Tính chất nền kinh tế là gì

Khi tìm hiểu quy luật kinh tế là gì, bạn có thể thấy được ý nghĩa của khái niệm này. Thực chất, quy luật kinh tế phản ánh những bản chất lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Nếu nhận thức đúng bản chất, vai trò của khái niệm này sẽ giúp bạn kinh doanh và đầu tư hiệu quả. 

Quy luật kinh tế là gì? Các quy luật cơ bản, tính chất và ý nghĩa

Quy luật kinh tế được gọi với tên tiếng Anh là Economic Law. Đây là một khái niệm được dùng để phản ánh các mối quan hệ tất yếu, nhân quả, khách quan, bền vững và lặp đi lặp lại của các hiện tượng hay quá trình kinh tế.

Kinh tế hàng hóa được xem là một kiểu tổ chức hàng hóa trong xã hội. Các sản phẩm của kinh tế hàng hóa được sản xuất, bán và trao đổi trên thị trường. Trong quá trình vận động, những sản phẩm, hàng hóa này chịu sự ảnh hưởng của các quy luật kinh tế.

Quy luật kinh tế ảnh hưởng đến sự vận động của hàng hóa trong thị trường

Khi tìm hiểu quy luật kinh tế là gì, bạn có thể thấy rằng khái niệm này có những quy luật cơ bản. Những quy luật như cung cầu, giá trị hay lưu thông tiền tệ là 3 quy luật cơ bản của quy luật kinh tế.

Quy luật cung cầu hay còn được gọi với tên khác là nguyên lý cung cầu. Nguyên lý này có nội dung chính là thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá thị trường [mức giá cân bằng] và một lượng giao dịch hàng hóa cân bằng sẽ được xác định. 

Mức giá và lượng giao dịch hàng hóa đó sẽ tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Khi một mặt hàng đạt được trạng thái cân bằng giữa mức giá và lượng giao dịch thì sẽ gọi là cân bằng bộ phận.

Quy luật cung cầu còn gọi là nguyên lý cung cầu

Khi tất cả các mặt hàng trong thị trường hàng hóa đạt được ở mức cân bằng, kinh tế học gọi đây là trạng thái cân bằng chung hay còn gọi là cân bằng tổng thể. Trong khi hàng hóa xuất hiện tình trạng cần bằng thì sẽ không có tình trạng cung nhiều hơn cầu [dư cung] hay cầu nhiều hơn cung [dư cầu].

Khi tìm hiểu khái niệm quy luật kinh tế là gì, bạn sẽ thấy rằng quy luật giá trị được xem là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Khái niệm này nói về bản chất của sản xuất hàng hóa và cũng là nguồn gốc của tất cả các quy luật khác. 

Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của kinh tế hàng hóa

Quy luật này có nội dung chính là hàng hóa được sản xuất và trao đổi dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu hàng hóa hao phí lao động xã hội nhiều thì giá trị của hàng hóa sẽ cao hơn những loại khác. 

Thông qua quy luật này, các nhà sản xuất, kinh doanh cần phải biết cách để tiết kiệm hao phí lao động xã hội cần thiết. Một hàng hóa cần phải có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động cần thiết. Khi đó, giá cả thị trường của hàng hóa sẽ thấp và có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường.

Bên cạnh đó, trong khi kinh doanh cần phải đảm bảo được nguyên tắc ngang giá. Tức là hàng hóa phải đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lý trong sản xuất và người kinh doanh phải có lãi để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Trong kinh tế hàng hóa, quy luật lưu thông tiền tệ được sử dụng để định lượng tiền cần thiết cho một quá trình lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Nội dung chính của quy luật này là lượng tiền cần thiết trong lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định bằng tổng giá trị của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền. 

Bạn có thể hiểu quy luật này thông qua công thức:

 M = P x QV

Trong đó: 

  • M là lượng tiền cần thiết phải có trong lưu thông hàng hóa
  • P là mức giá trị của hàng hóa
  • Q là khối lượng hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông
  • V là số vòng lưu thông trung bình của tiền tệ.

Trong định nghĩa quy luật kinh tế là gì cũng đã phản ánh được tính chất của khái niệm này như:

  • Quy luật này tồn tại một cách khách quan, tồn tại độc lập ngoài ý chí của con người
  • Con người không thể sáng tạo hay loại bỏ đi quy luật mà chỉ có thể phát hiện, vận dụng và nhận thức quy luật để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của mình
  • Quy luật kinh tế chỉ phát sinh trong cuộc sống hằng ngày của con người, quy luật này khác với quy luật xã hội hay tự nhiên
  • Quy luật này mang tính chất đặc thù và chỉ tồn tại trong các phương thức sản xuất nhất định.

Quy luật kinh tế có các tính chất đặc trưng

Nghiên cứu quy luật kinh tế là gì hay tính chất của quy luật này có ý nghĩa quan trọng. Nguyên nhân là vì các hoạt động kinh tế hiện nay cũng chịu sự chi phối của các quy luật. Chỉ khi hiểu và nghiên cứu quy luật này thì mới đưa ra được các chính sách kinh tế sao cho hợp lý.

Nếu không hiểu quy luật kinh tế sẽ có những chính sách chủ quan, duy ý chí. Khi đó, nền kinh tế của một quốc gia hay một khu vực sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Tìm hiểu quy luật kinh tế là gì có ý nghĩa quan trọng trong vận hành và phát triển sản xuất. Thông qua tìm hiểu, bạn có thể thấy rằng quy luật này có 3 quy luật chính đó là quy luật cung cầu, giá trị và lưu thông tiền tệ. Khi hiểu biết được những quy luật này, bạn sẽ có những quyết định đúng đắn cho việc kinh doanh của mình. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế dùng để chỉ phương thức sản xuất bao gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; chỉ tổng hợp quan hệ vật chất trong xã hội phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia.

Kinh tế là hình thức rút gọn của cụm từ Kinh bang Tế thế, kinh bang có nghĩa là trị nước và tế thế có nghĩa là cứu đời. Kinh tế là sự trao đổi giữa bên cung và bên cầu một cách hợp lý, hợp pháp nhất. Trong sự trao đổi, giữa bên cung và bên cầu muốn được dễ dàng thuận lợi, bắt buộc xã hội phát sinh một dạng vật chất gọn nhẹ hợp lý,dùng để đo lường, trao đổi, gọi là tiền tệ.

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Nói đơn giản kinh tế có nghĩa là:"Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 5 câu hỏi:" Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lưu thông, Phân phối như thế nào? Phát triển sản phẩm theo hướng nào?"

  • Kinh tế là nói đến yếu tố vật chất của xã hội còn chính trị là nói đến yếu tố tinh thần, tư tưởng của xã hội mà vật chất quyết định ý thức, nghĩa là kinh tế giữ vai trò quyết định đối với chính trị.
  • Kinh tế là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp, là điều kiện cho sự ra đời các đảng chính trị trong đấu tranh giai cấp, quyết định sự xuất hiện và biến đổi cơ cấu giai cấp, kinh tế cũng là nguồn gốc cho sự xuất hiện Nhà nước.
  • Quyết định bản chất của chế độ chính trị. Giai cấp nào thống trị kinh tế, thì tất yếu sẽ nắm giữ quyền lực chính trị.
  • Quyết định nội dung, phương thức và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị.
  • Kinh tế, nhất là cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn sẽ dẫn tới biến đổi tư tưởng chính trị và thể chế chính trị.
  • Kinh tế là mục đích, chính trị là phương tiện. Kinh tế là thước đo tính ưu việt của chính trị.
  • Những mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tất cả những mâu thuẫn trong đời sống chính trị và tinh thần xã hội.
  • Chính trị được thể chế hóa thành cơ quan quyền lực nhà nước, thành bộ máy nhà nước nên nó cũng có được sức mạnh vật chất, sức mạnh kinh tế, do đó có thể tác động trở lại kinh tế.
  • Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là sự phản ánh nền kinh tế nhưng không phải phản ánh giản đơn mà phản ánh được bản chất của nền kinh tế, phản ánh khái quát các quy luật vận động của nền kinh tế xã hội nên có khả năng vượt trước, định hướng được cho sự phát triển kinh tế, chuẩn bị những tiền đề cần thiết về vật chất và tư tưởng cho sự ra đời của chế độ kinh tế mới.
  • Trong một số điều kiện nhất định chính trị có thể thay đổi trật tư kinh tế cũ, thiết lập trật tự kinh tế mới.
  • Chính trị có thể tác động trở lại kinh tế theo xu hướng cùng chiều quy luật kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; và ngược chiều sẽ kìm hãm kinh tế phát triển.
  • Vì kinh tế giữ vai trò quyết định nên mọi đường lối chủ trương đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan, không được lấy chính trị áp đặt càng không đề ra đường lối chính sách khi điều kiện kinh tế xã hội khách quan chưa chín muồi.
  • Vì chính trị có tác động to lớn nên cần phát huy tính tích cực của quần chúng trong công cuộc xây dựng xã hội mới, chú ý thực hiện tinh thần làm chủ, tự giác cho quần chúng, nhưng không được tuyệt đối hóa chính trị sẽ chủ quan duy ý chí.
  • Kinh tế quyết định nên đổi mới phải bắt đầu từ đổi mới kinh tế, đồng thời cần tiến hành từng bước đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế là cơ sở, nền tảng để đổi mới chính trị, còn đổi mới chính trị lại tạo môi trường, điều kiện và giữ vai trò định hướng cho đổi mới kinh tế.
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế&oldid=68749313”

Video liên quan

Chủ Đề