Đối với các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động chủ cơ sở phải phối hợp với đơn vị có chức năng kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tối thiểu bao lâu 1 lần?

Theo quy định tại Điều 4.8 của TCVN 3890:2009 "Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp".

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH TUV RHEINLAND (TPHCM) hỏi, những người trong nội bộ Công ty được tập huấn, đào tạo phòng cháy, chữa cháy hàng năm theo quy định tại Điều 34 Nghị định 79/2014/NĐ-CP có đủ năng lực như Điều 4.8 của TCVN 3890:2009 nêu trên để thực hiện bảo dưỡng bình chữa cháy (Bình bột và CO2) và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động không?

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1, Điều 34 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy:

“1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy theo nội dung sau đây:

a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy chữa cháy.

c) Biện pháp phòng cháy.

d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy”.

Theo đó, những người trong nội bộ của Công ty đã huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Điều 34 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ được thực hiện bảo dưỡng bình chữa cháy và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

Tuy nhiên, cơ sở cần phải có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng công tác kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Bộ Công an khuyến cáo Công ty TNHH TUV RHEINLAND Việt Nam nên cử nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có kiến thức, hiểu biết về các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy được trang bị tại Công ty để huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

- Có khả năng chống nhiễu tốt;

- Đảm bảo độ tin cậy;

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

- Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.

 

2. Yêu cầu của hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài;

- Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng;

- Các đầu phun được lắp ở hành lang, phòng đệm, buồng thang ở các tầng hoặc tối thiểu phải có ở các phòng như: phòng công cộng, phòng có diện tích lớn, các phòng có nguy hiểm cháy;

- Chất dùng để chữa cháy phải phù hợp với loại đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng đó. Loại đám cháy được xác định theo điều 2.l, 2.2 cửa TCVN 5760:1993;

- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong phải tuân theo TCVN 5760:1993;

- Trường hợp hệ thống chữa cháy bên trong là hệ thống chữa cháy vách tường phải bảo đảm số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.

Đối với các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động chủ cơ sở phải phối hợp với đơn vị có chức năng kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tối thiểu bao lâu 1 lần?

Bảo dưỡng hệ thống báo cháy và chữa cháy (Ảnh minh họa)

 

II. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm 2 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo quản toàn bộ hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống báo cháy tự động, bán tự động phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001.

 

III. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).