Giải Vở bài tập Vật lý lớp 7 trang 9

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I – TỰ KIỂM TRA

Câu 1 trang 26 VBT Vật Lí 7: Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật”.

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi vật phát ra ánh sáng

C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta;

D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

Lời giải:

Chọn C

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

Câu 2 trang 26 VBT Vật Lí 7: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu dưới đây nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

A. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật

B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

C. Ảnh hứng được trên màn và lớn hơn vật

D. Ảnh không hứng được trên màn và bé hơn vật

Lời giải:

Chọn B

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 3 trang 26 VBT Vật Lí 7: Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

Trong môi trường trong suốtđồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 4 trang 26 VBT Vật Lí 7: Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:

a] Tia phản nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến

b] Góc phản xạ bằng góc tới.

Câu 5 trang 26 VBT Vật Lí 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật tới gương.

Câu 6 trang 27 VBT Vật Lí 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

Giống: Đều là ảnh ảo

Khác: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

Câu 7 trang 27 VBT Vật Lí 7: Gương cầu lõm cho ảnh ảo khi: một vật ở gần sát gương.

Ảnh này lớn hơn vật.

Câu 8 trang 27 VBT Vật Lí 7: Viết ba câu có nghĩa:

[1]- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

[2]- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.

[3]- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

Câu 9 trang 27 VBT Vật Lí 7: So sánh vùng nhìn thấy của một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng kích thước khi đặt mắt ở cùng một vị trí:

Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước.

II. VẬN DỤNG

Câu C1 trang 27 VBT Vật Lí 7: a] Vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương [hình 9.1]

b] Vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1, S2, và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương [hình 9.2].

c] Gạch chéo vùng đặt mắt để nhìn thấy đồng thời ảnh của cả hai điểm sáng trong gương.

Lời giải:

Câu C2 trang 28 VBT Vật Lí 7: Ảnh quan sát được trong ba gương sẽ thấy chúng có tính chất:

– Giống nhau: Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo

– Khác nhau: Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lõm.

Câu C3 trang 28 VBT Vật Lí 7:

III. – TRÒ CHƠI Ô CHỮ [Hình 9.4]

Theo hàng ngang:

1. Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào no.

2. Vật tự nó phát ra ánh sáng.

3. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng.

4. Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây.

5. Đường thẳng vuông góc với mặt gương.

6. Chổ không nhận được ánh sáng trên màn chắn.

7. Dụng cụ để soi ảnh của mình hàng ngày.

Từ hàng dọc là: ÁNH SÁNG

SBT Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

  • Bài 3.1 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.2 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.3 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.4 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.5 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.8 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.9 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.10 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7
  • Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Giải SBT Vật lý 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng tổng hợp các câu hỏi và lời giải cho các câu hỏi trong sách bài tập Lý 7. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học tốt môn Vật lý 7, đồng thời biết cách vận dụng làm các bài tập cơ bản và nâng cao môn Vật lý tốt hơn.

Bài 3.1 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Trả lời:

=> Chọn B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng..

Bài 3.2 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Trả lời:

=> Chọn B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Bài 3.3 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?

Trả lời:

Vì đêm rằm âm lịch Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất mới có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng. Trái đất có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Bài 3.4 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao lm để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời đều song song?

Trả lời:

+ Dùng thước vẽ các cọc AB dài 1cm.

+ Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,8cm.

+ Nối BO đó là đường truyền ánh sáng Mặt Trời. Lấy CO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

+ Vẽ cột đèn CĐ cắt đường BO kéo dài tại Đ.

+ Đo chiều cao CĐ chính là chiều cao cột đèn, CĐ = 6,25cm

Bài 3.5 trang 9 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Trả lời:

=> Chọn C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn

B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng

C. Mặt Trăng bỗng dưng ngừng phát sáng

D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Trả lời:

=> Chọn D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

A. Trời bỗng sáng bừng lên.

B. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.

C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn

D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Trả lời:

=> Chọn D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Bài 3.8 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trời đi vào bóng tối của Trái Đất?

A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất.

B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường

D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối.

Trả lời:

Chọn B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

Bài 3.9 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

A. Tăng lên

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Trả lời:

=> Chọn D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Bài 3.10 trang 10 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn.

B. Ngọn nến sáng mạnh hơn

C. Không có gì khác

D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Hướng dẫn:

=> Chọn D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần [hình 3.1]?

Trả lời:

Chọn C.

Vì Mặt Trăng ban đầu có hình tròn, khi có Nguyệt Thực một phần Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất nên sẽ có hình dạng như trong hình A, B,D. Còn hình C không bị Trái Đất che khuất nên là hình không đúng.

Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?

Trả lời:

- Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tôi ở xung quanh không đáng kể.

- Đèn ông là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tôi ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.

.........................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.Tài liệu thuộc Chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong SBT Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

  • Giải bài tập SGK Vật lý lớp 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 2: Sự truyền ánh sáng
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Video liên quan

Chủ Đề