Đường sắt cát linh ở đâu

Công ty Hà Nội Metro cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được đưa vào chở khách từ 6/11/2021.

Hiện hằng ngày các đoàn tàu chở khách từ 5h30 - 22h, với tuần suất 10 phút/chuyến tàu dừng đón, trả khách tại các ga. Hành khách đi tàu mua vé trực tiếp tại các nhà ga, với các loại vé tháng, vé ngày, vé lượt và vé miễn phí cho đối tượng ưu tiên theo quy định.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chở khách từ 5h30-22h hằng ngày, tần suất 10 phút/chuyến dừng tại ga

Giá vé tháng [tính theo 30 ngày thực tế] có các loại: 100.000 đồng [học sinh, sinh viên], 140.000 đồng [vé mua tập thể từ 30 người trở lên] và 200.000 đồng [vé phổ thông]. Vé ngày có giá 30.000 đồng/vé/không giới hạn số lượt đi lại; vé lượt giá 8.000 - 15.000 đồng [tùy theo khoảng cách ga di chuyển].

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, hoàn toàn trên cao và có 12 nhà ga; trung bình hơn 1km có một nhà ga. Hai ga đầu tuyến là Cát Linh và Yên Nghĩa.

Lộ trình tuyến và vị trí ga như sau: đầu phố Cát Linh [giao với phố Hào Nam] - Hoàng Cầu [ga khu vực ngã tư La Thành] - Thái Hà [gần ngã tư Thái Hà - Hoàng Cầu] - Láng [ga Láng, trước Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong] - trục đường Nguyễn Trãi [ga Thượng Đình, trước chợ Thượng Đình và ga đường Vành đai 3] - đường Trần Phú [ga Phùng Khoang, trước Học viện Y dược cổ truyền; ga Văn Quán, Tòa nhà 143 Trần Phú] - Quang Trung [ga Hà Đông, gần phố Bế Văn Đàn và ga La Khê] - trục đường QL6 cũ đến Bx.Yên Nghĩa [Văn Khê, Yên Nghĩa].

Trên tuyến có 12 ga, tại các ga đều có các điểm dừng của các tuyến xe buýt kết nối

Các nhà ga đều có tuyến xe buýt kết nối

Dọc tuyến có 12 nhà ga, tại các ga đều có các tuyến xe buýt kết nối giúp hành khách di chuyển thuận lợi từ xe buýt sang tàu điện và ngược lại. Trong đó, hầu hết các ga có tuyến buýt kết nối đến các bến khách xe nội, ngoại thành.

Tại các ga Cát Linh và La Thành kết nối với bến xe Giáp Bát bằng tuyến buýt số 25, kết nối với bến xe Gia Lâm bằng tuyến buýt số 22A. Ga La Thành, Thái Hà kết nối với bến xe Mỹ Đình qua tuyến buýt số 30. Ga Thái Hà và ga Láng kết nối với bến xe Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 21A.

Ga Láng còn kết nối với Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 02, với Bx.Nước Ngầm qua tuyến buýt số 16, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến buýt số 09B. Ga Thượng Đình nối với Bx.Gia Lâm, Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát, Bx.Yên Nghĩa qua tuyến số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến buýt số 44.

Ga Vành đai 3 kết nối với Bx.Gia Lâm và Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát và Yên Nghĩa qua tuyến số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến số 21B. Ga Phùng Khoang và ga Văn Quán nối với Bx.Gia Lâm, Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát và Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến số 22B, với Bx. Giáp Bát qua tuyến buýt số 22C.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy theo trục các tuyến đường: QL6 cũ từ Bx. Yên Nghĩa - Quang Trung - Trần Phú - Nguyễn Trãi - Láng - Hoàn Cầu - Hào Nam [giao với phố Cát Linh].

Ga Hà Đông và La Khê nối với Bx.Gia Lâm và Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, Bx.Giáp Bát qua tuyến số 21A, nối với Bx. Nam Thăng Long qua tuyến buýt số 57, với Bx.Sơn Tây qua tuyến buýt số 89.

Ga Văn Khê và Yên Nghĩa kết nối với bến xe nhất: Bx.Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nam Thăng Long, Hoài Đức, Sơn Tây qua các tuyến buýt số 01, 21A, 37, 57, 89, CNG07 và Bx.Thường Tín.

Từ ga Yên Nghĩa, hành khách đi bộ vào Bx.Yên Nghĩa để đó xe buýt đi thị trấn Xuân Mai [huyện Chương Mỹ, tuyến số 72], xã Miếu Môn thị trấn Phùng [huyện Đan Phượng, tuyến số 66], thị trấn Kim Bài [huyện Thanh Oai].

Cùng với kết nối với các tuyến buýt thường, hành khách từ ga Cát Linh và ga La Khên, Văn Khê, Yên Nghĩa có thể đi bộ để đến nhà chờ của tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã.

Ngay vừa khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông đã nhanh chóng trở thành một điểm đến cực kì hot. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy bỡ ngỡ khi đi tàu Cát Linh Hà Đông như không biết giá vé ra sao, cách mua vé như nào hay tàu đi qua những đâu thì dưới đây chính là bí kíp toàn tập cho bạn “bỏ túi”. 

1. Những điều có thể bạn chưa biết về tàu Cát Linh Hà Đông

Tàu điện trên cao Cát Linh Hà Đông có chiều dài tuyến đi là 13.5km với 12 nhà ga được đặt ở trên cao. Tàu chạy với vận tốc tối đa 80km/giờ khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Mỗi tàu được thiết kế với 4 toa với sức chứa lên đến 960 người/chuyến. 

Ảnh: Ngọc Anhh

Đặc biệt, tàu Cát Linh Hà Đông đi qua 11 trường đại học: Đh Kiến Trúc, Bưu Chính, Hv An Ninh, ĐH Hà Nội, HV Y Cổ Truyền, Sư Phạm NTTW, ĐH Công nghệ GTVT, Khoa Tiếng Anh – ĐH Mở, ĐH Khoa học XH & NV, ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Đại Nam, CĐ Công Thương, ĐH Đông Đô, HV Âm Nhạc.

Ảnh: sưu tầm

2. Giá vé tàu Cát Linh Hà Đông bao nhiêu?

Giá vé của tàu trên cao Cát Linh Hà Đông sẽ được tính theo quãng đường mà bạn di chuyển. Nếu bạn đi hết hành trình tàu chạy sẽ có giá tối đa dự kiến là 15.000đ/lượt. Với quãng ngắn nhất có giá khoảng 8.000đ/lượt. Bên cạnh đó, nếu bạn di chuyển nhiều lần trong ngày thì có thể mua vé ngày với giá 30.000đ/người/ngày [vé ngày không giới hạn số lượt đi lại trong ngày].

Ảnh: Nguyễn Đức Huy

Giá vé tháng được bán với các mức: 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

3. Hướng dẫn cách mua vé tại ga Cát Linh Hà Đông

Tại các nhà ga đều có đội ngũ nhân viên hướng dẫn hành khách. Chính vì vậy, nếu chưa tìm được điểm mua vé, bạn cũng đừng vội lo lắng nhé. Ở tất cả các nhà ga đều được bố trí 2 hình thức mua vé: mua trực tiếp tại sảnh bán vé và mua qua máy bán vé tự động.

  • Mua trực tiếp tại sảnh bán vé

Khi mua vé trực tiếp tại quầy, nhân viên sẽ hỏi bạn muốn mua vé ngày hay vé lượt. Sau đó, bạn chỉ cần lựa chọn điểm đến của mình rồi trả tiền mặt là được.

  • Mua tại quầy bán vé tự động

Để mua tại quầy bán vé tự động bạn sẽ dùng tiền mặt của mình để đưa vào khe nhận tiền sau đó chọn Ga đến. Các nút bấm trên máy bán vé đều có dạng cảm ứng bằng vân tay nên sẽ dễ dàng thao tác hơn. Sau khi bạn đã chọn xong điểm đến, máy sẽ nhả ra vé [bằng thẻ nhựa] và tiền thừa [nếu có].

Ảnh: sưu tầm

Lưu ý: Hiện nay, hệ thống bán vé tàu trên cao Cát Linh Hà Đông chưa có chế độ thanh toán bằng thẻ ngân hàng nên trong thời gian đầu bạn sẽ phải mua vé bằng tiền mặt.

4. Cách quẹt vé khi lên / xuống tàu

Với những ai lần đầu trải nghiệm tàu trên cao chắc hẳn sẽ khá bỡ ngỡ trong việc quẹt vé ở đâu, như thế nào khi lên và xuống tàu đúng không nào?

  • Để lên tàu bạn sẽ di chuyển qua khu vực soát vé [ở ngay cạnh quầy bán vé]. Sau đó dùng thẻ chạm vào bề mặt cửa soát vé tự động là có thể di chuyển lên ke ga đợi tàu.
  • Ở ga xuống, bạn cũng phải dùng thẻ quẹt bằng cách đưa vào khe cổng soát vé tại sảnh ga tầng 2 để đi qua cổng soát vé [chiều ra].

Ảnh: sưu tầm

Lưu ý: trong suốt quá trình di chuyển, bạn hãy nhớ luôn cầm theo thẻ vé của mình. Bởi nếu làm mất bạn sẽ không ra được ga sau khi kết thúc chuyến đi đâu nhé!

5. Tàu Cát Linh Hà Đông đi qua những đâu?

Có thể bạn chưa biết, tàu điện Cát Linh Hà Đông chạy với tuyến đường dài 13km, với tuyến đầu từ ga Cát Linh và tuyến cuối là ga Yên Nghĩa. Trong hành trình di chuyển sẽ dừng tại 12 nhà ga. Mỗi chuyến tàu sẽ chở được tối đa 960 khách, trong đó 240 khách/toa. Mỗi chuyến có thời gian chạy khoảng 6 phút và thời gian dừng ở ga từ 25s – 35s. Dưới đây là các ga dừng trong hành trình tàu Cát Linh Hà Đông chạy:

  • Ga Cát Linh [điểm bắt đầu] ⇒ Ga La Thành ⇒ Ga Thái Hà ⇒ Ga Láng ⇒ Ga Thượng Đình ⇒ Ga Vành Đai 3 ⇒ Ga Phùng Khoang ⇒ Ga Văn Quán ⇒ Ga Hà Đông ⇒ Ga La Khê ⇒ Ga Văn Khê ⇒ Ga Yên Nghĩa [điểm cuối].

Ảnh: Nguyễn Đức Huy

6. Gợi ý các góc chụp hình “sống ảo” ở tàu Cát Linh Hà Đông

Đến với đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông, bạn không chỉ được trải nghiệm tàu điện duy nhất của thủ đô mà còn có thể thỏa thích bấm máy chụp hình. Bởi các nhà ga tại đây đều được thiết kế vô cùng ấn tượng. Dưới đây, Halo Travel sẽ gợi ý cho bạn các góc chụp hình được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất:

Biểu tượng Hà Nội ở ga Cát Linh

Ngay từ khi ga Cát Linh bắt đầu đi hoàn thiện đã gây sốt với bức tường biểu tượng Hà Nội vô cùng ấn tượng. Chính vì vậy, nếu bạn xuất phát từ ga Cát Linh thì nhất định phải có 1 bức ảnh sống ảo cùng background có 1-0-2 này nhé!

Ảnh: Ngọc Anhh

Đừng bỏ qua khu vực cầu thang

Có thể nói, những bức tường ở khu vực cầu thang chính là góc sống ảo vạn người mê. Điều đặc biệt ở các ga tàu Cát Linh Hà Đông chính là cứ 2 nhà ga sẽ có 1 màu tường khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn chụp với tất cả các màu tường thì nên cách 1 ga xuống 1 lần nhé.

Ảnh: Nguyễn Đức Huy

Ảnh: Duy Khánh

Chụp trên tàu điện

Chụp trên tàu điện cũng là một ý tưởng hay ho cho bạn bức hình đep như bên Thái hay Nhật Bản. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì bạn nên chọn các toa cuối vì hầu như toa này sẽ có ít người hơn. Khi chụp ảnh trên tàu bạn hãy căn các góc qua khung cửa để lấy được cảnh ở bên ngoài.

Ảnh: @bemyuu_

Lưu ý: Khi chụp trên tàu điện, bạn nên hạn chế tháo khẩu trang và giữ khoảng cách với mọi người nhé. Ngoài ra, đừng ngồi ở những chiếc ghế vàng bởi đây là vị trí dành riêng cho người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ có bầu.

7. Lưu ý khi đi tàu điện Cát Linh Hà Đông bạn nên biết

  • Để có những bức hình đẹp và vắng người thì bạn nên đi vào khung giờ từ 10h – 14h ngày trong tuần. Bởi đây là thời điểm có rất ít người đi tàu đó.
  • Theo kinh nghiệm của nhiều bạn bật mí, toa cuối cùng sẽ là toa cực kì vắng người nên đảm bảo bạn sẽ có một bức hình chụp trên tàu đẹp hết nấc cho xem.
  • Các ga ở giữa [La Khê, Văn Khê, Thái Hà…] sẽ vắng khách hơn so với 2 ga Cát Linh hoặc Yên Nghĩa.
  • Ở những nơi công cộng nên nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, đảm bảo 5K với mọi người nhé. Đừng quên sát khuẩn tay thường xuyên bạn nhé!
  • Vị trí ghế màu vàng là dành cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai

Ảnh: @trinhthuhuongg

Trên đây là toàn tập những kinh nghiệm đi tàu Cát Linh Hà Đông chi tiết. Đây là một trải nghiệm rất thú vị mà nhất định bạn không nên bỏ lỡ. Nhanh tay set kèo rủ hội bạn bè ghé tới đây thôi nào!

Có thể bạn quan tâm: 

Video liên quan

Chủ Đề