Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình

Mục lục bài viết

  • 1. Hình phạt đối với tội nhận hối lộ ?
  • 2. Hành vi nhận hối lộ ?
  • 3. Hoa hồng cho bác sĩ có phải là hành vi nhận hối lộ không ?
  • 4. Quy định về tội đưa hối lộ
  • 5. Cấu thành tội Đưa hối lộ

1. Hình phạt đối với tội nhận hối lộ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Công ty luật Minh Khuê khái quát đặc điểm pháp lý của tội danh trên:

PHÂN TÍCH TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được khoản 1 điều 354 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b] Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ] Phạm tội 02 lần trở lên;

e] Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g] Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b] Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b] Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Khách thể của tội phạm hối lộ là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau. Trong trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Trường hợp được coi là đã nhận tiền của hối lộ là trường hợp người có chức vụ đã nhận tiền của mặc dù người có chức vụ chỉ mới nhận một phần tiền của ấy.

Thực tiễn cho thấy, người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình thì có phải đã nhận hối lộ không? Về vấn đề này đã có những quan niệm sau:

Thứ nhất: giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.

Thứ hai: Nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn, người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.

Thứ ba: Đối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào, giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.

Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Chủ thể của tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo khoản 1 điều 279 là: tiền của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Trân trọng./.

2. Hành vi nhận hối lộ ?

Chào các Luật sư, Em muốn nhờ luật sư tư vấn rõ: Công ty A mà em làm là Công ty TNHH MTV thuộc 1 tập đoàn lớn của Việt Nam. Em làm ở vị trí Nhân viên thu mua. Vị trí em làm công việc như sau: Nhận yêu cầu đặt hàng từ bộ phận, lên đơn hàng gửi cho nhà cung cấp theo các mức giá và nhà cung cấp đã được lãnh đạo công ty duyệt, đối chiếu công nợ và làm đề nghị thanh toán cho nhà cung cấp.

Hôm bị công an gọi lên em có trả lời lý do bên công ty B cho tiền em như sau: Do em làm tốt nên họ cho tiền bồi dưỡng em. Anh công an hỏi em làm tốt là như thế nào em kêu quan tâm tới việc mua hàng [ ví dụ như giá được chọn 2 nhà cung cấp thì ưu tiên mua của công ty B hơn] và đối chiếu công nợ nhanh chóng thì có bị kết tội là có lợi ích hay không? Em đã quên giải thích rằng việc em có ưu tiên hơn trong việc mua hàng của công ty B là do công ty B bán hàng hóa chất lượng, giấy tờ đầy đủ và hỗ trợ nhiệt tình và dù em có ưu tiên thì đơn đặt hàng của em cũng phải trình duyệt cấp trên ký nếu sếp em không ký em cũng không đặt của họ được. Việc đối chiếu công nợ dù em có làm nhanh thì cũng phải mất công đoạn chuyển sang cho kế toán thanh toán kiểm tra hồ sơ và kiểm tra giá nên em không điều khiển được quá trình này nhanh hay chậm.

Vậy việc em trả lời có coi là động cơ để nhận hối lộ không? Có đủ điều kiện để kết luận chưa? - Bên công an có yêu cầu em cung cấp bảng sao kê tài khoản ngân hàng nhưng nó có liên quan đến nhiều vấn đề cá nhân của em, tuy nhiên em đã viết tờ khai và bản tường trình cam kết cung cấp thì em có bắt buộc phải cung cấp không?

Mong luật sư tư vấn tiếp giúp em. Em cám ơn

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được khoản 1 điều 354 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b] Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ] Phạm tội 02 lần trở lên;

e] Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g] Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Theo quy định nêu trên, căn cứ để xác định hành vi của bạn có phải hành vi nhận hối lộ hay không phụ thuộc vào việc xác định bạn có lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ưu tiên công ty B trong việc thu mua hàng theo yêu cầu của công ty này không hay chỉ căn cứ vào khả năng, chất lượng hàng hóa, giá cả, thái độ phục vụ... để lựa chọn? Trường hợp này, muốn khẳng định việc bạn lựa chọn công ty B là do công ty B có chất lượng phục vụ tốt hơn các công ty khác, bạn cần cung cấp các chứng cứ chứng minh như đơn giá các loại mặt hàng của công ty B so với các công ty khác, chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ [ thời gian giao hàng, giá vận chuyển, hỗ trợ vận chuyển...] và cơ quan điều tra cũng sẽ điều tra những nội dung kể trên để lảm
căn cứ xác định tội phạm.

Theo pháp luật tố tụng hình sự, việc cung cấp chứng cứ là quyền của người phạm tội, bị can, bị cáo. Họ có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp của bạn, bạn không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ, nghĩa vụ thu thập chứng cứ là của cơ quan điều tra, tuy nhiên, khi được yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan để phục vụ quá trình điều tra thì bạn phải tuân thủ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hoa hồng cho bác sĩ có phải là hành vi nhận hối lộ không ?

Khi nhận tiền của các hãng dược để kê toa theo yêu cầu, các cán bộ y tế đã có dấu hiệu phạm tội hình sự. Phải bằng nghiệp vụ điều tra phù hợp thì mới có thể làm sáng tỏ có hay không có hành vi phạm tội.

Mấy hôm nay, báo chí đã làm dư luận giận dữ, phẫn nộ khi đồng loạt đưa các thông tin về nạn kê thuốc nhận tiền hoa hồng trong ngành y. Bởi nếu chỉ tính riêng phần trăm cho bác sĩ kê toa và cho nhà thuốc phân phối chính thì giá thành đã được đội lên khoảng 50%. Còn nếu tính cả chi phí vận chuyển, tiền lương cho trình dược viên, phí quản lý và lợi nhuận của công ty... thì giá thành của viên thuốc có thể tăng gấp đôi, gấp ba so với giá ban đầu của nhà sản xuất.

Nhiều ý kiến cho rằng các bác sĩ nhận hoa hồng đã thiếu bản lĩnh, thiếu tu dưỡng y đức khi vì đồng tiền hoặc các quyền lợi vật chất khác mà quên mất nỗi đau, gánh nặng của người bệnh. Cũng nghĩ như thế nên tôi muốn lưu ý thêm: Vì sao vấn nạn này xảy ra đã lâu, đã có rất nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra về giá thuốc ra quân mà đến giờ các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp chấn chỉnh? Đành rằng chuyện “hoa hồng thuốc” ngày càng kín đáo, tinh vi nhưng với những vụ đã rõ, tại sao không có công ty dược hay các cá nhân liên quan nào bị xử lý?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Phát biểu trên một tờ báo, chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết: Năm 2005, Thanh tra Bộ Y tế từng có danh sách một số cán bộ y tế nhận hoa hồng để kê đơn thuốc nhưng cuối cùng do không có giấy tờ chứng minh các bác sĩ trong danh sách ký nhận tiền, Thanh tra đành chịu.

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ. Tương ứng, Điều 289 BLHS quy định: Nếu của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng vi phạm nhiều lần thì người đưa hối lộ có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Ở đây, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, các cán bộ y tế đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của các hãng dược để làm những việc theo yêu cầu của hãng và vì lợi ích của hãng. Về phía các hãng dược đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để “khiển” các cán bộ đó làm những việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Xem ra, về mặt pháp luật hình sự, hành vi đưa-nhận hoa hồng đã có dấu hiệu của tội đưa-nhận hối lộ. Như vậy, phải bằng nghiệp vụ điều tra phù hợp chứ không thể là những biện pháp hành chính đơn thuần thì mới có thể làm ra chuyện. Muốn vậy, không gì tốt hơn là các cơ quan điều tra nên khẩn trương vào cuộc để làm rõ có hay không có hành vi phạm tội.

Không kỳ vọng vấn nạn đưa-nhận “hoa hồng thuốc” sẽ chấm dứt trong ngày một ngày hai nhưng nếu các cơ quan hữu quan không quyết liệt xử lý thì chẳng thể nào giảm bớt.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;

4. Quy định về tội đưa hối lộ

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b] Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c] Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ] Phạm tội 02 lần trở lên;

e] Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

5. Cấu thành tội Đưa hối lộ

Đưa hối lộ được hiểu làhành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác [của hối lộ] dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Thứ nhất, Mặt khách quan:

+ Về hành vi. Có hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn.

Việc đưa của hối lộ có thể là do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.

Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp [qua người môi giới].

Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận [tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ], thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.

+ Dấu hiệu khác, của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.

Thứ hai, Khách thể:

Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.

Thứ ba, Mặt chủ quan:

Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đính của việc đưa hối lộ là để ngưòi có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội.

Thứ tư, Chủ thể:

Chủ thể của người đưa hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề