Dung dịch B có pH 14 vậy B có thể là

I. NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI RẤT YẾU

1.Sự điện li của nuớc

Thực nghiệm cho thấy, nước là chất lỏng có tính dẫn điện rất yếu đó là do nước điện li rất yếu theo phản ứng thuận nghịch:

${H_2}O + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}{O^ + } + O{H^ - }$ [1]

Viết gọn:

${H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + O{H^ - }$[2]

Thực nghiệm đã xác định được rằng, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử ${H_2}O$ chỉ có một phân tử phân li ra ion.

2. Tích số ion của nước

Khi phương trình [2] đạt trạng thái cân bằng:

$K = \frac{{\left[ {{H^ + }} \right]\left[ {O{H^ - }} \right]}}{{\left[ {{H_2}O} \right]}}$

Nước là chất điện li yếu

$ \to {H_2}O = const$. Khi đó:

$K\left[ {{H_2}O} \right] = {K_{{H_2}O}} = \left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right]$

Hằng số ${K_{{H_2}O}}$ được gọi là tích số ion của nước, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Ở ${25^o}C:{K_{{H_2}O}} = \left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right] = {1.10^{ - 14}}$

$ \to \left[ {{H^ + }} \right] = \left[ {O{H^ - }} \right] = \sqrt {{{10}^{ - 14}}}  = {10^{ - 7}}mol/l$

Từ đó, ta có nồng độ ion ${H^ + }$ và nồng độ $O{H^ - }$ trong các môi trường như sau:

- Môi trường trung tính:

$\left[ {{H^ + }} \right] = \left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 7}}M$

- Môi trường axit:

$\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] > {10^{ - 7}}M$

- Môi trường kiềm:

$\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] < {10^{ - 7}}M$

3.Ý nghĩa tích sion của nước

a]Môi trường axit

Khi hoà tan axit vào nước, nồng độ ${H^ + }$ tăng, vì vậy nồng độ $O{H^ - }$ phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi.

Như khi hoà tan axit HCl vào nước để nồng độ ${H^ + }$ bằng $1,{0.10^{ - 3}}M$, thì nồng độ $O{H^ - }$ là:

$\left[ {O{H^ - }} \right] = \frac{{1,{{0.10}^{ - 14}}}}{{1,{{0.10}^{ - 3}}}} = 1,{0.10^{ - 11}}M$

Vậy môi trường axit là môi trường trong đó:

$\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] > 1,{0.10^{ - 7}}M$

b]Môi trường kiềm

Khi hoà tan bazơ vào nước, nồng độ $O{H^ - }$ tăng, vì vậy nồng độ ${H^ + }$ phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi. Thí dụ, hoà tan bazơ vào nước để nồng độ $O{H^ - }$ bằng $1,{0.10^{ - 5}}M$ thì nồng độ ${H^ + }$ là:

$\left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{1,{{0.10}^{ - 14}}}}{{1,{{0.10}^{ - 5}}}} = 1,{0.10^{ - 9}}M$

Vậy môi trường kiềm là môi trường trong đó :

$\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] < 1,{0.10^{ - 7}}M$

II. KHÁI NIỆM VỀ pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ

1.Khái niệm về pH

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch một cách thuận lợi [tránh dùng những nồng độ với số mũ âm] người ta dùng chỉ số pH với quy ước như sau :

$\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - pH}}M \to pH =  - 1g\left[ {{H^ + }} \right]$

Khi đó:

-         Ở môi trường trung tính:

$\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - 7}} \to pH =  - 1{g^{ - 7}} = 7$

-         Ở môi trường axit:

$\left[ {{H^ + }} \right] > {10^{ - 7}} \to pH < 7$

-         Ở môi trường kiềm:

$\left[ {{H^ + }} \right] < {10^{ - 7}} \to pH > 7$

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế như pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi. Thực vật chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho mỗi loại cây. Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH của nước mà kim loại tiếp xúc.

2.Chất chỉ thị axit - bazơ

Chất chỉ thị axit - bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của hai chất chỉ thị axit - bazơ là quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau được đưa ra trong bảng dưới đây:

Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng. Dùng băng giấy tẩm dung dịch hỗn hợp này có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch theo như hình sau:

Màu của chất chỉ thị vạn năng [thuốc thử MERCK của Đức] ở các giá trị pH khác nhau

Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch, người ta dùng máy đo pH.

Page 2

SureLRN

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

Phương pháp

- Tính số mol H+/OH- hoặc tổng số mol H+/OH-

- Tính nồng độ H+/OH-

- Áp dụng công thức tính pH: pH=-lg[H+]

- Nếu là dung dịch bazo ta tính nồng độ OH- ⇒ pOH ⇒ pH= 14 – pOH

Bài 1: Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

Hướng dẫn:

Số mol HCl là nHCl = [10.7,3]/[100.36,5] = 0,02 mol

Số mol H2SO4 là nH2SO4 = [20.4,9]/[100.98] = 0,01 mol

Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl-

                                0,02 → 0,02 mol

                                H2SO4 → 2H+ + SO42-

                                0,01 → 0,02 mol

Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

CM[H+] = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4

Quảng cáo

Bài 2: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2 [đktc]. Tính pH của dung dịch A

Hướng dẫn:

nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

Gọi số mol của Na và Ba lần lượt là x, y mol. Ta có: 23x + 137y = 3,66        [1]

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

x        →        x →        x/2 mol

Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2

y                → y →                y mol

⇒ x/2 + y = 0,04        [2]

Từ [1], [2] ta có: x = 0,04 và y = 0,02

Phương trình điện ly: NaOH → Na+ + OH-

                                0,04                        0,04 mol

                                Ba[OH]2 → Ba2+ + 2OH-

                                0,02                        0,04 mol

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,08 mol

CM[OH-] = 0,08/0,8 = 0,1 M ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13

Bài 3: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:

Hướng dẫn:

nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol ⇒ CM[H2SO4] = 5.10-5/1 = 5.10-5 M

⇒ [H+] = 10-4 M ⇒ pH = -log[10-4] = 4

Quảng cáo

Bài 4: Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba[OH]2 có pH = a. Giá trị của a là:

Hướng dẫn:

nHNO3 = 1,5.10-2.10-2 = 1,5.10-4 ⇒ nBa[OH]2 = 7,5.10-5 mol

⇒ CM[OH-] = 1,5.10-4/10-2 = 1,5.10-2 ⇒ pOH = 1,8 ⇒ pH = 12,2

Bài 5: Hoà tan m gam Zn vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được 0,784 lít khí hiđro và dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

Hướng dẫn:

nH2 = 0,784/22,4 = 0,035 mol ⇒ mol axit H2SO4 phản ứng là 0,035 mol

Mol axit H2SO4 dư = 0,04 - 0,035 = 0,005 mol ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1

Bài 6: A là dung dịch HNO3 0,01M ; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X

Hướng dẫn:

Tổng mol H+ là 0,02 mol ⇒ [H+] = 0,01 ⇒ pH = 2

Phương pháp

Tương tự như axit mạnh.

Sử dụng kết hợp công thức tính độ điện ly α, hằng số điện ly axit, bazo: Ka, Kb

-Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion [n] và tổng số phân tử hòa tan [no]

-Hằng số phân li axit: HA ⇔ H+ + A-

[ chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ]

-Hằng số phân li bazo: BOH ⇔ B+ + OH-

[ chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ]

Bài 1: Hoà tan 1,07g NH4Cl vào nước được 2 lít dung dịch X.

a. Tính pH của dung dịch X biết hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,8.10-5.

b. Nếu thêm vào dung dịch X 100 ml dd HCl 0,01M được dd Y. Tính pH của dd Y?

Hướng dẫn:

a. nNH4Cl= 1,07/53,5 = 0,02 ⇒ CM[NH4Cl] = 0,02/2 = 0,01 M

Phương trình điện ly:

                NH4Cl → NH4+ + Cl-

                0,01 …… 0,01

                NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01

Điện ly: x …………………..x………x

Sau điện ly : 0,01-x……………x………. x

Kb = x2/[0,01-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 4,24.10-4 ⇒ pH = 3,37

b. Phương trình điện ly:

                HCl → H+ + Cl-

                0,001 0,001

                NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01……………………….0,001

Điện ly: x………………….x………x

Sau điện ly: 0,01-x…………… x………x+0,001

Kb = x[x+0,001]/[0,01-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 3,69.10-4 ⇒ pH = 3,43

Bài 2: Dung dịch A chứa NH3 0,1M và NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch biết Kb của NH3 = 1,75.10-5.

Hướng dẫn:

                        NaOH → Na+ + OH-

                        0,1                        0,1

                        NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

Ban đầu:        0,1                                                0,1

Điện ly:        x                                x                        x

Sau điện ly: 0,1- x                        x                         x+0,1

Kb = x[0,1+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-3 ⇒ pOH = 4,76 ⇒ pH = 9,24

Bài 3: Tính pH của dd NH3 0,1M, biết Kb của NH3 = 1,8.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Kb = x2/[0,1-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 1,34.10-3 ⇒ pOH = 2,87

⇒ pH = 11,13

Bài 4: Tính pH của dd CH3COONa 0,5M; biết Kb của CH3COO- = 5,71.10-10 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Ka = x2/[0,5-x] = 5,71.10-10 ⇒ x = 1,68.10-5 ⇒ pOH = 4,77

⇒ pH = 9,23

Bài 5: Cho dd hh X gồm HCl 0,01 M và CH3COOH 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x[0,01+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 1,99

Bài 6: Cho dd hh X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x[0,1+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 4,76

Phương pháp

-Tính số mol axit, bazo

-Viết phương trình điện li

-Tính tổng số mol H+, OH-

-Viết phương trình phản ứng trung hòa

-Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH ⇒ Xem xét mol axit hay bazơ dư ⇒ tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu.

Chú ý: Vdd sau khi trộn = Vaxit + Vbazo

Bài 1: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba[OH]2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

Hướng dẫn:

Sau khi trộn 3 dung dịch axit có thể tích bằng nhau ta thu được nồng độ mới của 3 axit là: CM[HCl] = 0,1 M; CM[HNO3] = 0,2/3; CM[H2SO4] = 0,1/3. Trong 300 ml dung dịch A: nHCl = 0,03 mol; nH2SO4 = 0,01 mol; nHNO3 = 0,02 mol

Phương trình điện ly:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01……. 0,02

HNO3 → H+ + NO3-

0,02 ….. 0,02

HCl → H+ + Cl-

0,03… 0,03

Tổng mol H+ là nH+ = 0,07 mol

Gọi x là thể tích của dung dịch B cần dung.

nNaOH = 0,2x; nBa[OH]2 = 0,1x

Phương trình điện ly:

NaOH → Na+ + OH-

0,2x……………..0,2x

Ba[OH]2 → Ba2+ + 2OH-

0,1x……………….0,2x

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,4x

Ta có:        H+ + OH- → H2O [Sau phản ứng pH =1 ⇒ dư axit]

Ban đầu 0,07……0,4x

Pư        0,4x……0,4x

Sau pư 0,07-0,4x….0

[0,07-0,4x]/[x+0,3] = 0,1 ⇒ x= 0,08 lít

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a[mol/l] thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.

a. Tính a

b. Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11

Hướng dẫn:

a. nH+ = 0,01 mol; nOH- = 0,1a mol

Ta có:        H+ + OH- → H2O [Sau phản ứng pH =12 ⇒ dư bazo]

Ban đầu 0,01……0,1a

Pư        0,01……0,01

Sau pư 0....….0,01-0,1a

[0,01-0,1a]/[0,1+0,1] = 0,01 ⇒ a= 0,08 lít

b. số mol NaOH dư : nOH- = 0,002 mol

Gọi x là thể tích nước thêm vào.

Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 ⇒ 0,002/[0,2+x] = 0,001 ⇒ x = 1,8

Vậy cần phải pha loãng 10 lần.

Bài 3: Tính tỷ lệ thể tích khi dung dịch HCl có pH = 1 và dung dịch HCl pH = 4 cần dùng để pha trộn thành dung dịch có pH = 3.

Hướng dẫn:

Đáp án: 1/110

Bài 4: Cho 100 ml dd hh gồm Ba[OH]2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dd hh gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH = 2 . Giá trị V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,0875 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 2 → môi trường axit .

[0,0875V-0,03]/[0,1+V] = 10-2 → V = 0,4 lit

Bài 5: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba[OH]2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,5.V mol; nH+ = 0,0645 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 12 → môi trường bazo.

[0,5V - 0,0645]/[0,3+V] = 10-2 → V = 0,15 lit

Bài 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

A. pH = lg[H+]        B. pH + pOH = 14

C. [H+].[OH-] = 10-14        D. [H+] = 10-a ⇔ pH = a

Hiển thị đáp án

Bài 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có

A. pH = 1        B. pH < 1        C. pH > 1        D. [H+] > 2,0M

Hiển thị đáp án

Bài 3: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:

A. 2        B. 3        C. 4        D. 12

Hiển thị đáp án

Bài 4: pH của dung dịch Ba[OH]2 0,05M là.

A. 13        B. 12        C. 1        D. 11

Hiển thị đáp án

Bài 5: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10

A. 0,1 gam        B. 0,01 gam        C. 0,001 gam        D. 0,0001 gam

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

pOH = 4 ⇒ [OH-] = 10-4 ⇒ nOH- = 0,25.10-4 = 2,5.10-5 mol

mNaOH = 2,5.10-5.40 = 0,001 gam

Bài 6: Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là

A. 12ml        B. 10ml        C. 100ml        D. 1ml.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

nNaOH = nHCl = 10-3 mol ⇒ VNaOH = 10-3/10-2 = 10-1 [lít] = 100 ml]

Bài 7: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba[OH]2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là

A.0,15 và 2,330        B. 0,10 và 6,990.

C.0,10 và 4,660        D. 0.05 và 3,495

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Sau phản ứng trung hòa pH = 1 ⇒ H+ dư

H+ + OH- → H2O

nH+ bđ = 0,08 mol; sau phản ứng pH = 1

⇒ nH+ pư = nOH- = 0,03 mol ⇒ nBa[OH]2 = 0,015 mol

⇒ CM Ba[OH]2 = 0,05M ⇒ mBaSO4 = 3,495g

Bài 8: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là

A. 134.        B. 147.        C. 114.        D. 169.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Coi 300 ml dung dịch A gồm 100 ml H2SO4 0,1M 100 ml HNO3 0,2M và 100 ml HCl 0,3M trộn lại với nhau. Vậy: nH+ = 0,07 mol

Phản ứng của dung dịch A và B là: H+ + OH- → H2O

nH+ [Pư] = nOH- = 0,49 . 0,001V ⇒ nH+ [du] = 0,01.[0,3 + 0,001V]

⇒ 0,07 = 0,49.0,001V + 0,01.[0,3 + 0,001V] ⇒ V = 134 ml

Bài 9: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng tăng theo thứ tự là

A. HCl, H2SO4, CH3COOH.        B. CH3COOH, HCl, H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH.        D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Hiển thị đáp án

Bài 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là

A. a < b =1.        B. a > b = 1.        C. a = b = 1.        D. a = b > 1.

Hiển thị đáp án

Bài 12: Tính pH của dd CH3COOH 0,2M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

A. 5,46        B. 4,76        C. 2,73        D. 0,7

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Ka = x2/[0,2-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,87.10-3 ⇒ pH = 2,73

Bài 13: Cho dd hh X gồm HF 0,09M và KF 0,08M. Biết Ka của HF = 6,5.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

A. 1,1        B. 4,2        C. 2,5        D. 0,8

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Ka = x[0,1+x]/[0,1-x] = 6,5.10-5 ⇒ x = 6,5.10-5 ⇒ pH = 4,2

Bài 14: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có

A.pH > a        B. pH = a        C. pH < a        D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Bài 15: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.

A.1        B.10        C.100        D.1000.

Hiển thị đáp án

Bài 16: Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh [pH = 5] với V2 lít kiềm mạnh [pH = 9] theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Dung dịch sau khi trộn pH = 6 ⇒ môi trường axit.

[V1.10-5-V2.10-5]/[V1+V2] = 10-6 ⇒ V1/V2 = 11/9

Bài 17: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?

A. 9:11        B. 11:9        C. 9:2        D. 2:9

Hiển thị đáp án

Đáp án: C



Bài 17: Dung dịch sau khi trộn pH = 11 ⇒ môi trường bazơ .

[V2.10-3-V1.10-3]/[V1+V2] = 10-3 ⇒ V1/V2 = 9/2

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

su-dien-li.jsp

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề