Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Tuần 21

Với bài giải Tập làm văn Tuần 21 trang 17, 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I - Nhận xét

1, Đọc bài văn Bãi ngô [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 30 - 31], xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 [3 dòng đầu]M : Giới thiệu bao quát về cây ngô [từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà].
............................. ..........................

Trả lời:

Đoạn Nội dung
M : Đoạn 1 [3 dòng đầu]M : Giới thiệu bao quát về cây ngô [từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà].
Đoạn 2 [4 dòng tiếp theo] Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3 [Còn lại]

Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

2, Đọc lại bài Cây mai tứ quý [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23], xác định trình tự miêu tả của bài

Đoạn Nội dung
................. ........................

Trình tự miêu tả trong hai bài trên khác nhau như nào?

Trả lời:

Đoạn Nội dung
Đoạn 1: 3 dòng đầu Giới thiệu bao quát về cây mai [chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh].
Đoạn 2: 4 dòng tiếp Tả chi tiết cánh hoa và trái cây.
Đoạn 3: còn lại Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ So sánh trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác bài Bãi ngô.

- Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

- Bài Bài ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

II - Luyện tập

1, Đọc bài văn Cây gạo [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 32] và ghi lại trình tự miêu tả [Gợi ý : tả từng bộ phận của cây, hay tả từng thời kì phát triển của cây. Nêu cụ thể].

Trả lời:

   Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

2, Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học :

a] Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

b] Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Trả lời:

Dàn ý miêu tả cây ổi [ tả lần lượt từng bộ phận của cây]

Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

Thân bài :

- Giới thiệu dáng cây.

- Thân cây : Tròn, nhẵn bóng, vỏ cây màu nâu nhạt. Thỉnh thoảng có những miếng vỏ khô tróc ra khỏi cây, cho thân một lớp da mới.

- Lá cây : Xanh sẫm, hình thuôn tròn hoặc hình ô van.

Những đường gân trắng xếp đều đặn dọc theo xương cuống lá.

- Hoa : Trắng, nhụy vàng.

- Trái : Da trái màu xanh, với lớp thịt trắng dày, giòn, ruột trắng, hạt ổi màu vàng cứng.

Trái xanh mang vị chát, trái chín vị ngọt.

Kết bài : Nêu tình cảm của bản thân đối với cây ổi.

Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tan mát bay đi mất.

[1] a] Điền vào chỗ trống r, d hoặc g :

Mưa .....âng trên đồng                       Hoa xoan theo ....ó

Uốn mềm ngọn lúa                            ...ải tím mặt đường.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực . Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất.

[2] Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau :

Cây mai cao trên hai mét, [dáng/giáng/ráng]............. thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu [giần/dần/rần]............ thành một [điễm/đỉểm].............. ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng [dắn/giắn/rắn] .......... chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng [thẫm/thẩm].......... xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết tráiTrái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai

vàng rực [rở/rỡ]........ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần [mẫn/mẩn].....  thịnh vượng quanh năm.

TRẢ LỜI:

[1] a] Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.

Mưa giăng trên đồng                              Hoa xoan theo gió

Uốn mềm ngọn lửa                                 Rải tím mặt đường.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

[2] Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau :

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn thịnh vượng quanh năm.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 21 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 2

Luyện từ và câu lớp 4: Câu kể Ai thế nào?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 21: Câu kể Ai thế nào? là lời giải phần Luyện từ và câu VBT Tiếng Việt 4 trang 13 có đầy đủ đáp án và lời giải chi tiết cho các em học sinh tham khảo luyện tập cách xác định và đặt câu cho câu kể Ai thế nào?,.. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 21

I - Nhận xét

Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong mỗi câu văn dưới đây. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M: Bên đường, cây cối xanh um.

Nhà cửa thưa thớt dần.

Chúng thật hiền lành.

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

M: Cây cối thế nào?

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu văn trên. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M: Bên đường, cây cối xanh um.

Nhà cửa thưa thớt dần.

Chúng thật hiền lành

Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

M: Cái gì xanh um?

II - Luyện tập

Câu 1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Câu 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?

Đáp án phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 20 trang 13

I - Nhận xét

Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong những câu văn dưới đây. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được

M: Bên đường, cây cối xanh um. M: Cây cối thế nào?

Nhà cửa thưa thớt dần. Nhà cửa thế nào?

Chúng thật hiền lành. Chúng [đàn voi] như thế nào

Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Anh [anh quản tượng] thế nàọ?

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu văn trên. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M: Bên đường, cây cối xanh um. M: Cái gì xanh um?

Nhà cửa thưa thớt dần. Cái gì thưa thớt dần?

Chúng thật hiền lành. Những con gì thật hiền lành?

Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Ai trẻ và thật khỏe mạnh?

II - Luyện tập

Câu 1. Gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:

Rồi những người con [CN] cũng lớn lên và lần lượt lên đường [VN]. Căn nhà [CN] trống vắng [VN]. Những đêm không ngủ, mẹ [CN] lại nghĩ về họ [VN]. Anh Khoa [CN] hồn nhiên, xởi lởi [VN]. Anh Đức [CN] lầm lì, ít nói [VN]. Còn anh Tịnh [CN] thì đĩnh đạc, chu đáo [VN].

Câu 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?

Lớp em có 4 tổ, mỗi tổ có 6 bạn. Em thuộc về tổ 4. Tổ em có 3 nam, 3 nữ. Bạn Hạnh học rất giỏi nhưng có mái tóc quăn tự nhiên nên chúng em thường gọi là “Hạnh Xù". Bạn Hương dáng người nhỏ thô nhưng rất nhanh nhẹn. Bạn bè trong lớp gọi là “Hương còi". Bạn Tuấn cao lớn nhất lớp, là một chân sút cừ khôi của đội bóng lớp. Bạn Thịnh học toán giỏi nhất lớp, ai cũng phải nể phục. Bạn Hà tổ trưởng hát rất hay, kể chuyện rất duyên dáng. Tổ chúng em ai cũng vui vẻ, hòa đồng, lại là tổ có phong trào thi đua và học tập tốt nhất trong lớp. Em rất tự hào về tổ mình.

>> Chi tiết: Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề