Điều chính lợi ích cổ đông thiểu số là gì năm 2024

Lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.

- Lợi ích của cổ đông thiểu số là một khoản mục nợ trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, thể hiện một tỷ lệ nắm giữ của cổ đông thiểu số đối với các công ty con của nó.

Cách thức trình bày

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con quy định: "Lợi ích của cổ đông thiểu số phải được trình bày trong bảng cân đối kế toán hợp nhất thành chỉ tiêu tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong thu nhập của tập đoàn cũng cần được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt".

Theo đó, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất của công ty, khoản mục này thường được trình bày giữa phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, thể hiện quyền sở hữu tài sản của các cổ đông không nắm quyền kiểm soát (có tỷ lệ nắm giữ trên 50% hoặc một số trường hợp kiểm soát đặc biệt khác mà tỷ lệ nắm giữ dưới 50%). Trên báo cáo kết quả kinh doanh, lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo phần lợi nhuận của công ty thuộc về các cổ đông thiểu số.

Cách thức ghi nhận

Lợi ích của cổ đông thiểu số được ghi nhận trong quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty mẹ và (các) công ty con. Trong đó, lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất được xác định và trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng biệt, tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm 2 trường hợp:

- Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11: "Hợp nhất kinh doanh".

- Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.

Trong trường hợp thứ nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty con được xác định tại thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhập với một công ty con (hoặc nắm quyền kiểm soát công ty con này dưới hình thức gián tiếp, thông qua một công ty con trung gian khác), sau đó khoản mục lợi ích của các cổ đông thiểu số trong công ty con sẽ được xác định và trình bày lại trên báo cáo tài chính sau khi đã hợp nhất của công ty mẹ căn cứ vào chênh lệch giữa giá trị tài sản thuần và giá trị của khoản đầu tư.

Trường hợp thứ hai, phần lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ cho thời gian hoạt động sau thời điểm kết thúc quá trình đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Khi đó, các biến động của tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu trong thời gian hoạt động của công ty con sẽ được tính toán lại và phân bổ lại vào khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ. Các Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII. Sang thế kỉ XIX Công ty cổ phần mới có điều kiện phát triển nhờ có sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự phát triển rộng rãi của hệ thống ngân hàng. Pháp luật cộng hòa Pháp quy định về Công ty cổ phần vào năm 1967, ở Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1870. Ban đầu, Công ty cổ phần ra đời gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, hoạt động của Công ty cổ phần luôn gắn liền với quyền lực nhà nước và mang đặc điểm chủ yếu của luật công.

Sau này, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Nhà nước đã phải lùi bước và nhường bước trước nguyên tắc tự do kinh doanh, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của Công ty cổ phần. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn giữ quyền cấp giấy phép thành lập công ty. Đến cuối thế kỉ XIX, Nhà nước đưa ra quy định bắt buộc mà các Công ty cổ phầnphải đăng ký vào danh bạ thương mại và Luật Công ty cổ phần đã trở thành luật tư thuầntúy.

Ở Việt Nam, sau năm 1986 khi thực hiện công cuộc đổi mới, các Công ty cổ phần đã được hình thành từ ba nguồn chính: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ khu vực kinh tế tư nhân, được thành lập từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, trước hết, Công ty cổ phầnlà một loại hình công ty.Trong khoa học pháplý, các nhà luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về công ty Nhà luật lọc Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm rằng: “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lýnhằmtiếnhànhcáchoạtđộngđểđạtmộtmụctiêuchungnàođó”.

Bộ luật Dân sự cộng hòa Pháp quy định: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”.

Tựu chung lại cả hai khái niệm đều hướng tới việc các cá nhân, pháp nhân góp vốn để tạo ra một tổ chức mới để tiến hành hoạt động chung nhằm mục đích là tìm kiếm lợi nhuận.

Luật doanh nghiệp 2014 không đề cập cụ thể đến khái niệm Công ty cổ phần mà chỉ định nghĩa Công ty cổ phần là doanh nghiệp với các đặc điểm được liệt kê bao gồm: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này (Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Theo từ điển pháp luật phổ thông, Công ty cổ phần được khái niệm là: “doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành cổ phần và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó, trong đó vốn của công ty được chia nhỏ thành những thành phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia góp vốn.Công ty cổ phần là công ty đặc trưng nhất, tiêu biểu của loại hình công ty đối vốn, tức các cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty thì yếu tố vốn là yếu tố cốt yếu, quan trọng nhất Công ty cổ phần cũng là loại hình công ty phát triển nhất hiệnnay.

Bên cạnh đó, các khái niệm cổ đông đều đề cập đến chủ thể nắm giữ cổ đông là người nói chung, từ người này không chỉ là người sinh học mà được hiểu rộng hơn bao gồm cá nhân và tổ chức, tùy từng quốc gia mà các quy định liên quan đến điều kiện trở thành cổ đông có thể khác nhau.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của Công ty cổ phần”.Khái niệm này tương thích với các định nghĩa chung trên thế giới và được quy định cụ thể hơn vấn đề chủ thể sở hữu, bên cạnh đó một số trường không thể trở thành cổ đông theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 hoặc là Luật chuyên ngành có quy định cụ thể về điều kiện để trở thành cổ đông.

Về mặt lý thuyết thì cổ đông chính là những người chủ, người sở hữu (đồng sở hữu) Công ty cổ phầncổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần và được thể hiệnra bên ngoài là các cổ phiếu. Để trở thành cổ đông của công ty thì cá nhân hoặc pháp nhân phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Mặc dù đã sở hữu cổ phần của công ty nhưng cổ đông phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của công tyđó.

Vì vậy, có thể khái quát “Cổ đông Công ty cổ phần là tổ chức hoặc các nhân sở hữu một hoặc nhiều cổ phần trong Công ty cổ phần, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với số cổ phần đang sở hữu, được chứng nhận bằng số cổ phiếu của công ty và phải đảm bảo đủ các thông tin được quy định trong sổ cổ đông”. Cho nên bảo vệ cổ đông trước tiên là bảo vệ các quyền, lợi ích của cổ đông trong công ty cổ phần. Vì vậy, vấn đề cơ bản quan trọng nhất trong bảo vệ cổ đông là phải ghi nhận các quyền của các cổ đông, quy định các cách thức để cổ đông bảo vệ các quyềnnày.

2. Khái niệm cổ đông thiểusố

Cổ đông thiểu số là một khái niệm có tính tương đối, biến đổi tùy theo từng hoàn cảnh và do vậy có nhiều định nghĩa về cổ đông thiểu số cần được phân tích. Một cổ đông với một tỷ lệ cổ phần sở hữu không đổi có thể là cổ đông thiểu số khi doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao nhưng lại trở thành một cổ đông lớn khi doanh nghiệp có mức độ phân tán vốn lớn. Do vậy, khái niệm cổ đông thiểu số nên được nghiên cứu trong tương quan với các khái niệm khác, cũng như đặt trong bối cảnh khác nhau về cấu trúc công ty. Khái niệm về kiểm soát - một đặc tính quan trọng và dễ thấy của cổ đông thiểu số, và khái niệm cổ đông lớn - một khái niệm có tính đối lập với cổ đông thiểu số - nên được sử dụng để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

Kiểm soát là một trong những đặc tính quan trọng nhất để xác định thế nào là cổđông thiểu số. Tại các công ty có cơ cấu sở hữu phân tán, khái niệm về kiểm soát sẽ không tồn tại và mọi cổ đông có thể đều là cổ đông thiểu số. Nhưng một nhómcổ đông thiểu số có thể kết hợp lại nắm quyền chi phối - có thể hiểu là kiểm soát nhóm thiểu số, khi họ được ủy quyền để có tỷ lệ phiếu bầu nhất định. Ngược lại, tại các công ty có cơ cấu sở hữu tập trung sự phân biệt giữa cổ đông thiểu số và cổ đông lớn rất rõ ràng khi có một nhóm sẽ nắm giữ đủ tỷ lệ biểu quyết để chi phối trong Đại hộiđồng cổđông.

Có nhiều cách tiếp cận để đánh giá về kiểm soát. Cách tiếp cận đơn giản và có tính định lượng về kiểm soát là qua quyền sở hữu. Tiêu chí phổ biến được sử dụng trong trường hợp này là tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết cổ đông có tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết hớn sẽ nắm quyền kiểm soát công ty. Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng, bản chất của công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đối vốn và theo nguyên tắc đối vốn, người nào góp vốn nhiều thì người đó có quyền biểu quyết cao hơn và có khả năng chi phối, kiểm soát công ty cao hơn các cổ đôngkhác.

Việc xác định tỷ lệ hợp lý phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu của công ty. Nếu cầu trúc sở hữu của công ty phân tán, một cổ đông sở hữu 10% cổ phần cũng có thể được coi là cổ đông lớn. Ngược lại, trong trường hợp cấu trúc sở hữu của công ty là tập trung, cổ đông có thể phải sở hữu 30%, 40% mới thực sự kiểm soát được công ty Berle và Means (1932) đề xuất tỷ lệ này khoảng 20% khi nhận thấy các công ty lớn ở Mỹ vào thời điểm nghiên cứu thường có mức độ phân tán lớn.

Ưu điểm của cách tiếp cận này là quyền kiểm soát được xác định một cách rõ ràng và khá dễ hiểu. Tuy nhiên, cách tiếp cận theo nguyên tắc này bị nhiều nghiên cứu coi là không còn hợp với thời đại. Với sự xuất hiện của rất nhiều các công cụ pháp lý như thỏa thuận riêng, hợp đồng, cổ phần ưu đãi biểu quyết, chế định ủy quyền, quyền phủ quyết, quyền thông qua… các cổ đông nắm giữ tỷ lệ biểu quyết nhỏ trên thực tế vẫn có thể có được sự kiểm soátcôngtyvàngượclại.Dovậy,cáchtiếpcậntrêncótínhđịnhtính,nhấnmạnh vào việc xác định người thực sự có khả năng kiểm soát, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty tỏ ra hợp lý hơn .

Tuy nhiên, Cubbin và Leech lại không đồng ý với việc sử dụng tỷ lệ sở hữu để xác định quyền kiểm soát. Họ đã nêu ra hai khía cạnh quan trọng để phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu: đó là vị trí kiểm soát và mức độ kiểm soát. Vị trí kiểm soát có thể chia thành kiểm soát bên trong và kiểm soát bên ngoài Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào vị trí kiểm soát. Các nhà quản lý nội bộ công ty được cho là sẽ có quyền kiểm soát cao hơn, chặt chẽ hơn các cổ đông bên ngoài bộ máy điều hành. Mức độ kiểm soát đối với công ty còn phụ thuộc vào việc quyền bỏ phiếu sẽ được nhóm cổ đông có quyền kiểm soát thực hiện như thế nào Cubin và Leech định nghĩa cổ đông có quyền kiểm soát là người có quyền kiểm soát ở mức độ nhất định, được xác định một cách rõ ràng và thể hiện trong các quyết định của công ty. Theo đó, lượng cổ phiếu có quyền kiểm soát sẽ phụ thuộc vào mức độ phân tán cổ phiếu của côngty.

Theo cách tiếp cận định tính, cổ đông lớn là cổ đông thực sự ở vị trí có thể kiểm soát được công ty. Tiêu chí đo lường trong trường hợp này khá rộng, có thể là: quyền bổ nhiệm giámđốc hoặc các thành viên Ban kiểm soát; quyết định chế độ tiền lương, thưởng của người quản lý; quyết định mức cổ tức hay các vấn đề có ảnh hưởng đến chính sách, kế hoạch kinh doanh của công ty; quyết định vấn đề sáp nhập, giải thể, phá sản hay bán toàn bộ hoặc một phần lớn tài sản của công ty. Tuy cách tiếp cận này đã hướng đến việc xác định quyền kiểm soát thực sự, nhưng nhược điểm của nó là khá khó khăn trong việc khái quát thành định nghĩa, vì có quá nhiều tiêu chí phản ánh thực tế kinh doanh đa dạng của côngty. Cho nên, khái niệm cổ đông thiểu số thường được các định dựa trên 02 tiêu chí chính, đó là: tỷ lệ sở hữu cổ phần và mức độ ảnh hưởng đến việc điềuhành và kiểm soát công ty. Tùy thuộc vào mức độ phân tán trong cơ cấu sở hữu, mức độ tỷ lệ cổ phần nắm giữ phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia.

Việc khó khăn trong khái niệm cổ đông thiểu số đưa đến một cách tiếp cận khác, cách tiếp cận không nhất thiết cần có định nghĩa WB cho rằng: Cổ đông thiểu số là cổ đông mà lợi ích có thể bị chiếm đoạt. Quan điểm này mang tính khái quát cao, không hướng tới phân biệt một đối tượng cụ thể nào theo vốn hay quyền quyết định mà tiếp cận theo hậu quả của vấnđề.

Ở Thái Lan, quyền lợi của cổ đông được quy định trong Public Company Act B E 2535 (năm 1992) (PCA) và Securities anhd Exchange Act B E 2535 Trong hai đạo luật này cũng không có khái niệm như thế nào là Cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, trong Luật chứng khoán và giao dịch có quy định “cổ đông kiểm soát” là những người có ảnh hưởng đáng kể trong chính sách quản lý của công ty, là cổ đông sở hữu 25% cổ phần của công ty trực tiếp hoặc gián tiếp, có quyền biểu quyết.Các nghiên cứu ở Thái Lan trước đây về cổ phần kiểm soát cũng đã sử dụng mức 25% này (đối với công ty tư nhân).Tuy nhiên, các tài liệu quốc tế thì áp dụng tỷ lệ phần trăm là 10 và 20, các tỷ lệ phần trăm khác nhau cho thấy cấu trúc quyền sở hữu khác nhau ở mỗi thị trường, mức tỷ lệ phần trăm cao hơn cho thấy mức độ tập trung quyền sở hữu cao hơn, trong khi mức tỷ lệ phần trăm thấp hơn cho thấy sự phân tán quyền sở hữu cổ phần.Theo Điều 86 Luật công ty của Thái Lan (2008) quy định đối với công ty đại chúng thì một hoặc nhiều cổ đông nắm giữ không ít hơn 5% tổng số cổ phần có quyền yêucầucôngtyxửlýgiámđốcviphạmđiềulệhoặcquyđịnh pháp luật gâythiệt hại cho công ty. Giống như Luật công ty Malaysia (2016), Luật công ty của Singapore (2006) không quy định như thế nào là Cổ đông thiểu số.Tuy nhiên, tại Điều 81 Luật công ty Singapore 2006, Điều 136 Luật công ty Malaysia 2016 có quy định về cổ đông lớn là cổ đông có nhiều hơn 5% tổng số phiếu bầu kèm theo tất cả các cổ phiếu có quyền biểu quyết trong côngty.

Theo Điều 18 Quy chế chứng khoán của Philippines năm 2000 thì cổ đông sở hữu hơn 5% cổ phần phải đăng ký với sở giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày kể từ ngày sở hữu để được theo dõi bảovệ

Ở Việt Nam, trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành không có một điều khoản nào giải thích từ ngữ cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, pháp luật đã đưa ra những con số để nhận diện loại cổ đông đặc biệt này bằng cách thông qua định nghĩa cổ đông lớn là tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu dưới 5%. Khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2010 có định nghĩa cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

Theo như phân tích ở trên cho thấy Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia) đều có chung trọng số về tỷ lệ phần trăm là 5% để nhận diện cổ đông lớn trong Công ty cổ phần, qua đó làm căn cứ xác định cổđông thiểu số. Theo quan điểm của tác giả tỷ lệ phần trăm 5% này cũng chưa là tỷ lệ phần trăm lý tưởng, bởi vì theo nguyên tắc vốn có của cổđông thiểu số, là người nào góp nhiều vốn sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn trong công ty, tiếng nói trong công ty sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông đó trong công ty. Vì thế, khả năng chi phối công ty vẫn phụ thuộc vào số cổ phần mà họ nắm giữ. Song, một vấn đề không kém phần quan trọng là mối tương quan về số cổ phần giữa các cổ đông, tức là sự so sánh về tỷ lệ sở hữu giữa các cổ đông của công ty đó với nhau. Một cổ đông chiếm 5% vốn điều lệ có thể là cổ đông lớn trong một công ty có hàng ngàn, hàng vạn cổ đông, có thể sẽ bị coi là cổđông thiểu số trong một công ty cổ phần chỉ có 5 cổ đông mà 4 cổ đông kia đều sở hữu không dưới 20% tổng số cổ phần. Vì thế cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong một công ty niêm yết mà Luật chứng khoán quy định khác với một cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần của một công ty cổ phần không phải là công ty đạichúng.

Như vậy, từ sự phân tích ở trên có thể thấy để xác định là cổđông thiểu số nên dựa vào khả năng chi phối được công ty không nên dựa vào tỷ lệ phần trăm sở hữu vốn. Đồng thời để cho công ty chủ động trong việc quyết định như thế nào là cổđông thiểu số và được ghi vào điều lệ công ty (thông qua nghị quyết Đại hộiđồng cổđông kể cả trong những trường hợp tăng hoặc giảm vốn điềulệ).Theo đó, cổđông thiểu số là cổ đông mà lợi ích của cổ đông trong công ty có thể bị ảnh hưởng, hoặc bị đối xử không công bằng do không có khả năng kiểm soát, chi phối công ty căn cứ vào mức độ sở hữu vốn, hoặc vị trí nắm giữ hoặc cả hai trong từng trường hợp cụ thể.

Do đó, bảo vệ cổđông thiểu số dưới góc độ pháp lý là việc xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cổđông thiểu số. Các quy định về bảo vệ cổđông thiểu số cần phải cân nhắc đến sự hài hòa của việc quản trị một cách hiệu quả và sự dung hòa có quyền lợi các cổ đông lớn trongCông ty cổ phần.


Wei-qi, Cheng (2010), “Protection of minority shareholders after the New company Law: 26 case studies”, International Journal of Law and Managerment, vol 52 (4), pp 407, 467.

Anne M. Tucker (2013), “The outside investor: citizen shareholder and corporate alienation”, University of St. Thomas Law Journal, vol 11 (1) pp101-141

Friedrich Kuebler, Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Pháplý

  1. Kubler – J. Simon (1992), Mấy vấn đề Pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb. Pháplý
  1. Cozian – A. Viandier (1989), Tổ chức công ty, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, HàNội

Đinh Thị Kiều Trang (2009), Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia HàNội

Julian R Frank and Colin Mayer (2001), “Ownership and control in German Corporation”, vol14 (4), Review of Financial Study, pp 52-77

Wei-qi, Cheng (2010), “Protection of minority shareholders after the New company Law: 26 case studies”, International Journal of Law and Managerment, vol 52 (4), pp 283-308

Walter Woon (1990), The Companies Act of Singapore: an annotation, Butterworth LegalPublishers, p.35

Khantavit, A., Polsiri, P. and Wiwattanakantang (2002), Ownership Structure: Thai Firms after the Financial Crisis, a paper delivered at the APFA/PACAP/FMA Finance Conference in Hawaii viewed on 03 March 2017, http://www2.hawaii.eduHima/PDF/2002_APEC/Anya- Piruna-Yupana.pdf. (access3/7/2018)

Khantavit, A., Polsiri, P. and Wiwattanakantang (2002), Ownership Structure: Thai Firms after the Financial Crisis, a paper delivered at the APFA/PACAP/FMA Finance Conference in Hawaii viewed on 03 March 2017, http://www2.hawaii.eduHima/PDF/2002_APEC/Anya- Piruna-Yupana.pdf. (access3/7/2018)

La Porta (1999), Claessens, Djankov and Lang (2000), Faccio and Lang (2002), “Invesstor Protection and Corporate Valuation”, The Journal of Finance, Vol 57, (3), pp 1147 –1170