Dưa lê trồng ở đâu

Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài viết khác để giúp nó bách khoa hơn. Xin hãy giúp cải thiện bài viết này bằng cách thêm các liên kết có liên quan đến ngữ cảnh trong văn bản hiện tại. [tháng 7 năm 2018]

Dưa lê hay dưa mật là loài thảo mộc với danh pháp khoa học Cucumis melo. Đặc tính của loài dưa này là vỏ mịn, không mùi xạ hương, vị thanh ngọt, có tính hàn nên được ưa chuộng bởi công dụng giải nhiệt. Dưa lê là nhóm chính của nhánh Inodorus tức loại dưa vỏ nhẵn.

Dưa lêLoàiCucumis meloNhóm giống cây trồngInodorus groupNguồn gốcPhápDưa lê quả tươiGiá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g [3,5 oz]Năng lượng150 kJ [36 kcal]

Cacbohydrat

9.09 g

Đường8.12 gChất xơ0.8 g

Chất béo

0.14 g

Chất đạm

0.54 g

VitaminThiamine [B1]

[3%]

0.038 mgRiboflavin [B2]

[1%]

0.012 mgNiacin [B3]

[3%]

0.418 mgPantothenic acid [B5]

[3%]

0.155 mgVitamin B6

[7%]

0.088 mgFolate [B9]

[5%]

19 μgVitamin C

[22%]

18 mgVitamin K

[3%]

2.9 μg Chất khoángCanxi

[1%]

6 mgSắt

[1%]

0.17 mgMagiê

[3%]

10 mgMangan

[1%]

0.027 mgPhốt pho

[2%]

11 mgKali

[5%]

228 mgNatri

[1%]

18 mgKẽm

[1%]

0.09 mg

Link to USDA Database entry

  • Đơn vị quy đổi
  • μg = microgam • mg = miligam
  • IU = Đơn vị quốc tế [International unit]

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu [Khuyến cáo của Hoa Kỳ] cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA

Dưa lê có hình dạng từ tròn đến hơi bầu dục, kích thước từ 15–22 cm; trọng lượng từ 1,8 đến 3,6 kg. Thịt quả thường có màu xanh lục nhạt và vỏ nhẵn màu xanh lục ngả vàng. Giống như hầu hết các loại trái cây, dưa lê có hạt. Phần thịt bên trong thường được dùng để ăn tráng miệng. Dưa lê khá phổ biến, bày bán gần như khắp thế giới, sánh cùng với dưa đỏ và dưa hấu. Mùa dưa chín là từ giữa hè đến đầu mùa thu.

Đặc điểm

Loại quả này phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu bán khô hạn và được thu hoạch dựa trên độ chín chứ không phải kích thước. Độ chín của quả có thể khó đánh giá, nhưng nó dựa trên màu vỏ quả từ màu trắng lục [chưa chín] đến màu vàng kem [đã chín].  Chất lượng cũng được xác định bởi dưa lê có hình dạng gần như hình cầu với bề mặt không có vết xước hoặc khuyết tật. Dưa lê cũng nên có cảm giác nặng hơn so với kích thước thật của nó và có dạng sáp. Điều này phản ánh tính toàn vẹn và chất lượng của thịt quả vì trọng lượng có thể là do hàm lượng nước cao của quả chín. Thiếu lông tơ giúp phân biệt một cây dưa lê chín với một cây chưa chín vì nó là một dấu hiệu của sự phát triển vẫn đang diễn ra khi thu hoạch.

Dinh dưỡng

Dưa lê có 90% là nước, 9% carbohydrate, 0,1% chất béo và 0,5% protein. Giống như hầu hết các loại dưa, nó là một nguồn cung cấp hàm lượng vitamin C cao, dưa lê được khuyến khích sử dụng hằng ngày. Dưa lê cũng là một nguồn cung cấp vitamin B thiamine, cũng như các vitamin B khác và khoáng chất kali. Ngoài ra, nó có hàm lượng calo thấp so với nhiều loại trái cây giàu kali khác như chuối. Tuy nhiên, dưa lê không chưa nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác.

Lá cây dưa lê

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dưa_lê&oldid=68446778”

10/12/2019 14:19

Đôi nét về dưa lê siêu ngọt

Dưa lê là một trong những loại quả nhiệt đới, được trồng phổ biến ở châu Á. Dưa lê có tính hàn, mùi thơm dịu, vị ngọt mát, giàu vitamin C chống oxy hóa tế bào, tăng cường hàm lượng collagen trong cơ thể giúp tái tạo tế bào, trẻ hóa làn da. Dưa lê tăng cường cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp chống lại các mầm bệnh, sự tấn công của virut và vi khuẩn có hại. Chỉ cần ăn 1 quả dưa lê cỡ vừa là bạn đã nạp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Các loại giống dưa lê siêu ngọt thường là giống F1 được lai tạo, có những đặc điểm tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao như: quả có kích thước to vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc màu trắng, dưa lê siêu ngọt cứng hơn nhiều dưa giống cũ, cùi dày hơn, ít hạt và có mùi thơm đặc trưng… Bà con có thể tìm mua các hạt giống dưa lê: Ngân Huy, Thanh Lê, NS-333, Hồng Ngọc, Ngân Hương… để trồng đều được.

Điều kiện sinh trưởng của dưa lê siêu ngọt

  • Nhiệt độ và độ ẩm: dưa lê là giống trái cây nhiệt đới, có dải nhiệt độ sinh trưởng tối ưu khá rộng từ 25-33 độ, nên có thể gieo trồng hầu hết các tháng trong năm theo điều khiện khí hậu của nước ta, trừ một số vùng cao hoặc các tháng mùa đông tại miền Bắc. Độ ẩm đất thích hợp nhất để trồng là từ 75 -80%. Thời điểm thích hợp nhất để gieo trồng chính là sau tiết lập xuân.
  • Ánh sáng: giống cây trồng này phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng tạo quả và giảm chất lượng khi thu hoạch. Đặc biệt vào những đợt trời âm u, ít ánh sáng và mưa phùn kéo dài thì cây con [có khoảng 2-3 lá] rất dễ mắc bệnh thối nhũn.
  • Đất và dinh dưỡng: dưa lê siêu ngọt phù hợp trồng ở đất thịt pha cát, đất phù sa, đất thịt nhẹ, xốp giúp thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng và điều hòa nhiệt độ của đất, từ đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển và tăng khả năng phát dục, giúp dưa nhanh đậu trái, cho quả có màu sắc và chất lượng cao. Không nên trồng dưa lê liên tục, nên cho đất nghỉ để vụ sau giữ được hiệu quả mong muốn.

Kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt

Cách ngâm ủ hạt dưa lê siêu ngọt

  • Cách 1: Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 2 tiếng với nhiệt độ nước khoảng 28 -32 độ là tốt nhất để kích thích hạt nảy mầm. Vớt hạt giống ra, cho vào khăn ẩm và ủ khoảng 2 -3 ngày để hạt nảy mầm. Sau khi hạt đã nảy mầm, chuyển hạt vào khay ươm từ 10 -14 ngày để cây ra rễ và 2 lá thật sẽ tiến hành đem trồng
  • Cách 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 tiếng rồi ủ trong khăn ẩm khoảng 1 ngày. Khi hạt đã nảy mầm thì gieo ngay hạt mọc mầm vào 1 bầu đất [1 hạt trên 1 bầu]. Sau khi gieo từ 8-10 ngày cây sẽ ra 2 lá thật, mang cả bầu đất đem đi trồng.

Làm đất và lên luống trồng dưa lê siêu ngọt

  • Sử dụng máy xới đất, xới kĩ và tơi đất, làm sạch cỏ dại
  • Rắc thêm vôi bột [30-40kg/sào] hoặc chế phẩm sinh học diệt nấm Trichodema
  • Lên luống rộng từ 1,8 -2m và cao 25-30cm mỗi luống cách nhau 30 -35cm. Vun luống thoải dần về 2 mép

Mật độ và khoảng cách trồng dưa lê siêu ngọt

  • Trồng giàn: gieo 1-1,2kg hạt giống trong 1 hecta với khoảng cách giữa các cây với nhau 50cm; khoảng cách hàng với nhau 1,5m. Nếu trồng hàng đôi thì trồng với mật độ 25000 cây/ha
  • Trồng bò trên mặt đất: gieo 400-500g hạt giống cho 1 hecta. Mỗi cây cách nhau 50cm và các hàng cách nhau 4m. Nếu trồng hàng đôi thì mật độ đạt từ 9000 -10000 cây/ha

Bón phân

Tổng lượng phân bón cho 1 sào trồng dưa lê bao gồm: 300kg phân chuồng hoặc thay thế bằng 30kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp với: 7-8 kg ure, 10-12 kg kali, 25-30 kg supe lân. Chia lượng phân thành 4 đợt bón như sau:

  • Bón lót: dùng toàn bộ phân chuồng và 3kg ure, 3kg kali. Rạch 1 đường thẳng song song cách gốc dưa 20cm và bón vào rãnh vừa rạch
  • Bón thúc lần 1: bón phân kết hợp với vun xới đất sau khi trồng 15-20 ngày: 2kg ure và 2kg kali
  • Bón thúc lần 2: khi hoa cái nở, bón thêm 2kg ure và 2 kg kali
  • Bón thúc lần 3: sau khi trồng 40-45 ngày, bón nốt lượng phân còn lại

Lưu ý: trước khi bón thúc đợt 1 cho cây, bà con có thể tưới thử để cho cây non không bị xót phân với liều lượng 0,5 kg ure kết hợp với 1 kg supe lân và phun phân vi lượng qua lá. Nên sử dụng phân bón chuyên dùng có bán tại các cửa hàng cung cấp phân đạm để bổ sung dinh dưỡng phù hợp và kịp thời cho cây.

Chăm sóc dưa lê siêu ngọt

  • Khi cây ra 5-6 lá thật cần bấm ngọn để cây nhanh ra nhánh con, chỉ giữ lại 3-4 nhanh con to nhất.
  • Khi nhánh con phát triển được 15-16 lá cần tiếp tục bấm ngọn giúp nhánh cháu nhanh ra
  • Bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi
  • Nhánh cháu để quả giữa 2 lá rồi phải bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả
  • Mỗi cây chỉ để từ 7-10 quả, không nên để quá nhiều, tránh làm cây cằn cỗi và quả không được to
  • Chỉ lên tỉa nhánh bấm ngọn vào buổi sáng, tránh làm mầm bệnh xâm nhập và lây lan qua các vết bấm
  • Từ khi trồng cây đến trước khi cây ra hoa, chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh.
  • Khi cây chuẩn bị ra hoa phải giảm lượng nước tưới để cây dễ đậu quả
  • Sau 5-7 ngày kể từ khi cây nở hoa, phải duy trì lượng nước tưới đều đến trước khi thu hoạch 10 ngày, phải giảm lượng nước tưới để dưa không bị ỏng nước, tăng độ ngọt cho quả
  • Trong quá trình chăm sóc, nên dùng lá dưa để che quả lại, đảm bảo không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên quả dưa, tránh làm mất màu và xuất hiện vân xanh, gây mất thẩm mĩ, giảm giá trị dưa
  • Khi dưa lê chín sẽ có mùi thơm kích thích côn trùng bay đến hút dịch, cần phải kê kích quả ngày từ khi còn xanh để phòng tránh

Cách phòng trừ sâu bệnh khi trồng dưa siêu ngọt

  • Phun Tau-Fluvalinate 25%Ec [Marvik] để diệt bọ trĩ hoặc Bendiocard 50% Wp
  • Tưới vào gốc Benlate, Copperb 23%, Ridomil, Aliette 80Wp để chữa bệnh chảy nhựa thân
  • Bón vôi luân canh với cây trồng và phun phòng định kì Topsin, Ridomil để phòng tránh bệnh thối gốc nở cổ rễ
  • Phun luân phiên 5-7 ngày/lần bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metitran 80% nồng độ 500 để trừ bệnh sương mai
  • Nếu cây mắc bệnh phấn trắng, cần phun thuốc Benlate 0,01% hoặc Topsin 0,1%, Anvil… để tiêu diệt bệnh
  • Phun Antrcol 70Wp 7-10 ngày/lần để diệt bệnh than thư

Thu hoạch

Chỉ khoảng 60 ngày từ lúc trồng là dưa lê đã cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sau khi bà con thu hoạch xong nên xếp dưa vào nơi thoáng mát từ 1-2 ngày để dưa xuống nước, tăng vị ngọt của quả dưa. Nên thu hoạch và xếp dưa nhẹ tay ở nơi thoáng mát, tránh làm dập, giảm giá trị quả dưa.

Trên đây, khomay3a.com đã giới thiệu tới bà con kỹ thuật trồng dưa lê siêu ngọt cho năng suất cao. Chúc bà con áp dụng thành công, đem lại hiệu quả trồng trọt cao, thu lãi lớn.

Video liên quan

Chủ Đề