Giảng viên Khoa Dược Đại học Nguyễn Tất Thành

Công việc chính:- Lập kế hoạch hàng năm xây dựng giáo án, học liệu đa phương tiện cho các môn học theo hình thức học trực tuyến theo khối ngành được phân công phụ trách;- Phối hợp cùng các khoa, đơn vị xây dựng giáo án, học liệu đa phương tiện cho các môn học theo hình thức học trực tuyến: mời báo cáo viên, giảng viên, soạn thảo hợp đồng , xây dựng kịch bản, xây dựng learning flow + storyboard- Phối hợp cùng bộ phận kỹ thuật lập kế hoạch ghi hình/ ghi âm; kiểm tra hậu kỳ, học liệu hoàn chỉnh- Tổ chức nghiệm thu, thanh lý, lưu trữ học liệu- Quản lý bản quyền và đảm bảo tính bảo mật các nguồn học liệu mở, học liệu đa phương tiện Nhà trường đã khai thác, đầu tư xây dựng.- Theo dõi, phân tích và lập kế hoạch cải thiện chất lượng nội dung học liệu đang có để hoàn thiện bộ học liệu theo chuẩn E-learning và đảm bảo chất lượng sư phạm.Công việc khác:- Nghiên cứu các công nghệ xây dựng học liệu, từ đó xây dựng kế hoạch để ứng dụng và phát triển cho các môn học của trường;- Nghiên cứu, khai thác các nguồn học liệu mở, từ đó xây dựng kế hoạch biên dịch, biên tập phù hợp với các chương trình đào tạo trực tuyến của trường;- Tham gia công tác hướng dẫn kỹ thuật đầu năm học, đầu khóa cho sinh viên- Tham gia tổ chức các khóa tập huấn phương pháp, kỹ thuật học trực tuyến cho giảng viên- Tham gia các dự án nghiên cứu, phát triển và nâng cấp học liệu.

- Các công việc khác theo sự phân công của phụ trách đơn vị

Hiện nay, hệ thống Kiểm nghiệm trong cả nước có 3 Viện nghiên cứu [Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm – Nghiên cứu Dược của Bộ Quốc phòng], 63 Trung tâm Kiểm nghiệm của các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 135 phòng Kiểm tra chất lượng của các doanh nghiệp Dược trong cả nước, bên cạnh đó còn có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp Dược đều đang thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ Thạc sĩ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất.

Trước yêu cầu chất lượng thuốc ngày càng được nâng cao nhằm tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc, đòi hỏi hệ thống Kiểm nghiệm thuốc trong cả nước phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu là cần thiết và cấp bách.

Trên cơ sở nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực thạc sĩ Kiểm nghiệm thuốc và độc chất, vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1798/QĐ-BGDĐT cho phép Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đào tạo chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất trình độ thạc sĩ [mã ngành: 8720210].

Đây là chuyên ngành thuộc nhóm ngành Dược học và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là trường ngoài công lập đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được phép đào tạo chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất trình độ thạc sĩ.

Năm 2022 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được phép đào tạo ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất trình độ thạc sĩ

Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Thanh, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Dược, để phục vụ tốt cho công tác đào tạo chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất trình độ thạc sĩ khoa Dược cũng như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm chuyên ngành, mở rộng đội ngũ giảng viên giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cơ hữu, ngoài ra còn có sự tham gia của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trình độ tiến sĩ trở lên từ các viện, trường.

Không chỉ tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của các học viên Nhà trường còn định hướng nâng cao kiến thức chuyên sâu và tăng cường ký kết hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên được thực tập, thực tế để nâng cao tay nghề

Chương trình thạc sĩ chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất được xây dựng trên cơ sở tham khảo khung các chương trình tiên tiến của các trường đại học và viện nghiên cứu như: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược Cần Thơ, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh.

Để có thể theo học thạc sĩ chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc và độc chất, các thí sinh đáp ứng các yêu cầu sau: Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp; Có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương [Trong trường hợp ứng viên không đáp ứng được yêu cầu năng lực ngoại ngữ trên thì sẽ phải tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tương đương trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương được tổ chức tại Trường]; Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Học viên có thể lựa chọn 2 hình thức học: học tập trung các buổi tối trong tuần hoặc ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Thời gian đào tạo 2 năm, hình thức đào tạo chính quy, tổng số tín chỉ phải hoàn thành là 60 tín chỉ, nơi học: 298-300A, Nguyễn Tất Thành, P.13, Q. 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Học viên có thể lựa chọn 2 hình thức học: học tập trung các buổi tối trong tuần hoặc ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Nhằm tạo điều kiện cho các học viên theo học chương trình này Nhà trường có những chính sách hỗ trợ như: giảm 100% học phí toàn khóa cho 5 học viên mồ côi cả cha và mẹ mất vì Covid-19; giảm 25% học phí toàn khóa học đối với học viên là người nước ngoài, giảm 10% học phí toàn khóa học cho cựu sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành …

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Dự kiến nhận đến 09/09/2022

Hồ sơ đăng kí dự tuyển gồm:

  • Đơn xin dự tuyển [theo mẫu];

  • Lý lịch khoa học [theo mẫu có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan];

  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học;

  • Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp [nếu có];

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Passport;

  • Giấy khám sức khỏe do phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện cấp quận [huyện] trở lên cấp không quá 6 tháng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;

  • 02 tấm ảnh 3x4 mới nhất.

Học viên nộp hồ sơ vui lòng liên hệ: Viện Đào tạo Sau đại học Địa chỉ: Số 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline/Zalo: 0888.298.300

Điện thoại: 1900 2039 [Ext: 379]

Email: ; Website: saudaihoc.ntt.edu.vn

Thu Giang

NTTU –  Nhằm tổng kết và ghi nhận những thành tích đã đạt được cũng như để biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển, đồng thời tri ân tới các đơn vị đã gắn bó và hỗ trợ trong suốt 10 năm qua, vào lúc 8h00 ngày 8/8/2018 tại nhà hàng The Adora Luxury, 198 Hoàng Văn Thụ, P. 9, quận Phú Nhuận, TP. HCM, khoa Dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập.

Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Dược được tổ chức trong không khí trang trọng và ấm cúng

Tới tham dự buổi lễ có TS. BS. Trần Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế; PGS. TS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATVSTP, Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM; PGS.TS. Trần Việt Hùng, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm thuốc TP. HCM; GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội; PGS.TS. Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cùng đại diện các bệnh viện, các doanh nghiệp đã liên kết hợp tác với khoa trong thời gian vừa qua… Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có sự hiện diện của PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng; TS. Trần Văn Ái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị; TS. Nguyễn Văn Lượng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị; Thầy Nguyễn Kim Quỳ, Phó chủ tịch hội đồng quản trị, GS.TS. Nguyễn Văn Thanh, Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa Dược cùng Ban giám hiệu và đặc biệt là sự có mặt của 346 cán bộ, nhân viên, giảng viên khoa Dược.

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm TS. BS. Trần Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đánh giá cao về sự phát triển của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói chung và của khoa Dược nói riêng: “Chứng kiến 10 năm xây dựng và phát triển của khoa Dược tôi rất vui mừng thấy rằng thời gian qua khoa đã thực sự phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đang trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của đất nước về lĩnh vực Dược. Từ khóa đầu tiên đào tạo hệ trung cấp đến nay đã đạt quy mô trên 4000 sinh viên hệ đại học, trên 80% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, nhiều người hiện giữ chức vụ quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp. Những thành công bước đầu của khoa Dược đang góp phần tạo ra khí thế mới, sắc thái mới của giáo dục đại học Việt Nam”.

TS. BS. Trần Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đánh giá cao về sự phát triển của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và của khoa Dược 

Nhìn lại chặng đường đã qua của khoa Dược, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để có một khoa Dược như hôm nay là nhờ một phần vào tầm nhìn của những người sáng lập ra khoa, sự quyết tâm, sự đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên lúc bấy giờ.

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng và GS.TS. Nguyễn Văn Thanh những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành khoa Dược 

Khoa Dược ra đời từ quyết định số 232/2008/QĐ –PHC của Trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành ký ngày 8/8/2008 trong bối cảnh có nhiều hoài nghi về chất lượng đào tạo khối ngành Sức khỏe của các trường ngoài công lập. Những ngày đầu thành lập khoa chỉ có 8 giảng viên, chủ yếu được mời về từ khoa Dược – Trường ĐH Y Dược ba năm đầu tiên sau ngày thành lập, Ban giám hiệu Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đặt ra nhiệm vụ cho khoa là phải đào tạo được dược sĩ bậc Trung cấp.

Cuối năm 2008, do nhu cầu hoạt động và phát triển của khoa, các bộ môn từng bước được thành lập. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, năm 2009, khoa Dược tiếp tục tuyển sinh khóa 2 với số lượng sinh viên tăng cao theo đó số lượng giảng viên về công tác tại khoa Dược cũng ngày càng nhiều.

Ngày 18 tháng 08 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3381/QĐ – BGDĐT cho phép khoa Dược đào tạo dược sĩ trình độ Cao đẳng. Đây là một tin vui cho Nhà trường và cho khoa đồng thời mở ra một trang mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của khoa Dược. Vì từ đây khoa không chỉ có đào tạo dược sĩ bậc trung cấp mà còn đào tạo cả bậc cao đẳng như nhiều ngành khác, khoa khác trong Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Từ quyết định này, khoa đã có định hướng rõ nét cho sự phát triển của mình là xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu dạy và học cao hơn.

Khách mời chụp hình lưu niệm với Ban chủ nhiệm và cán bộ, giảng viên của khoa Dược 

Một năm sau, khoa Dược tuyển sinh khóa đầu tiên của bậc cao đẳng với chỉ 10 lớp. Cũng trong năm này, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho phép khoa Dược trường ĐH Nguyễn Tất Thành được phép đào tạo cao đẳng nghề để bổ sung nguồn nhân lực dược sĩ làm việc ở các xí nghiệp, nhà máy sản xuất thuốc.

Với quy mô ngày một rộng lớn hơn, Nhà trường đã xây dựng cho khoa nhiều phòng thí nghiệm với trang thiết bị máy móc hiện đại: phòng thí nghiệm Dược lý – Dược lâm sàng, Kiểm nghiệm thuốc, Hóa phân tích, Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Bào chế, Dược liệu, Vi sinh – Ký sinh, Hóa dược, Công nghiệp dược v.v… Khoa Dược cũng thành lập thêm các bộ môn: Dược lý – Dược lâm sàng, Hóa dược, Bào chế- Công nghiệp dược, Vi sinh – Ký sinh, Giải phẫu sinh lý bệnh, Quản lý dược…và đội ngũ giảng viên, cán bộ nhân viên liên tục được tăng lên.

Sau 4 năm, kể từ ngày thành lập, khoa Dược đã có sự thay da đổi thịt đáng kể cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định mình trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khối ngành Sức khỏe.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên khoa Dược trong ngày sinh nhật khoa 10 tuổi 

Quyết định được phép đào tạo dược sĩ bậc đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 29/05/2013 lại một lần nữa đưa khoa Dược bước sang một trang mới trong quá trình hình thành phát triển. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực vượt bậc của thầy trò trong khoa và cũng là bước đột phá của khoa Dược.  Nhiều phòng học, nhiều phòng thí nghiệm được xây dựng, nâng cấp để đáp ứng kịp thời công tác giảng dạy học tập chương trình đại học. Cán bộ giảng viên cũng gấp rút hoàn thành kế hoạch, chương trình để giảng dạy khóa đại học đầu tiên năm học 2013-2014.

Năm năm gần đây, đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên khoa Dược đã có sự bứt phá ngoạn mục về số lượng cũng như chất lượng. Tất cả giảng viên đều có trình độ thạc sĩ và tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh. Giảng viên trong khoa không chỉ theo học các chương trình trong nước mà còn đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài. Sinh viên của khoa không chỉ có học viên đến từ mọi miền đất nước mà còn có cả sinh viên quốc tế của nước Lào, Campuchia…

Đến thời điểm này, khoa đã có tổng số 28 phòng thí nghiệm với thiết bị máy móc hiện đại. Giảng viên luôn cập nhật chương trình đào tạo tiên tiến của các trường hàng đầu đào tạo lĩnh vực dược và luôn thiết kế bài giảng, thay đổi nội dung phù hợp với thực tế, theo yêu cầu của xã hội. Có thể khẳng định, giai đoạn năm năm này khoa Dược đã đạt chuẩn về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất.

Những thách thức của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra nhiều yêu cầu buộc các trường đại học phải thay đổi phương châm và định hướng đào tạo. Khoa Dược cũng như trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, có nội dung phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, khoa Dược đẩy mạnh hơn nữa trong việc liên kết với các công ty dược, các doanh nghiệp dược, các bệnh viện để sinh viên được trải nghiệm trong suốt quá trình học tại khoa. Điều này giúp cho sinh viên khi ra trường không chỉ có tấm bằng mà có cả 5 năm trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận thêm đào tạo chương trình liên thông cho các cơ sở liên kết như bệnh viện Hóc Môn, bệnh viện Thủ Đức, bệnh viên 175…

  

10 năm là một quãng thời gian chưa dài so với những khoa có bề dày lịch sử nhưng cũng không phải ngắn, tuy nhiên chặng đường này đã làm thay đổi định kiến của biết bao người. Từ một khoa ra đời trong sự nghi ngại giờ đây cũng chính khoa đó cung cấp cho các bệnh viện, nhà thuốc hàng ngàn cử nhân giỏi chuyên môn giàu y đức. Từ một khoa chỉ vọn vẻn có 8 cán bộ, giảng viên giờ con số này là lên đến hàng trăm. Thành quả ấy không chỉ là sự phát triển vượt bậc của Khoa mà còn là giá trị đào tạo những Dược sĩ các bậc giỏi chuyên môn, giàu y đức, sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu đem hết sức mình phụng sự xã hội và con người.

Bài: Phượng Nguyễn

Ảnh: Duy Anh

Video liên quan

Chủ Đề