Giáo trình văn hóa doanh nghiệp du lịch năm 2024

Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp được biên soạn dành cho sinh viên cao đẳng, đại học Du lịch hoặc sinh viên các ngành liên quan. Giáo trình gồm có 3 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Với cách tiếp cận liên ngành, kết hợp giữa kinh doanh và văn hóa học, đi từ biểu hiện (văn hóa doanh nghiệp) đến gốc rễ (đạo đức kinh doanh), cuốn sách Giáo trình dành cho sinh viên bậc đào tạo cử nhân, cũng như là nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm.

Điểm khác biệt của Giáo trình chính là các tri thức đã được kiểm chứng thực tiễn và các tình huống đa chiều sinh động, kết hợp giữa các mô hình văn hóa doanh nghiệp của phương Tây với các tình huống thực tiễn cập nhật về doanh nghiệp Việt Nam.

Tác giả: PGS.TS. Hoàng Văn Hải, TS. Đặng Thị Hương (Đồng chủ biên), TS. Đỗ Vũ Phương Anh, TS. Bùi Thị Quyên, TS. Phạm Việt Thắng

Loại bìa: Bìa mềm

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 292

Giá bìa: 119.000

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

ISBN: 978-604-352-931-9

Giáo trình văn hóa doanh nghiệp du lịch năm 2024

Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên thông tin và tri thức với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên này, các cá nhân, tổ chức, quốc gia đều có những cơ hội và thách thức mới, chưa có tiền lệ. Vì vậy, để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua thách thức thì cần phải phát huy được sức mạnh mềm bởi công nghệ sẽ trở nên phổ biến đồng loạt và dễ dàng nhờ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sức mạnh mềm được nói đến nhiều nhất chính là văn hóa, trong đó các doanh nghiệp sẽ là chủ thể tiên phong trong việc sử dụng văn hóa để tạo nên lợi thế cạnh tranh động nhằm phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, việc trang bị cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh những tri thức nền tảng, cập nhật về văn hóa doanh nghiệp và nguồn gốc của nó là đạo đức kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Do đó, tập thể tác giả Bộ môn Văn hóa Doanh nghiệp - Viện Quản trị Kinh doanh đã tổ chức biên soạn Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh để sử dụng cho chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Giáo trình được cấu trúc thành 6 chương với các nội dung chính:

Chương 1 giới thiệu tới người học những kiến thức tổng quan nhất về văn hóa, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Việc tiếp cận các vấn đề lý luận theo 3 lớp giá trị văn hóa giúp người học hiểu một cách căn bản và sâu sắc về các nội dung của văn hóa, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức lý thuyết phong phú, người học được rèn luyện các kỹ năng lập luận, phân tích, đánh giá thông qua việc vận dụng lý thuyết vào phân tích các ví dụ, tình huống thực tiễn phong phú về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp.

Chương 2 giới thiệu tới người học các mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình, được vận dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu thực tiễn. Những kiến thức lý luận khái quát được vận dụng vào các các ví dụ, các tình huống thực tiễn giúp người học nhận diện, phân tích, đánh giá các mô hình văn hóa doanh nghiệp thực tiễn, từ đó hình thành khả năng tổng hợp, dự báo và đề xuất các giải pháp xây dựng các mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp.

Chương 3 giúp người học hệ thống hóa quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nắm vững nội dung các bước triển khai văn hóa doanh nghiệp trong thực tế. Người học cũng hiểu được các nguyên tắc và rào cản trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh hệ thống lý thuyết, các tình huống xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam và quốc tế được lồng ghép giúp người học nắm vững kiến thức đã học, đồng thời có khả năng phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp.

Chương 4cung cấp cho người học những nội dung liên quan tới đạo đức, đạo đức kinh doanh, vai trò của đạo đức kinh doanh, các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh và các khía cạnh biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Các tình huống minh họa đi kèm giúp người học hiểu rõ nội dung lý thuyết và các câu hỏi ôn tập, giúp người học hệ thống hóa lại kiến thức.

Chương 5 cung cấp những kiến thức về các triết lý đạo đức và triết lý đạo đức trong kinh doanh; Nguồn gốc và xu thế hình thành phát triển của các triết lý đạo đức; Bản chất của các triết lý đạo đức chủ yếu, vai trò và biểu hiện của chúng trong lĩnh vực kinh doanh. Các tình huống minh họa đi kèm giúp người học có kiến thức thực tiễn liên quan tới nội dung của chương. Các câu hỏi ôn tập giúp người học hệ thống hóa lại kiến thức đã học.

Chương 6 cung cấp cho người học khái niệm về chương trình đạo đức kinh doanh và vai trò của chương trình đạo đức kinh doanh. Sau khi học xong, người học biết cách lập kế hoạch chương trình đạo đức kinh doanh; nắm vững các nguyên tắc lập kế hoạch chương trình đạo đức kinh doanh; định hướng và mục tiêu của chương trình đạo đức kinh doanh; các yếu tố trong cấu trúc chương trình đạo đức kinh doanh; trình bày được nội dung của chương trình đạo đức kinh doanh; biết cách truyền thông đạo đức kinh doanh và đánh giá chương trình đạo đức kinh doanh. Các tình huống minh họa đi kèm giúp người học có kiến thức thực tiễn liên quan tới nội dung của chương. Các câu hỏi ôn tập giúp người học hệ thống hóa lại kiến thức đã học.


THÔNG TIN VỀ CHỦ BIÊN:

Giáo trình văn hóa doanh nghiệp du lịch năm 2024
PGS.TS. Hoàng Văn Hải nguyên là Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã có nhiều năm lãnh đạo nhóm nghiên cứu hài hòa Đông Tây của Viện, công bố nhiều bài báo khoa học về ảnh hưởng của văn hóa đến kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đồng thời chủ biên các giáo trình và sách chuyên khảo về quản trị theo tiếp cận văn hóa như: Quản trị chiến lược, Ra quyết định quản trị, Quản trị công ty... Cùng với với việc giảng dạy và nghiên cứu, PGS.TS. Hoàng Văn Hải còn tham gia nhiều hoạt động thực tiễn và hiện là cố vấn cấp cao của Đèo Cả - Tập đoàn đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông hàng đầu của Việt Nam.
Giáo trình văn hóa doanh nghiệp du lịch năm 2024
TS. Đặng Thị Hương hiện là giảng viên thuộc Bộ môn Văn hóa Doanh nghiệp, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Bà tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận bằng Thạc sĩ ngành Quản lý Hệ thống Công nghiệp tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT - Thái Lan) và Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực của quản trị kinh doanh, đồng thời công bố nhiều bài báo, bài hội thảo trong nước và quốc tế về các lĩnh vực này. Bà cũng tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp và thỉnh giảng cho các trường đại học trong nước. Hướng nghiên cứu chính của TS. Đặng Thị Hương gồm văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực.