Đối với mạng điện có điện áp 10kv dây trung tính thường đấu như thế nào?

I. Đánh giá an toàn mạng điện 3 pha có trung tính nối đất

1. Mạng điện điện áp thấp U = 1000 V

Mạng điện ba pha có điểm trung tính trực tiếp nối đất nguy hiểm nhất là trường hợp có một dây chạm đất hoặc chạm vào vỏ máy và người đứng ở đất chạm vào một trong hai dây dẫn còn lại. Để giảm bớt nguy hiểm trong trường hợp này, cần thực hiện nối đất điểm trung tính của nguồn cung cấp [mạng 380/220V] nhằm bảo đảm cho khí cụ điện bảo vệ [rơle, máy cắt, cầu chì] nhanh chóng cắt điện khi một pha chạm đất.

Nhược điểm chính của mạng điện có trung tính trực tiếp nối đất là trường hợp làm việc bình thường người chạm phải một dây dẫn, dòng điện qua người tương đối lớn.

Ở đây:

-Rđlà điện trở nối đất của điểm trung tính;

-Rnlà điện trở của nền dưới chân người;

-Ufalà điện áp pha.

Nếu nối đất tốt [Rđ≈ 0] và sàn nền đất ướt [Rn≈ 0] thì dòng điện đi qua người sẽ là:

Đối với mạng điện trung tính nối đất, cho dù điện trở cách điện, vỏ bọc cách điện của các pha đối với đất là rất lớn [R1= R2= R3= Rcđ] thì vẫn không làm giảm được dòng điện đi qua người và điện áp mà người phải chịu là điện áp pha rất nguy hiểm.

2. Mạng điện có điện áp cao U > 1000V

- Đối với lưới điện có điện áp U = 110 kV, về mặt an toàn trung tính được trực tiếp nối đất có lợi là khi chạm đất một pha, mạch bảo vệ sẽ cắt ngay sự cố nên giảm thời gian tồn tại của điện áp giáng ngay chỗ chạm đất. Do đó, giảm được xác suất nguy hiểm đối với người làm việc gần đó. Nhược điểm của mạng điện trung tính trực tiếp nối đất là dòng ngắn mạch chạm đất lớn.

-Đối với mạng điện có điện áp U = 35 kV, điểm trung tính ít khi nối đất trực tiếp, thường cách điện và nối đất qua cuộn dập hồ quang.

Khi nối đất qua cuộn dập hồ quang, về mặt an toàn nó có tác dụng giảm dòng điện qua chỗ chạm đất nên giảm được điện áp quanh chỗ chạm đất.

II. Đánh giá ưu nhược điểmCác phương thức nối đất lưới trung áp

1. Trung tính cách ly

Ưu điểm:Dòng sự cố 1 pha, điện áp bước, điện áp tiếp xúc nhỏ, cho phép vận hành trong một thời gian nhất định khi sự cố chạm đất 1 pha.

Nhược điểm:Mức cách điện của thiết bị phải chịu ở điện áp dây, có khả năng gây quá áp nội bộ do hồ quang chập chờn, khó tìm điểm sự cố, việc thực hiện bảo vệ có chọn lọc khi một pha chạm đất khá phức tạp và đặc biệt đối với lưới 35kV chỉ cho phép làm việc khi IC ≤ 10A.

Hiện nay mạng trung tính cách ly được sử dụng ở các nước như: Italia, Nhật, Irceland. Tại Việt Nam, lưới 6, 10 và 35kV đang sử dụng mạng trung tính cách đất.

2. Mạng 3 pha 3 dây, trung tính nối đất trực tiếp

Ưu điểm:Tránh được quá điện áp lớn trong mạng, cách điện của thiết bị chỉ phải thiết kế với điện áp pha, dễ dàng phát hiện các dạng sự cố, bảo vệ rơ le đơn giản tin cậy.

Nhược điểm:Dòng ngắn mạch trong mạng lớn gây ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định của các thiết bị, gây nhiễu đối với các đường dây thông tin ở gần, điện áp bước và điện áp tiếp xúc lớn nên phải cắt ngay đường dây khi có sự cố, khi sử dụng máy biến áp [MBA] công suất nhỏ 1 pha mức cách điện thiết bị là điện áp dây. Mạng 3 pha 3 dây nối đất tại trạm nguồn được sử dụng ở các nước như: Anh, một phần nước Úc, một phần nhỏ lưới 15kV ở khu vực miền Trung nước ta.

3. Mạng 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp

Ưu điểm:Tránh được quá điện áp lớn trong mạng, cách điện của thiết bị chỉ phải thiết kế với điện áp pha, dễ dàng phát hiện các dạng sự cố, bảo vệ rơ le đơn giản tin cậy, dễ dàng sử dụng các MBA công suất nhỏ 1 pha.

Nhược điểm:Dòng ngắn mạch trong mạng lớn gây ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định của các thiết bị, gây nhiễu đối với các đường dây thông tin ở gần, điện áp bước và điện áp tiếp xúc lớn nên phải cắt ngay đường dây khi có sự cố, phải bảo quản nhiều tiếp địa dọc tuyến.

Mạng 3 pha 4 dây được sử dụng ở các nước như: Mỹ, Canada, một phần nước Úc nơi có mật độ phụ tải nhỏ, bán kính cấp điện lớn. Tại Việt Nam, lưới 15 kV,22 kV khu vực miền Trung và miền Nam sử dụng mô hình này.

4. Phương thức trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang

Ưu điểm:Dòng sự cố chạm đất một pha, điện áp bước và điện áp tiếp xúc rất nhỏ, cho phép vận hành trong 1 thời gian nhất định khi có sự cố chạm đất 1 pha, có khả năng dập tắt nhanh sự cố chạm đất hồ quang.

Nhược điểm:Mức cách điện của thiết bị phải lựa chọn ở điện áp dây, khó tìm sự cố, có khả năng gây quá áp nội bộ do hiện tượng cộng hưởng, hệ thống điều khiển và bảo vệ phức tạp.

Phương thức này được các nước như Đức, Thụy Sỹ, Liên Xô [cũ] sử dụng. Tại Việt Nam, lưới điện 35kV một số khu vực cũng áp dụng phương thức này.

5. Phương thức trung tính nối đất qua tổng trở

Phương thức nối đất qua tổng trở là giải pháp dung hòa giữa phương thức nối đất trực tiếp và trung tính cách ly. Nối đất qua tổng trở có thể là điện trở nhỏ hoặc điện kháng nhỏ.

Ưu điểm:Dòng sự cố chạm đất một pha, điện áp bước và điện áp tiếp xúc ở mức độ vừa phải, giảm được mức quá điện áp nội bộ [nếu nối qua điện trở], giảm nhẹ yêu cầu điện trở nối đất, bảo vệ rơ le đơn giản, tin cậy.

Nhược điểm:Mức cách điện của thiết bị phải lựa chọn ở điện áp dây, có khả năng gây quá áp nội bộ do hiện tượng cộng hưởng [nếu nối qua thuần kháng], phải cắt ngay đường dây khi có sự cố chạm đất, độ nhậy bảo vệ phụ thuộc vào chiều dài tuyến dây, công suất nhiệt thất thoát lớn [nếu nối qua điện trở].

Phương thức này được các nước như Pháp, Tây Ban Nha sử dụng. Tại Việt Nam, lưới điện 22kV TP. Huế cũng áp dụng phương thức này.

Skip to content

Trang chủ » Hướng dẫn » Dây trung tính là gì? Hậu quả của việc mất dây trung tính trên lưới điện

Trong điện 1 pha thì có 1 trung tính và 1 dây lửa còn trong điện 3 pha thì có 3 dây lửa và 1 dây trung tính, dây trung tính không có điện nhưng mức độ quan trọng của nó cũng không khác gì dây có điện và 1 khi bị sự cố mất mát trên lưới điện thì hậu quả còn kinh khủng hơn cả dây có điện. Các hãy xem bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về dây trung tính là gì? và hậu quả của việc mất mát trên lưới điện nhé!

Định nghĩa dây trung tính

Dây mát hay còn gọi là dây trung tính là dây điện dùng để dẫn điện từ dây lửa[pha] qua thiết bị tiêu thụ điện về điện thế 0V  và dây mát chỉ dùng cho những thiết bị 1 pha.

Dây mát để cân bằng các pha trong mạch điện, giúp kín mạch trong điện 1 pha

Dây mát cũng gần giống như dây nối đất vì nó có cùng điện thế là 0V chỉ khác là dây nối đất thì nối với những chất có khả năng hấp thụ dòng điện như đât, bê tông, đá, sắt thép… còn dây mát chạy về các trạm biến áp

Dây trung tính có điện hay không?

Dây trung tính chuẩn thì sẽ không thể gây giật điện như dây lửa,

Dây trung tính là dây  không có điện trong lí thuyết là vậy nhưng trong thực tế thì dây trung tính có điện, nó đã qua thiết bị thì sẽ có điện nhưng dòng điện sẽ ưu tiên chất liệu dẫn điện tốt hơn để cho dòng điện đi qua

Bạn có thể  thử với với nhưng thiết bị đơn giản như bóng đèn,quạt… khi cấp điện cho nó hoat động bình thường rồi bạn cho dây trung tính tiếp xúc với thiết bị của bạn nhỏ lại rất nhiều lần hoặc qua thiết bị dẫn điện kém như chì thì lúc đó bạn đo điện áp hay đo điện áp đầu ra trung tính của thiết bị thì sẽ có điện áp lớn hơn 0v

Dây trung tính thường có màu gì ?

Theo tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn Việt Nam, màu của các loại dây sẽ được quy ước như sau : – Điện 1 pha: + Dây nóng màu đỏ + Dây trung tính màu đen/xanh/trắng… – Điện 3 pha: + Pha A: Màu đỏ + Pha B: Màu vàng + Pha C: Màu xanh dương

+ Trung tính: Màu đen và đây trung tính tiết diện nhỏ hơn 1 cấp so với 3 dây pha

+ Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng.

Màu pha điện

Dây nối đất là dây gì?

Dây nối đât là dây đấu vào vỏ của các thiết bị làm bằng kim loại có khả năng rò điện ra vỏ gây giật cho con người và động vật khi chạm vào vỏ thiết bị

Khi có sự cố rò điện ra vỏ thì dòng điện sẽ đi vào dây tiếp địa trước và tản dòng điện xuống đất, lúc đó người chạm vào vỏ có điện trở cao so với dây dẫn nên không ưu tiên truyền qua người và sẽ không bị điện giật

Cách tạo dây nối đất đơn giản và rẻ

Dây nối đất

Dùng 3  cây sắt V5 dài từ 1,5  đến 2m có 1 đầu khoan lỗ bắt bu lông, sắt V mạ đồng thì càng tốt

Đóng xuống đất để dư ra tầm 15cm và mỗi cọc cách nhau khoản 1m

Dùng dây cáp đâu chung 3 đầu còn lại của cây V5

Đấu dây tiếp địa của nhà mình với dây cáp là xong

Lưu ý: Tất cả dùng bằng đồng thì sẽ đảm bảo được tiếp địa sẽ lâu dài và an toàn hơn

Trường hợp ở những  thiếu dây điện hay thiếu trung tính thì có thể dùng dây tiếp địa để làm dây trung tính

Mất dây trung tính trên lưới điện

Mất dây trung tính trên lưới điện để lại hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được biết và khắc phục kịp thời

Cháy các thiết bị trong lưới điện 1 pha

Máy biến áp rơi 1 dây trung tính

Khi máy biến áp biến đổi điện áp từ 10kV 3 dây xuống 0,4kV 4 dây trong đó có 1 dây trung tính và 3 dây pha [tách ra 1 pha là 1 dây pha và 1 dây trung tính], 3 dây pha này sẽ được điện lực chia ra trên lưới điện, giả xử có 99 hộ dân thì chia ra mỗi dây pha là 33 hộ còn dây trung tính là tât cả các hộ đều sử dụng chung

Khi dây trung tính không có tác dụng nữa thì các thiết bị chúng ta bật lên thì điện sẽ chạy qua thiết bị và vào dây trung tính trong đó có các thiết bị điện ở 2 pha khác cũng bật và cũng có điện chạy vào dây trung tính

Ở đây  điện áp chênh lệch  giữa 2 pha lại là 380V chứ chứ không còn 220V để chạy thiết bị ở trong nhà nữa nên quá áp trong 1 thời gian ngắn nhiều thiết bị sẽ cháy ngay lập tức còn động cơ thì được 1 vài phút là sẽ cháy. và hầu như tất cả các thiết bị chúng ta bật lên khi lưới điện mất mát đều cháy sạch

Cháy thiết bị điện

Nguy hiểm đến tính mạng và gây hỏa hoạn

Có những trường hợp biết dây trung tính không giật nên đấu dây mát bằng tay trong trường hợp này khả năng chết người là có

Khi mà các thiết bị cháy thì lửa có thể bùng phát gây hỏa hoạn, gây ra nhiều thiệt hại lớn không thể lường trước được

Video liên quan

Chủ Đề