Em hiểu thế nào la quyền và nghĩa vụ của công dân

Công dân là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến trên thực tế để chỉ một cá nhân có quốc tịch của một hay nhiều quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của công dân theo pháp luật Việt Nam. Cùng Luật Minh Gia tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của công dân:

1. Công dân là gì?

Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một quốc gia nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác, người có quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

Theo quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 2013, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Như vậy, quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Muốn được hưởng các quyền công dân của một quốc gia thì người đó phải có quốc tịch của quốc gia đó. Ví dụ: Người mang quốc tịch Việt Nam được xác định là công dân của Việt Nam, có các quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước theo quy định, chính sách pháp luật của nhà nước, được nhà nước bảo hộ.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Theo quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và Nhà nước.

* Quyền của công dân: là các quyền mà pháp luật quốc gia ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, bao gồm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tại các Điều 14 đến Điều 49 Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam có các quyền cơ bản sau:

- Quyền dân sự và chính trị:

+ Quyền sống được quy định tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

+ Quyền tự do và an ninh cá nhân và quyền không bị tra tấn, bạo lực, nhục hình theo quy định tại Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

+ Quyền lựa chọn nơi ở và tự do đi lại [Điều 22].

+ Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo [Điều 24].

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình [Điều 25].

+ Quyền bình đẳng về giới tính [Điều 26].

+ Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước [Điều 27].

+ Quyền về xét xử công bằng [Điều 31]: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

- Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

+ Quyền được bảo trợ và bảo hiểm xã hội [Điều 34].

+ Quyền làm việc và được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng [Điều 35].

+ Quyền được chăm sóc sức khỏe [Điều 38].

+ Quyền học tập [Điều 39]

+ …

* Nghĩa vụ của công dân: là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu công dân không thực hiện thì Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục, thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc;

- Nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc;

- Nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân;

- Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật;

- Nghĩa vụ tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng…

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật – Câu 1 trang 31 SGK GDCD lớp 12. Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

GỢI Ý LÀM BÀI

1.  Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa nghĩa là:

– Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu… Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế… theo quy định của pháp luật.

– Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Quảng cáo

+ Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.

2.  Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

–  Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật [trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật]. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

– Ví dụ: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh như người độc thân hay người có gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc thì có mức nộp thuế khác nhau.

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Nhà nước CHXHCNVN đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.

b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

*Đọc các nội dung sau đây của Hiến pháp và trả lời câu hỏi

HIẾN PHÁP NĂM 2013 [trích]

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức

khoẻ, danh dự và nhân phẩm;...

Điều 21

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình... 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào...

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,...

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 32

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp...

Điều 33

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 38

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,...

Điều 39

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 43

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 45

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Điều 46

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật;...

Điều 47

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào theo Hiến pháp năm 2013?

*Gợi ý trả lời câu hỏi

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước [Điều 27]; quyền tham gia quản lí nhà nước [Điều 28]; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí [Điều 25]; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo [Điều 24]…

- Nhóm quyền dân sự: quyền sống [Điều 19]; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm [Điều 20], quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình [Điều 21], quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở [Điều 22], quyền tự do đi lại và cư trú [Điều 23], quyền bình đẳng giới [Điều 26], quyền tự do kết hôn, li hôn [Điều 36]…

- Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh [Điều 33], quyền có việc làm [Điều 35], quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất [Điều 32]…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội: quyền học tập [Điều 39], quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật [Điều 40], quyền được đảm bảo an sinh xã hội [Điều 34]…

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: trung thành với Tổ quốc [Điều 44]; thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân [Điều 45]; tuân theo Hiến pháp và pháp luật [Điều 46]…

@1249504@@1249575@

*Tình huống 1:

Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Vì thế, sự tham gia của các bạn cũng khác nhau.

- Nhóm học sinh thứ nhất tích cực tham gia đóng góp ý kiến với trường về những nội dung liên quan đến học tập của học sinh.

- Nhóm học sinh thứ hai thì cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

a] Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trong trường hợp này. 

- Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trong trường hợp nhóm học sinh thứ hai là sai vì bất kì ai đều có quyền tự do ngôn luận.

b] Theo em, trong trường hợp này học sinh có thể phát biểu ở đâu và phát biểu như thế nào? 

- Theo em trong trường hợp này có thể phát biểu khi cô giáo yêu cầu thảo luận, khi nhà trường tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào việc xây dựng trường lớp thông qua phát biểu trực tiếp, góp ý qua giáo viên chủ nhiệm hoặc viết thư cho nhà trường.

*Tình huống 2:

Nhà ở mặt đường, nên chị Điệp muốn mở cửa hàng bán quạt điện. Chị đã làm thủ tục hồ sơ và được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Kể từ khi mở cửa hàng kinh doanh, chị Điệp luôn khai báo và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

[?] Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.

Chị Điệp đã thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Chị được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh và tuân theo sự quản lí của Nhà nước. Chị đã sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.

*Tình huống 3:

Nhà máy X chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất nước giải khát. Mọi việc đã được lên kế hoạch cụ thể. Tuy vậy, vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong Ban lãnh đạo nhà máy là việc xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất. Có hai ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.

- Ý kiến thứ hai thì cho rằng, công việc này rất tốn kém, nên có thể xả nước thải xuống dòng sông bên cạnh nhà máy.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

[?] Theo em, ý kiến nào trên đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường? 

- Ý kiến thức nhất đúng với quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Nhà máy cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm và là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

*Tình huống 4:

T và D có mâu thuẫn cá nhân với nhau từ mấy tháng nay mà vẫn chưa giải quyết được. T quyết tâm hạ uy tín, danh dự của D bằng cách tung tin xấu về D trong trường học. T nói với các bạn trong lớp rằng D học kém, nhưng hay nhìn bài của bạn khác nên được điểm cao. D ấm ức và xấu hổ vì bị vu oan, nói xấu, nhưng không biết phải làm gì.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

a] Em đồng tình hay phản đối việc làm của T? Vì sao?

- Em phản đối việc làm của T. Vì T đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. T đã hạ uy tín, danh dự của D bằng cách tung tin xấu về D. Đây là một việc làm không tốt, xấu xa và vô văn hóa.

b] Trong trường hợp này, D có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền của mình D có thể báo cáo với nhà trường hoặc cô giáo và bạn T phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình, phải xin lỗi D.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Video liên quan

Chủ Đề