là các trường hợp tràn dịch nhẹ, có thể phát hiện được qua siêu âm ổ bụng hoặc chụp CT;

  • Mức độ 2: biểu hiện lâm sàng rõ rệt hơn và chẩn đoán được qua thăm khám như sờ nắn, gõ bụng,...;

  • Mức độ 3: bệnh diễn biến nặng, tình trạng căng bụng, tràn dịch có thể nhìn thấy rõ.

Dịch ổ bụng lượng ít có sao không

Tràn dịch trong ổ bụng sẽ khiến bệnh nhân có nhiều triệu chứng khó chịu liên quan tới vấn đề về tiêu hóa

Bên cạnh đó, một yếu tố khác cũng giúp chúng ta biết được tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không:

  • Nếu dịch trong suốt, không màu: nguyên nhân có thể là bắt nguồn từ bệnh tim;

  • Dịch có màu vàng sậm: người bệnh có khả năng đang mắc xơ gan;

  • Dịch màu vàng chanh: thường xuất hiện ở những người bị lao màng bụng hoặc ung thư;

  • Dịch màu trắng như sữa kèm theo tình trạng đông lại giống như thạch: cần kiểm tra xem bệnh nhân có khối u nào tồn tại trong ổ bụng hay không;

  • Dịch màu đục giống như dịch mủ: rất có thể người bệnh bị viêm màng bụng có chứa mủ.

Tràn dịch ổ bụng là bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân sẽ dễ trải qua những triệu chứng như suy nhược kéo dài, rối loạn thần kinh, khó thở,... ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

4. Các biện pháp được dùng để chẩn đoán tràn dịch màng bụng

Biểu hiện của tràn dịch trong ổ bụng khá đa dạng với nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bằng các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng.

4.1. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng

  • Thông qua quan sát bằng mắt: bệnh nhân cần thực hiện hai tư thế gồm đứng và nằm. Bác sĩ sẽ quan sát khi người bệnh trong trạng thái đang đứng thì bụng sẽ gặp tình trạng chảy xệ. Còn khi bệnh nhân nằm ngửa, 2 bên bụng to bè, rốn lồi ra và bụng không thể chuyển động như bình thường theo nhịp thở;

  • Sờ nắn: trong trường hợp lượng dịch ít thì sẽ khó phát hiện ra bệnh nếu chỉ sờ và cảm nhận bằng tay. Còn khi lượng dịch nhiều hơn thì bụng của người bệnh sẽ mềm và căng to như quả bóng;

  • Tay bệnh nhân cần được đặt chắn ngang đường trắng giữa, bác sĩ sẽ đặt 2 tay lên thành bụng, 1 tay dùng để gõ nhẹ vào thành bụng, nếu có hiện tượng sóng bụng lan sang phía bàn tay đối diện thì chính là nghiệm pháp sóng vỗ dương tính;

  • Nếu bụng của bệnh nhân có khối u, khi ấn ngón tay lên thành bụng sẽ cảm nhận được một cục u giống viên đá nổi trong nước;

  • Động tác gõ: bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa, bác sĩ sẽ tiến hành gõ từ rốn lan sang những vị trí lân cận và sẽ thấy vùng cao và cùng rốn có tiếng trong, ở vùng thấp tiếng đục.

4.2. Thực hiện xét nghiệm dịch màng bụng

Lấy dịch màng bụng và đem đi xét nghiệm là biện pháp giúp xác định được rõ nguyên nhân dẫn tới tràn dịch màng bụng.

4.3. Cách phân biệt tràn dịch màng bụng với những bệnh lý khác

Trong quá trình chẩn đoán xác định bệnh, cần lưu ý để phân biệt tràn dịch trong ổ bụng với những hiện tượng khác như:

  • Bụng bị to do chướng hơi: đối với bệnh nhân chướng hơi dẫn tới to bụng thì khi gõ lên thành bụng sẽ không thấy tiếng sóng vỗ;

  • Bụng to vì béo bụng: trường hợp này da bụng thường dày, rốn lõm xuống, gõ vào bụng không nghe tiếng trong ở trên cao hoặc tiếng đục ở vùng thấp;

  • Phù nề da bụng: bệnh nhân bị da bụng phù nề nếu ấn ngón tay lên da sẽ tồn tại vết lõm;

  • Bụng to vì đang mang thai: kèm thêm các biểu hiện của thai nghén và biện pháp siêu âm nên được chỉ định trong trường hợp này;

  • Người bệnh bị u nang buồng trứng dẫn tới bụng to: sẽ cảm nhận được khối u khi sờ vào bụng và bụng thường nhô lên cao thay vì to bè sang 2 bên;

  • Bụng to vì bí tiểu.

Dịch ổ bụng lượng ít có sao không

Bụng to có thể là do bạn đã mang bầu nên nếu muốn biết mình có bị tràn dịch màng bụng hay không, bạn hãy đi khám!

Tóm lại, để nhận biết được tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không, tốt hơn hết bệnh nhân nên đi thăm khám trực tiếp tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế với bác sĩ chuyên khoa. Một trong những địa chỉ khám bệnh uy tín mọi người thường lui tới đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với chất lượng dịch vụ hàng đầu và hiệu quả được khẳng định bởi trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện.

Để có nhiều thông tin hữu ích và được tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc xin vui lòng quay số tới tổng đài 1900565656 nhé!

Tràn dịch màng bụng là như thế nào?

Tràn dịch màng bụng là sự tích tụ bất thường của các chất lỏng bên trong ổ bụng. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không có những biểu hiện rõ rệt nên rất khó phát hiện bệnh.

Tại sao có dịch trong ổ bụng?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tràn dịch màng bụng, chiếm đến 81% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh là do xơ gan. Trong đó, tràn dịch màng bụng xơ gan do rượu chiếm 65%, tràn dịch màng bụng xơ gan do virus chiếm 10%, tràn dịch màng bụng xơ gan do các nguyên nhân khác chiếm 6%.

Tràn dịch màng bụng phải làm sao?

Bệnh nhân bị tràn dịch màng bụng nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày để tránh tích nước. Ngoài ra, bệnh nhân nên uống ít nước và các loại chất dịch khác. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng là cách giúp tăng sức đề kháng, giúp ích cho quá trình điều trị.

Dịch ổ bụng bao nhiêu?

Trung bình, trong dịch màng bụng có khoảng <250 bạch đầu đa nhân và <500 bạch đầu trên mỗi microlit. Số tế bào bạch cầu này sẽ tăng cao hơn trong bệnh lý nhiễm trùng, viêm phúc mạc, lao hoặc ung thư di căn.