Em hiểu nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta nghĩa là gì

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

Nhập email để có cơ hội giảm 50% cho chuyến đi tiếp theo của Quý khách

Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn đình Thi có viết ' nghệ thuật không chi cho ta đường đi , nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta ....'

Qua tác phẩm lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long em hãy làm sang tỏ ý kiến trên

Cho em xin bài mẫu

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi

Nhập email để có cơ hội giảm 50% cho chuyến đi tiếp theo của Quý khách

Trong văn bản "Tiếng nói văn nghệ", Nguyễn Đình thi có viết: "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy".
Qua văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

“Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy” được trích ra “Tiếng nói của văn nghệ” do Nguyễn Đình Thi sáng tác đã khẳng định giá trị và tầm quan trong của văn hóa nghệ thuật đối với con người.
Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì? Có thể hiểu, Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Còn “nghệ thuật” là những sản phẩm văn hóa, có giá trị tinh thần đối với con người. Con người cần có văn hóa nghệ thuật thì mới khẳng định sự tồn tại của dân tộc mình nói chung và bản thân mình nói riêng, vì nó là phần không thể thiếu đối với cuộc đời mỗi con người, góp phần tạo nên thế giới loài người, “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy” . Một dân tộc không được coi là dân tộc khi nó không có văn hóa Văn hóa, nghệ thuật giúp con người vượt qua sự sợ hãi trong lúc khó khăn, giúp lưu lại những trí tuệ của cô nhân cho thế hệ mai sau. Giống như nó đã giúp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bớt cô đơn khi sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, hay nó giúp những cô gái thanh niên xung phong làm việc phá bom trên tuyến đường Trường Sơn xa xôi[“Những ngôi sao xa xôi”-Lê Minh Khuê] quên đi khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao, hiểm nguy trong công việc vào những phút giây rảnh rỗi. Thế nhưng, hiện nay vẫn có những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu, góp phần hại chết đi cả một thế hệ, một quốc gia. Như đó là những bộ phim đen, những truyện đen, truyện ngôn tình xấu,… Tuy văn hóa nghệ thuật luôn có ích lợi với con người nhưng đâu đó vẫn còn những kẻ lợi dụng văn hóa nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần không lành mạnh, góp phần làm hủy hoại cả một quốc gia, một dân tộc. Hiện nay, đứng trước tình huống này, chúng ta cần phải chung tay góp sức để loại bỏ những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xấu, đừng để “một con sâu làm rầu nồi canh”. Hy vọng những người tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có tâm hơn trong việc tạo ra các sản phẩm ấy. Cũng như "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long vậy.
Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Là học sinh, tôi chỉ xem những sản phẩm của văn hóa nghệ thuật tốt, lên án những hành động tạo ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu

1,

Trích từ “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi

2,

Câu đầu tiên sử dụng nghệ thuật nhân hóa qua từ “trỏ vẽ, đốt lửa”. 

Tác dụng: làm cho nghệ thuật trở nên như một con người, như một thực thể có hình hài, có sự sống, có ý nghĩa, có vai trò giúp cho đời sống con người.

3,

Câu 2 trong đoạn văn thể hiện được ý nghĩa và vai trò thiêng liêng của văn nghệ đó là ăn sâu vào đời sống tinh thần của con người, vun đắp, bồi dưỡng và gieo trồng cho tâm hồn của con người. Từ đó, tâm hồn của con người được làm cho thêm tốt tươi, vui vẻ và hạnh phúc, giàu có về mặt cảm xúc, tinh thần.

4,

Theo em, nghệ thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống của con người, trong đó chủ yếu là đời sống về mặt tinh thần. Nghệ thuật bao gồm nhiều thể loại đa dạng: từ văn chương, đến văn nghệ sân khấu, đến văn nghệ dân tộc,…. Tất cả những loại hình đó, dù ra đời trong thời điểm nào, mang đến thông điệp gì hay gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào của loài người thì chúng đều mang đến cho con người đời sống tinh thần rực rỡ, muôn màu muôn vẻ. Nếu như không có nghệ thuật thì con người sẽ chỉ quấn mình vào guồng quay công việc vô vị đến tẻ nhạt. Tiếng chim hót trong trẻo trên cây không còn khiến chúng ta cảm thấy yêu đời mà làm được thơ, nỗi đau của dân tộc nếu như không được đưa vào những trang văn học hào hùng thì làm sao thế hệ con cháu biết được, hay đời sống tinh thần lạc quan trong sản xuất nông nghiệp của con người sẽ không còn được sản xuất thành những màn múa rối, kịch nước,… Chắc chắn một điều rằng, đời sống tinh thần sẽ trở nên giống như cái cây khô cằn, mà nguồn nước ở đây chính là văn nghệ, văn chương, nghệ thuật. Nghệ thuật đối với con người dường như là món ăn tinh thần, là thứ làm cho con người sống một cách nhân văn hơn, hào sảng hơn, biết buồn vui hơn, có cảm xúc và thăng trầm hơn. Đối với người trẻ, nghệ thuật càng trở nên có một vai trò quan trọng. Sản phẩm nghệ thuật lành mạnh không chỉ khích lệ ở người trẻ một thái độ sống tốt, sống lành mạnh mà còn gieo cho con người những thái độ sống tích cực, yêu đời, lạc quan.

Skip to content

Đề bài: Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.”

Bằng trải nghiệm văn học của em, hãy chứng minh.

“Thế gian bị bủa vâyBởi bức màu tối ámNhưng còn đi đêm nayVầng trăng kia tỏa rạngKhiến tội thêm đọa đày.”“Thất đại tội” ở con người và sự tạp nham của cuộc đời đã tạo nên bức màu tối ám khiến thế gian bị bủa vây. Trầm mình trong sự rệu rã, quay cuồng trong những vòng tuần hoàn không có điểm dừng, con người giờ chẳng thể phân biệt được cái đúng sai, cái thực ảo. Và nghệ thuật xuất hiện, soi rọi tâm hồn ta, khiến ta phải thành thật với chính mình, với bản ngã đang được giấu kín kia, bởi lẽ “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than.” [Nam Cao] Nghệ thuật không phải là một tôn giáo, nhưng con người vẫn thường chọn nghệ thuật là nơi tự thú của mình. Không khô khan giáo điều, nghệ thuật chính là điểm tựa để con người nhận thức thế giới, hoàn thiện nhân cách, và cảm nhận cái đẹp của sự sống, đúng như Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.”Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, không phải là thứ lý thuyết khô khan hay là những bài giảng đạo lý giáo điều. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, tác động vào nhận thức, vào tâm tư, tình cảm vào người đọc, khiến người đọc hiểu thêm về cuộc sống, về xã hội. Nhưng đó không phải là một cuộc sống trần trụi, mà là một xã hội được tái tạo qua lăng kính của tác giả, qua cả một đời sống và chiêm nghiệm của người nghệ sĩ. Và từ đó, nghệ thuật “khiến chúng ta phải tự bước đi trên đường ấy”. Sau quá trình tiếp nhận, độc giả sẽ nhận thức rõ cái đẹp, cái đúng sai, cái thực ảo, từ đó hoàn thiện thêm bản thân và trái tim họ cũng nảy nở những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp. Như vậy, nghệ thuật nói chung hay văn chương nói riêng không gửi gắm những tư tưởng, triết lý một cách khô khan, giáo điều mà tư tưởng trong văn học là tư tưởng náu mình. Tư tưởng náu mình ấy nở hoa từ cả một đời sống và làm nghệ thuật của người nghệ sĩ, tác động tới nhận thức con người, khiến chúng ta phải tự bước đi trên con đường của chính mình. Qua câu nhận định trên, Nguyễn Đình Thi một lần nữa muốn nhấn mạnh chức năng và giá trị của văn học với đời sống nhân loại.Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh cần không thể thiếu. Cuộc sống này sẽ trở nên vô vị, nhàm chán biết bao nếu thiếu đi những áng văn chương của mọi thời đại. Vậy văn học giữ ý nghĩa gì trong cuộc sống con người? Đâu là lý do tồn tại đích thực của nó? Có lẽ sự tồn tại của văn chương bắt rễ sâu xa trong chính sự tồn tại của con người. Mỗi tác phẩm văn học đều ít nhiều làm phong phú sự hiểu biết của con người, đưa con người vượt qua cái giới hạn của không gian, thời gian để nếm trải những mảnh đời riêng biệt từ nhiều thời đại, nhiều xứ sở. Văn chương giúp con người được nếm trải mọi hỉ nộ ái ố của nhân gian, để ta được buồn, vui, yêu, ghét nhiều hơn, tạo ra những biến đổi trong tình cảm con người. Văn học chứa những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp, làm con người thêm hiểu về cuộc sống và trân trọng về cuộc sống. Ngoài ra, văn chương còn phải xuất hiện kịp thời để vỗ về những mảnh đời bất hạnh, xoa dịu nỗi đau chằng chịt trên trái tim của mỗi kiếp sống. Chế Lan Viên từng viết như thế này trong “Thơ bình phương, đời lập phương”:“Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngàyĐúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổĐúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay.”Với Chế Lan Viên, câu thơ viết ra phải thấm nhuần nỗi đau của một “bà mẹ chết con”, phải làm bật lên sự xót thương tận cùng trong khoảnh khắc “người chiến sĩ ôm xác bạn ngả vào tay”, nhưng thơ ca không ca tụng điều đó mà thơ cất lên những âm điệu của riêng mình để xoa dịu những người cùng khổ. Mà để làm được điều đó, người cầm bút phải biết “lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt, nhưng trước hết là lắng nghe nỗi buồn của con người.” [Nadimetlicmet] Nghệ sĩ phải lặn sâu vào cuộc sống, cảm nhận những vang động của cuộc đời, những biến thiên của kiếp nhân sinh. Phải có những trải nghiệm cùng một trái tim nhạy cảm, khi ấy anh mới có thể kiến tạo nên một tác phẩm có những giá trị đích thực, có những chức năng đáp ứng đời sống tinh thần của con người. Chức năng văn học là chức năng xã hội có tính tổng hợp, mà ở đó các yếu tố chức năng xuyên thấm vào nhau, vận động theo sự biến đổi của đời sống xã hội. Văn học không phải là một bộ môn khoa học với lý thuyết khô khan, mà nó là hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, để con người nhận thức về đời sống, từ đó tự bước đi trên con đường của mình. Xét đến cùng, nghệ thuật nói chung hay văn chương nói riêng tồn tại là để phục vụ đời sống con người, phục vụ nhu cầu hướng thiện của con người.Khác với các bộ môn khoa học khác, văn học không phải là những bài lý thuyết khô khan. Với toán học, con số “100” chỉ đơn thuần là một con số. Nhưng đi vào thế giới văn chương, nó là “Trăm năm trong cõi người ta” trong Kiều, là “Trăm năm cô đơn” của G. Maket. Số 100 bấy giờ là cả một đời, cả một kiếp, khiến con người ta suy tư về cõi người, cõi đời. Văn chương tác động đến nhận thức con người bằng con đường tình cảm, từ đó giải đáp những câu hỏi mà các bộ môn khoa học khác không đưa ra cho họ một câu trả lời thoả đáng. Chúng ta biết nạn đói năm 45 khiến cả dân tộc “đói nghèo trong rơm rạ”, nhưng chưa thể hình dung được xã hội lúc ấy như thế nào. Và chạm tới tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, ta như được tận mắt chứng kiến cái năm “đói mòn đói mỏi” qua từng lời văn đầy ám ảnh: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.” Nhưng văn học không chỉ tập trung tới con người, mà còn hướng đến những mối quan hệ xung quanh con người, tiêu biểu là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đọc “Ông già và biển cả” của Hemingway, chúng ta hiểu thêm về biển, nhưng không phải là hiểu thêm về mặt khoa học đang được vật lý, sinh học khai phá. Ngòi bút của Hemingway đã giúp ta hiểu thêm về mối tương quan giữa biển cả và con người, về bản lĩnh và khát vọng của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Văn chương không phải đơn thuần kể lại cuộc sống trên trang giấy, mà mỗi tác phẩm đều được đúc kết từ cả một đời sống và chiêm nghiệm của một nghệ sĩ dưới góc nhìn nghệ thuật của một con người bình thường, giúp “người gần người hơn” [Nam Cao].M.Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu thêm về bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở con người những khát vọng hướng tới chân lý.” Con người ngoài nhu cầu hiểu biết còn có nhu cầu hướng thiện, nhu cầu về một cuộc sống tốt lành. Ở đó, người ta cư xử với nhau bằng tình yêu thương. Văn học mang đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống, về đạo lý, góp phần cho con người những lý tưởng tiến bộ, quan điểm đúng đắn về đời sống. Văn chương dạy ta cách “yêu”: yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương, yêu đất nước,… Bằng những câu từ vô cùng mộc mạc nhưng thấm nhuần đạo lý dân tộc, Y Phương đã mượn lời nói với con để gợi nhắc cho chúng ta về cội nguồn của mỗi con người. Con được lớn lên trong tình yêu thương của mẹ cha; từng bước đi, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ chăm chút và đón nhận. Con được lớn lên trong cuộc sống lao động tươi vui của người đồng mình, lớn lên trong sự đùm bọc của núi rừng quê hương. Cội nguồn sinh dưỡng của con thật đủ đầy, thật gần gũi. Cha nhắc con về cội nguồn của mình để khơi dậy trong con tình yêu và lòng tự hào về gia đình, quê hương – nơi khởi nguồn sự sống của mỗi đời người. Cha kể con nghe về những người đồng mình kiên cường trước khó khăn, từ đó dặn con tiếp nối những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trước: sống phóng khoáng, nghĩa tình, và luôn bất khuất trước gian khó:“Con ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con.”Nhưng văn chương không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng chỉ bảo, mà cũng có nhiều lúc nghiêm khắc răn đe. Như Chế Lan Viên từng viết:“Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnhKhông chỉ ‘ơ hời’ mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan.”Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này qua “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Từng câu thơ như thức tỉnh chúng ta về lối sống thờ ơ, vô cảm. Đọc “Ánh trăng”, ta như được đối diện với chính bản thân mình. Ắt hẳn mỗi con người đều có những mảnh kí ức đẹp đẽ, tưởng chừng sẽ khắc ghi mãi mãi nhưng trước những vòng xoáy không ngừng của cuộc đời, ta cũng chẳng còn nhớ đến chúng nữa, như cách Nguyễn Duy quên đi ánh trăng tình nghĩa.“Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.”Trăng vẫn thuỷ chung như vậy dẫu mặc sự chuyển giao của thời gian, thời đại, tựa quá khứ nghĩa tình, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng và quá khứ càng tròn trịa, bao dung bao nhiêu thì con người càng day dứt, ăn năn bấy nhiêu. Trăng vẫn vậy, chỉ có con người đổi thay, vô tình quên đi vầng trăng tình nghĩa khi mải cuốn trong nhịp sống mới. Và rồi ánh trăng im phăng phắc, tựa lời nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Cái “im phăng phắc” ấy là khoảng thời gian để ta nhìn lại phần tối ở trong mình, để rồi nhận ra: Hoá ra ta là kẻ dễ lãng quên đến vậy. Văn chương từ đó thức tỉnh con người, giúp con người thêm hoàn thiện bản thân. Nếu như “Nói với con” dặn ta luôn mang trái tim và sức mạnh của quê hương để trưởng thành, thì “Ánh trăng” như đánh thức ta khỏi những vòng vèo, chùng chình của cuộc đời. Cả hai tác phẩm đều hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình, “vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.”Bằng cả một đời sống và làm nghệ thuật, Nguyễn Đình Thi đã có những đúc kết đúng đắn về văn nghệ: nghệ thuật không phải là một thứ lý thuyết khô khan, giáo điều, nghệ thuật phải có khả năng tác động vào tinh thần chúng ta, khiến chúng ta vững bước trên đoạn đường đời lắm chông gai. Nhưng để thực hiện những chức năng của mình, văn chương trước hết phải chạm tới những rung cảm của người đọc. Khi ấy, người nghệ sĩ phải trăn trở miệt mài, phải cảm nhận nhân gian, chất gạn những “chữ tả tơi nhất ở đời” [Pautovsky] để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nhà văn, nhà thơ phải có trong mình cái tâm, cái tài, nghĩa là anh phải có tâm hồn nhạy cảm tinh tế cùng tài năng thiên phú, cùng với đó là sự miệt mài bên trang giấy viết để người đọc cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm anh muốn truyền tải. Bên cạnh đó, vai trò của người tiếp cũng vô cùng quan trọng, bởi lẽ mối quan hệ giữa người làm nghệ thuật và người thưởng thức nghệ thuật luôn là mối quan hệ song hành. Để tiếp nhận một tác phẩm nghệ thuật, người đọc phải đồng cảm, phải cảm nhận đời sống bên trong câu chuyện hay bài thơ mình đang đọc, nghĩa là chúng ta phải sống cùng tác phẩm, phải có trái tim ấm nóng để hoà chung nhịp đập với người nghệ sĩ. Ngoài ra, mỗi độc giả đều phải nhạy cảm với cái đẹp và trở thành người đồng sáng tạo với người nghệ sĩ. Trong quá trình tiếp nhận, mỗi người đọc có cách nhận thức và khai thác tư tưởng khác nhau, tạo nên sự đa dạng về triết lý, từ đó làm phong phú và hoàn thiện thêm đời sống của tác phẩm.

Thế gian này có thật sự u ám không, hay nó tồn tại như lời Francois Coppee đã được Nam Cao lấy làm lời đề từ trong truyện ngắn “Nước mắt”: “Người ta chỉ xấu xa dưới con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ, và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ.”? Sự tạp nham của cuộc sống làm con người không khỏi trăn trở, và rồi ta tìm đến văn chương để kiếm tìm một câu trả lời thoả đáng. Nhưng nghệ thuật không chỉ lối cho con người bằng những lý thuyết khô khan như các bộ môn khoa học khác. Nghệ thuật đốt lửa vào lòng chúng ta, để từ đó ta tự đi tìm câu trả lời cho riêng mình. Đây chính là chức năng của văn nghệ, đã được Nguyễn Đình Thi lý giải một cách đúng đắn.

Bài làm của Nguyễn Bảo Minh Châu, thành viên team Thích Văn học.

Xem thêm:

Tham khảo các tài liệu về Lí luận văn học tại chuyên mục: //thichvanhoc.com.vn/tai-lieu/ly-luan-van-hoc/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học

report this ad

Video liên quan

Chủ Đề