Dự kiến tiếng Hàn là gì

Chiều 4-3, Bộ GD-ĐT cho biết, vào ngày 9-2-2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT.

Theo Bộ GD-ĐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.

"Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả và nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh" - Bộ GD-ĐT cho biết.

Từ các nhu cầu thực tế nói trên, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc giúp giảm áp lực cho học sinh.

Khi tiếng Đức, tiếng Hàn được giảng dạy như Ngoại ngữ 1, học sinh yêu thích hai thứ tiếng này có thể lựa chọn để học tập trong trường phổ thông, giảm bớt áp lực khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác

Bộ GD-ĐT cho biết, việc đưa tiếng Đức, tiếng Hàn vào giảng dạy cũng là nội dung thỏa thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, CHLB Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam.

“Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và bảo đảm điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT”, Bộ GD-ĐT nói về hướng triển khai và khẳng định và cho biết Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Dự kiến tiếng Hàn là gì
Giờ học Ngoại ngữ của học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Trường THPT Phan Đình Phùng. 

Trước đó, Theo Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ngày 9-2-2021, hai môn tiếng Hàn và tiếng Đức được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ.

Học sinh kết thúc tiểu học (lớp 3, 4, 5) đạt bậc 1 (tương đương A1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ/ CEFR), học sinh kết thúc Trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) đạt bậc 2 (tương đương A2 theo CEFR), học sinh kết thúc Trung học phổ thông (lớp 10, 11, 12) đạt bậc 3 (tương đương B1 theo CEFR).

Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT. Cụ thể:

Ở cấp tiểu học, việc dạy học tiếng Đức giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học tiếng Đức tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội của dân tộc mình.

Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học tiếng Đức giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Đức dựa trên nền tảng tiếng Đức ở tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu, khả năng của học sinh phổ thông, nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Mục tiêu là học sinh kết thúc lớp 6 đạt bậc 1; kết thúc THCS (lớp 9) đạt bậc 2; kết thúc THPT (lớp 12) đạt bậc 3.

Tổng thời lượng chương trình môn tiếng Hàn là 1.155 tiết (mỗi tiết 35 phút), bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá. Thời lượng tương đương với bậc 1, bậc 2 và bậc 3 lần lượt là 420, 420 tiết và 315 tiết.

Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT.

HOA LÊ

Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA), kỳ thi tiếng Hàn EPS-TOPIK đặc biệt cho những người lao động hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc sẽ được tiến hành như sau:

Tất cả những người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS) sẽ phải tham dự kỳ thi tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) thực hiện theo sự ủy quyền của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và chỉ những người đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn này mới được phép làm hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.

1. Kế hoạch thi

Thời gian đăng ký

Thời gian thông báo ngày thi

Thời gian thi

Thời gian thông báo kết quả thi

Độ tuổi yêu cầu

Từ ngày 19/03 đến ngày 21/03/2019

08/04/2019

Bắt đầu từ ngày 17/04/2019

13/05/2019

Những người lao động có ngày sinh trong khoảng

thời gian từ:

ngày 20/03/1979 đến ngày 19/03/2001

* Kế hoạch tổ chức thi có thể được thay đổi phụ thuộc vào tình hình chung của Chương trình EPS và số lượng người lao động đăng ký tham dự kỳ thi.

2. Ngành nghề: Sản xuất chế tạo, Nông nghiệp/Chăn nuôi, Xây dựng và Ngư nghiệp.

○ Nếu người lao động đăng ký dự thi có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc cuối cùng trước khi về nước (nếu có thời gian làm việc tại đây trên 01 năm), người lao động phải đăng ký dự thi theo ngành trước đây đã làm việc.

3. Số lượng người đạt yêu cầu (dự kiến): sẽ được thông báo sau

○ Việc xếp loại người đạt yêu cầu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lấy từ người có điểm cao nhất trở xuống trong số những người lao động đạt điểm từ 95 đến 200 điểm.

4. Địa điểm thi và hình thức thông báo

○ Địa điểm thi:

Tại Hà Nội: Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước (Địa chỉ: Số 1, Phố Xốm, Hà Đông, Hà Nội).

Tại Đà Nẵng: Phòng thi tiếng Hàn trên máy tính – Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn (Địa chỉ: Số 136 Trần Đại Nghĩa, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Tại TP. Hồ Chí Minh: Phòng thi tiếng Hàn trên máy tính - Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Địa chỉ: 502 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh).

○ Hình thức thông báo:

- Website EPS-TOPIK (www.epstopik.hrdkorea.or.kr )

- Website của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.colab.gov.vn)

5. Điều kiện dự thi

○ Những người lao động đã làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, hết thời hạn 03 năm đã được gia hạn thời gian làm việc thêm 1 năm 10 tháng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước khi hết hạn cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc (thời điểm về nước: từ ngày 01/01/2010 trở lại đây).

o Từ 18 đến hết 39 tuổi;

* Có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 20/03/1979 đến ngày 19/03/2001.

○ Không có án tích theo quy định của pháp luật;

○ Chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc ;

○ Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam

○ Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo diện visa E-9 (lao động EPS) hoặc (và) E-10 (thuyền viên gần bờ) thì tổng thời gian cư trú phải dưới 05 năm.

○ Trường hợp người lao động về nước trước khoảng thời gian thay đổi Luật Cư trú (11/2017) vẫn có thể có tên trong danh sách người lao động đủ điều kiện tham dự kỳ thi mặc dù đã có tổng thời hạn cư trú quá 05 năm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên những người lao động này vẫn không được đăng ký dự thi vì không đạt đủ điều kiện tham gia kỳ thi.

6. Tiếp nhận đăng ký

○ Thời gian đăng ký: từ ngày 19/03 đến ngày 21/03/2019 (3 ngày)

○ Thời gian tiếp nhận hàng ngày:

- Sáng: từ 8g00 đến 12g00

- Chiều: từ 13g00 đến 17g00

○ Địa điểm đăng ký dự thi:

Tại Hà Nội: Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước (trong khuôn viên Trường Đại học Đại Nam), địa chỉ: số 1, phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở đại diện Văn phòng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Số 45 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

○ Cách thức đăng ký: Người lao động trực tiếp đến đăng ký tại 1 trong 2 địa điểm nêu trên (không được đăng ký hộ).

○ Thủ tục cần chuẩn bị và thực hiện:

- Đơn đăng ký dự thi: người lao động được phát sau khi đã nộp chi phí dự thi.

 Đơn đăng ký được đánh số báo danh, mỗi người đăng ký được phát 01 (một) tờ Đơn đăng ký để điền thông tin. Nếu điền sai thì sử dụng bút xóa để sửa lại.

-01 bản photo trang số 02 của hộ chiếu (trang có ảnh chân dung của người lao động) hoặc mặt trước của CMND/thẻ căn cước: sử dụng để dán vào Đơn đăng ký dự thi.

-Hộ chiếu: Người lao động phải mang theo hộ chiếu khi đăng ký dự thi. Đối với trường hợp người lao động sau khi về nước làm lại hộ chiếu mới thì khi đi đăng ký, đề nghị mang theo hộ chiếu mới và hộ chiếu khi về nước.

- CMND hoặc Thẻ căn cước công dân.

* Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thu hộ chiếu khi người lao động đăng ký dự thi và sẽ trả lại vào ngày thi.

- 03 ảnh chân dung cỡ 3.5 cm x 4.5 cm (được chụp trong vòng 6 tháng, không sử dụng phần mềm chỉnh sửa và sử dụng phông trắng, áo tối màu, ánh sang sạch, không viên): 02 ảnh dán vào Đơn đăng ký dự thi, 01 ảnh người lao động ghi thông tin cá nhân ở mặt sau (số báo danh, họ và tên, ngày sinh) và nộp cho TTLĐNN. (Nếu trái quy định hồ sơ sẽ bị trả lại hoặc không được cấp Visa).

○ Chi phí dự thi: 24 đô la Mỹ/người (thu bằng tiền Việt Nam đồng quy đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thu).

 Những thí sinh đã đăng ký nhưng hủy bỏ đăng ký trong thời gian tiếp nhận đăng ký vì những lý do bất khả kháng sẽ được hoàn lại chi phí dự thi. Tuy nhiên, sau khi đã hủy bỏ đăng ký, thí sinh sẽ không được phép đăng ký lại.

○ Trong trường hợp số lượng người lao động đăng ký dự thi vượt quá số lượng dự kiến, kế hoạch tổ chức thi sẽ được điều chỉnh và thông báo để người lao động được biết.

○ Ưu tiên: dành cho những người lao động đã tham gia Khóa đào tạo nghề và bổ trợ tiếng Hàn do HRD Hàn Quốc tổ chức:

Năm

Khóa đào tạo nghề và bổ trợ tiếng Hàn

Khóa Topik cấp độ 3 (cộng tối đa 20 điểm)

Khóa đào tạo tay nghề/

khởi nghiệp

(cộng tối đa 5 điểm)

Hoàn thành khóa

Đạt Topik cấp độ 3

hoặc cao hơn

Hoàn thành khóa

2016

-

-

Cộng 5 điểm

và miễn chi phí dự thi

Từ năm 2017

Cộng 5 điểm

và miễn chi phí dự thi

Cộng 20 điểm

và miễn chi phí dự thi

Nếu thuộc đối tượng được ưu tiên, vào ngày đăng ký dự thi tiếng Hàn người lao động phải nộp kèm theo những giấy tờ sau để được xác nhận đối tượng:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (mẫu kèm theo)

- Bản photo chứng chỉ/giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, chứng chỉ tiếng Hàn (mang theo bản gốc để Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra).

Lưu ý: Đối với người lao động đạt trình độ tiếng Hàn (Topik) từ cấp độ 3 trở lên, bắt buộc phải nộp kèm theo chứng chỉ tiếng Hàn.

 Tất cả người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn phải đóng chi phí dự thi, những trường hợp được HRD Hàn Quốc xác nhận thuộc đối tượng ưu tiên sẽ được hoàn trả chi phí dự thi vào ngày thi tiếng Hàn.

7. Cấu trúc bài thi:

○ Cấu trúc bài thi

Cấu trúc câu hỏi

Số lượng câu hỏi

Tổng số điểm

Thời gian

Đọc hiểu

20

100

25 phút

Nghe hiểu

20

100

25 phút

Tổng số

40

200

50 phút

○ Thời gian thi

Ca thi

Kiểm tra thông tin

thí sinh

Hướng dẫn thực hiện bài thi

Thời gian làm bài

Bài đọc (25 phút)

Bài nghe (25 phút)

Ca 1

08:30~09:30

09:30~10:00

10:00~10:25

10:25~10:50

Ca 2

10:00~11:00

11:00~11:30

11:30~11:55

11:55~12:20

Ca 3

12:30~13:30

13:30~14:00

14:00~14:25

14:25~14:50

Ca 4

14:00~15:00

15:00~15:30

15:30~15:55

15:55~16:20

* Người lao động phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định.

○ Nội dung bài thi

- Câu hỏi trắc nghiệm.

- Bài thi sẽ được diễn ra liên tục, không nghỉ giải lao giữa phần nghe hiểu và đọc hiểu.

○ Đề thi sử dụng câu hỏi được lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi của HRD Korea, theo nội dung của giáo trình “The Standard textbool for EPS-Topik”.

○ Giấy tờ phải mang theo khi dự thi

- Thẻ dự thi

- Giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân

 Yêu cầu tất cả các thí sinh tham dự thi phải mang theo Giấy CMND.

 Nếu không mang theo Giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân sẽ không được dự thi.

8. Thông báo kết quả thi

○ Ngày thông báo: 13/05/2019

○ Hình thức thông báo:

Website của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.colab.gov.vn)

- Website của Chương trình EPS (http://www.eps.go.kr)

- Website EPS-TOPIK (http://epstopik.hrdkorea.or.kr)

○ Kết quả thi có hiệu lực trong vòng 02 năm, tính từ ngày thông báo.

9. Các thông tin khác

○ Nếu bị phát hiện không đủ điều kiện tham gia kỳ thi, thí sinh sẽ không được đăng ký dự thi, hoặc kết quả thi sẽ bị hủy bỏ và thí sinh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

○ Những thí sinh đạt yêu cầu qua kỳ thi sẽ được rút ngắn các thủ tục liên quan đến đăng ký tìm việc, bố trí việc làm và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh.

○ Thí sinh bị cấm mang các thiết bị điện tử vào phòng thi (bao gồm: điện thoại di động, máy ghi âm, PDA, máy nghe nhạc MP3, kim từ điển và các thiết bị điện tử khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi gian lận trong quá trình làm bài thi).

○ Những thí sinh có hành vi gian lận trong quá trình làm bài sẽ bị hủy kết quả thi và bị cấm tham dự các kỳ thi tiếng Hàn trong thời gian 03 năm(phòng thi tiếng Hàn được lắp đặt hệ thống camera an ninh, giám sát trực tiếp từ Hàn Quốc trong suốt quá trình thí sinh làm bài thi).

○ Nếu có sự khác biệt về thông tin cá nhân (bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh và giới tính) giữa giấy CMND/hộ chiếu và Đơn đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc của người lao động sẽ bị từ chối. Người lao động sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sai sót này.

○ Để cải thiện trình độ tiếng Hàn, tất cả các câu hỏi sẽ được lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi của HRD Korea, theo nội dung của giáo trình “The Standard textbool for EPS-Topik”.

Người lao động có thể tải miễn phí giáo trình “The Standard textbool for EPS-Topik” tại địa chỉ website:

Nội dung

Địa chỉ trang web

Website của HRD Korea

Tài liệu sách giáo khoa (PDF, file âm thanh)

http://w.w.w.hrdkorea.or.kr/3/3/3/1/2

Website của EPS-TOPIK

Tài liệu sách giáo khoa (PDF, file âm thanh)

http://epstopik.hrdkorea.or.kr

Thí sinh (người lao động) đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, nhưng điều này không đảm bảo về việc người lao động sẽ được ký hợp đồng để sang Hàn Quốc làm việc.

Ngoài ra, những người thuộc diện bị hạn chế tìm việc tại Hàn Quốc ví dụ như: không đạt yêu cầu về sức khỏe, đã từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hoặc không đủ điều kiện để cấp visa E-9… sẽ không thể nhập cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

 Sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, những người lao động có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy sẽ buộc phải về nước.

Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Chỉ những người lao động đã đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Trung tâm Lao động ngoài nước mới có thể được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển dụng. Những cá nhân, tổ chức cố tình tham gia, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phái cử sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Người lao động nộp khoản tiền Việt Nam tương đương 24 đô la để tham dự kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt (EPS-TOPIK). Trong trường hợp đạt yêu cầu qua kỳ thi và đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động lưu ý chỉ nộp những khoản tiền đã được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định, để Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện các thủ tục cần thiết đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc. Ngoài Trung tâm Lao động ngoài nước, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép tham gia vào các quy trình phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Vì vậy, người lao động cần lưu ý và phòng tránh những hành vi lừa đảo.

Cơ quan chủ trì: Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc

Cơ quan triển khai thực hiện: Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc

Cơ quan đối tác phối hợp: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước