Foodmap là gì

Sau khi kết nối được hệ sinh thái nông nghiệp, Foodmap đến giai đoạn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam.

2 năm xây dựng hạ tầng công nghệ hỗ trợ người nông dân đưa sản phẩm ra thị trường, anh Phạm Ngọc Anh Tùng đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo: Xuất khẩu nông sản thương hiệu Việt Nam. Mới đây, trên Facebook cá nhân, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, Sáng lập Công ty Công nghệ và Thương mại UFO, đã thu hút được khá nhiều bạn bè quan tâm bởi thông tin về việc xuất khẩu sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm. Đích đến là thị trường Mỹ thông qua 2 trang web gọi vốn cộng đồng phổ biến ở đây là Indiegogo và Kickstarter. Lý do, theo anh Tùng, mật hoa dừa là sản phẩm thay thế mật ong dành cho người tiểu đường nhưng có giá thành thấp hơn 30% và Mỹ là thị trường tiềm năng khi có đến 30 triệu người bị bệnh tiểu đường. “Sokfarm không phải là sản phẩm duy nhất chúng tôi xuất khẩu trong năm nay”, anh Tùng nói.

Foodmap là gì

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm của người tiêu dùng và các khách hàng sỉ như nhà hàng, quán ăn, các cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển, thanh toán và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho 3 bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap.

Mô hình Foodmap đã được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có lĩnh vực nông nghiệp phát triển và các công ty hoạt động như vậy được gọi là “công ty nông nghiệp thế hệ mới”. Meicai (Trung Quốc) là một cái tên tiêu biểu trong ngành khi đã gọi được 1,5 tỉ USD và hiện được định giá vào khoảng 7 tỉ USD chỉ sau 7 năm hoạt động. Có 2 rào cản của các công ty nông nghiệp thế hệ mới phải giải quyết. Thứ nhất là chủ doanh nghiệp phải làm người tiêu dùng có niềm tin vào nguồn gốc hàng hoá rau củ quả, thậm chí là thịt tươi sống, vốn khó hơn rất nhiều so với các hàng hoá phổ thông khác. Thứ 2 là giải bài toán “con gà, quả trứng” kinh điển trong kinh doanh thương mại điện tử.

Đối với thị trường lớn như Trung Quốc, Meicai chỉ cần cung cấp rau quả cho các nhà hàng, quán ăn là đã đủ doanh số. Nhưng ở Việt Nam, các công ty cần phải đa dạng tập khách hàng. Đó là lý do Foodmap phải vừa bán sỉ và bán lẻ.

Foodmap là gì

Ảnh: TL

Bán sỉ có thể đảm bảo số lượng nhưng chiết khấu trên mỗi sản phẩm và công nợ không hấp dẫn. Bán lẻ chiết khấu cao hơn nhưng bài toán giao nhận thương mại điện tử khá phức tạp, đó là chưa kể phải chọn phân khúc khách hàng né sân chơi các doanh nghiệp bán lẻ lớn, đã có thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Big C... “Startup thì làm gì có lựa chọn, nhiệm vụ chúng tôi là phải tối ưu cả 2 mô hình bằng công nghệ”, anh Tùng nói.

Cho đến thời điểm hiện tại, UFO vẫn đang cân đối tốt nguồn thu từ 2 tập khách hàng này trên Foodmap với tỉ lệ 50-50. Công ty xây dựng hệ thống giao nhận in-house và thuê ngoài đối tác giao hàng như Ahamove để giải bài toán tăng trưởng đột biến trong các dịp cao điểm.

Đến nay, UFO mới nhận được khoản đầu tư trị giá 500.000 USD của vòng hạt giống từ quỹ Wavemaker Partners. Ở Việt Nam, một đơn vị có mô hình hoạt động tương tự Foodmap là Kamereo (Nhật), nhưng hiện chỉ phục vụ cho khách hàng sỉ. Một số nguồn tin của NCĐT cho biết Kamereo đang thử nghiệm mảng bán lẻ với Kamereo Mart.

Foodmap là gì

Cũng như UFO, Kamereo đã gọi vốn được 500.000 USD từ quỹ Genesia Ventures (Nhật) và VC Ventures Việt Nam. Nhìn chung, chưa nhiều công ty nông nghiệp thế hệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại đầu tư vào vùng nguyên liệu, hình thức liên kết với hộ nông dân vẫn là lựa chọn phổ biến. Và để mối liên kết này bền vững, các hộ nông dân phải kinh doanh được, một số trường hợp các công ty như Foodmap đóng vai trò như bộ phận kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng thị trường là yếu tố cần thiết để sự liên kết này bền vững và đó cũng là lý do anh Tùng đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng khô và các mặt hàng Việt Nam có lợi thế quốc gia để có giá thành cạnh tranh. “Kỳ vọng của chúng tôi là xuất khẩu được tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam”, anh Tùng nói.

Phi Vũ
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư

Website thương mại điện tử FoodMap chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn của Công ty CP Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện tại, FoodMap đã xây dựng ba thương hiệu riêng biệt: Delicious Specialty (phân phối đường, mật ong, rau củ quả ...), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (hạt dinh dưỡng).

Foodmap là gì

Không chỉ có giao diện máy tính, FoodMap nay đã có thêm ứng dụng trên điện thoại thông minh để đáp ứng được nhu cầu của thị trường (Nguồn: foodmap.asia)

Hướng đến việc sử dụng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, FoodMap đặt truy xuất nguồn gốc là điều kiện bắt buộc trên sàn giao dịch đối với mỗi nhà sản xuất hay nông dân, đồng thời làm nên thương hiệu riêng cho nông sản độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn do không có thế mạnh về thương hiệu. Tháng 9/2019, FoodMap được tổ chức Ricebowl (Malaysia) bình chọn là startup đứng nhất Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp (agri-tech). Năm 2020, họ đại diện Việt Nam tham gia vòng bình chọn khu vực Đông Nam Á.

Trung bình mỗi tháng thực hiện 1-2 chiến dịch, tối đa khoảng 15 chiến dịch, FoodMap có được lượng tệp khách hàng và nhà sản xuất khá lớn nhờ sự hấp dẫn thu hút người mua và sự thuyết phục đối với người bán là nông dân hoặc nhà sản xuất. Đến nay, công ty hợp tác với hơn 100 nông dân và nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm từ hơn 20 tỉnh thành cho hơn 5.000 người tiêu dùng và các nhà bán lẻ. Để giải bài toán khó trong chuỗi cung ứng nông sản nằm ở khâu sau thu hoạch, giảm thiểu hàng tồn kho, công ty chọn hoạt động theo mô hình đặt hàng trước, chiếm tỷ trọng khoảng 30 - 35%, sản phẩm được bán và cung cấp cho cả khách hàng B2B (70%) và B2C (30%).

Cũng trong tháng 9 năm ngoái, FoodMap đã vượt qua gần 600 đội đến từ các quốc gia khác để giành giải thưởng Sáng tạo có tác động nhất tại vòng chung kết Asia Đổi mới 2019 do Học viện Kỹ thuật Hoàng gia trao tặng. và Quỹ Newton. Giải thưởng dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà nghiên cứu, viện khoa học có sáng chế, giải pháp đột phá trong giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội.

Không chỉ tạo được niềm tin từ khách hàng, cách làm và “chiến thuật” đồng hành cùng nông dân, xây dựng nền nông nghiệp bền vững của FoodMap đã giúp các nhà sáng lập giành được những giải thưởng lớn. Cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện cho Việt Nam tham dự vòng chung kết Asia Đổi mới 2019 do Học viện Công nghệ Hoàng gia và Quỹ Newton tại Malaysia tổ chức, 5 năm một lần tại Châu Á. Đây là giải thưởng danh giá dành cho các công ty khởi nghiệp, nhà nghiên cứu, viện khoa học có sáng chế, giải pháp đột phá tiên phong trong giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Vượt qua hơn 500 đại diện đến từ các quốc gia và khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ ..., FoodMap đã giành được giải thưởng Sáng tạo có tác động nhất.

Nông nghiệp hữu cơ đã và đang tạo nên cơn sốt trong thời đại cách mạng 4.0. Bởi sự lan truyền nhanh chóng từ các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, nhiều tiêu cực như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gắn mác “hữu cơ” cũng nảy sinh theo đó. Nhiều thương hiệu mới mọc lên cũng thi nhau quảng cáo “thực phẩm sạch”.

Foodmap là gì

FoodMap tập hợp những người trẻ tuổi nhiệt huyết, đam mê nông nghiệp và am hiểu công nghệ với mong muốn nâng cao giá trị nông sản Việt Nam (Nguồn: Trang Facebook chính thức của FoodMap)

Cơ hội phát triển kinh doanh

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải ngon và an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời điểm thực phẩm chứa chất độc hại đang trở thành vấn đề gây bức xúc cho dư luận thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, ngành kinh doanh nông sản cũng có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư và thương nhân. Mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch được đánh giá là một ngành đáng được quan tâm, lựa chọn để đầu tư công sức và tiền bạc. Bởi mô hình kinh doanh này có những ưu điểm điển hình như:

- Vốn đầu tư không quá cao nhưng lợi nhuận thu về rất lớn

- Quay vòng vốn nhanh

- Kinh doanh có đạo đức, không lừa đảo, phi pháp, ảnh hưởng đến người khác

- Thị trường rộng mở, đầy tiềm năng

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp bạn dễ dàng tìm được nguồn nông sản sạch

Nguyễn Vân Nhi

Bài viết trước CanalCircle cung cấp công nghệ 4.0 hỗ trợ hoạt động tài chính tín dụng và công nghệ kết nối

Bài viết tiếp Sàn thương mại điện tử Alibaba và cơ hội kinh doanh B2B