Gieo gió gặt bão có nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "gieo gió gặt bão", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ gieo gió gặt bão, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ gieo gió gặt bão trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Gieo gió gặt bão [7]

2. Thì là, gieo gió gặt bão thôi.

3. Có vẻ như là ông đang gieo gió gặt bão.

4. Sa-lô-môn minh họa việc gieo gió gặt bão bằng cách nói: “Ai khuấy-rối nhà mình sẽ được gió làm cơ-nghiệp”.

5. “Tôi không xem trọng Kinh Thánh cho đến năm 1944 khi được đọc sách nhỏ Religion Reaps the Whirlwind [Tôn giáo gieo gió gặt bão].

6. Comes Around" [hay còn gọi là "What Goes Around.../...Comes Around [Interlude]" trong phiên bản album], tạm dịch: Gieo gió, gặt bão, là bài hát của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ, Justin Timberlake.

Người sống ở đời nên lấy nhân nghĩa làm trọng. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Những người sống lương thiện, sống tốt, hay giúp đỡ người khác thường gặp nhiều phước lành, may mắn kéo đến. Còn những kẻ sống lỗi đạo, toan tính hại người thì kết quả nhận lại cũng không khác gì những việc mình đã làm. Tục ngữ có câu “Gieo gió gặt bão” cũng là lời răn cho những ai muốn sống cuộc sống dựa trên việc hại người.

“Gieo gió gặt bão”

Mỗi ngày, chúng ta gieo đi một ít gió. Chúng ta thấy nó không đáng kể và nghĩ sẽ không làm ảnh hưởng gì. Nhưng dần dần, gió càng ngày càng nhiều hơn và tạo thành một cơn bão lớn. Mà ai là những người hứng chịu cơn bão đó. Còn ai khác ngoài chúng ta_những người đã tự mình hại mình? Không ai ép chúng ta phải làm những chuyện sai trái. Là tự bản thân mình không vượt qua nỗi những cám dỗ, tự không hiểu đạo nghĩa mà làm bậy thì hãy tự hậu quả chứ đừng kêu than với ai.

“Gieo gió gặt bão”

Cuộc sống cũng giống như thế, mỗi chuyện hay mỗi người mà chúng ta gặp phải trong đời đều có lý do riêng của nó cả. Hôm nay, chúng ta làm việc này thì về sau sẽ nhận lại nhân quả của nó. Làm thiện thì gặp thiện báo, làm ác tất cả ác báo. Quan trọng nhất là bản thân phải chịu trách nhiệm vì những hành động mà mình đã gây ra, không thể trách ai được. Đừng đổ lỗi cho cuộc sống khắc nghiệt vì còn biết bao nhiêu người khó khăn hơn mình mà người ta vẫn sống tốt đấy thôi.

Sống thế nào gặp báo thế đấy

Mỗi người sinh ra đời đều bình đẳng như nhau và ai cũng có quyền lựa chọn cách sống của mình. Có lẽ rằng, chúng ta không thể chọn được nơi mình sinh ra nhưng hoàn toàn có thể chọn cách mình lớn lên. Cuộc đời của mình, đừng đổ lỗi cho người khác. Người hay hành thiện tích đức, sống mà biết nghĩ, không hại người sẽ nhận một kết cục tốt. Còn những người muốn tính toán, bất chấp thủ đoạn mà xem nhẹ mạng người thì sớm muộn cũng gặp báo ứng tương xứng. “Gieo gió gặt bão” là chuyện thường thấy ở đời.

Xem thêm bài viết có liên quan “Ác giả ác báo”

Nhất là ở thời đại ngày nay, “quả báo nhãn tiền” nên bạn sẽ không mất nhiều thời gian mà nhận ra đâu. Tôi luôn tin rằng, cuộc sống này có công bằng và ông trời sẽ không bao giờ bạc đãi người hiền. Nhiều người bảo, người hiền lành cũng gặp nhiều gian khó đấy thôi. Đúng vậy, nhưng ít ra khó khăn của họ cũng sẽ tìm được cách hóa giải hoặc do khi xưa họ đã làm sai quá nhiều nên giờ còn phải trả nợ. Tiếp tục sống lương thiện còn mong có ngày thoát khỏi bể khổ còn bằng không thì đừng nghĩ nữa.

Những câu chuyện thực tế

Có những câu chuyện nhân quả không muốn tin cũng không được. Vì thật chính mắt mình thấy, chính tai mình nghe và mình đã thực sự cảm nhận được nó.

“Gieo gió gặt bão”

Nói sát sinh là một tội nặng thì ai nấy đều có tội vì mỗi ngày không biết đã ăn thịt bao nhiêu động vật. Nhưng cốt yếu là chúng ta ăn vì lẽ sống, đó là quy luật của tự nhiên và khó có thể làm khác được. Bên cạnh đó mình sống lương thiện, đối đãi tử tế với mọi người cũng xem như là một dạng bù đắp. Có những con vật phải trả nợ cho kiếp trước, vì nó làm sai nên phải bị trừng phạt. Giết nó cũng là hóa kiếp cho nó, miễn sao lúc nó sống mình đừng đối đãi tàn nhẫn với nó là được.

Trong xóm tôi có một nhà làm nghề giết mổ chó. Tôi thật sự cho rằng đây là một nghề tàn nhẫn vì con chó nó là vật nuôi trung thành, là người bạn của con người chúng ta. Con heo, con bò cũng tội nhưng cơ bản nó chính là thức ăn của mình, mình nuôi nó và thịt nó từ xưa đến nay. Cứ mỗi lần đi qua nhà ông, những ánh mắt ươn ướt nhìn tôi cầu cứu, cái run rẩy của những kẻ biết mình sắp bị giết hại, cảm giác đó làm sao hiểu được. Dù tôi có là một người giàu lòng trắc ẩn đến độ nào cũng không có khả năng giải cứu chúng.

Và…

Mỗi lần như thế, tôi chỉ biết kiềm chế xúc động chạy nhanh về nhà ôm con Lu nhà tôi mà vuốt ve cho bình ổn lại cảm xúc. Nhà ông đã làm cái nghề này gần mười năm nay và ông đã quá quen tay với việc đó. Mỗi lần ông bước ra khỏi nhà, đi vòng quanh xóm là lũ chó sủa lên inh ỏi choáng hết cả tai. Chúng gầm gừ bên những sợi xích như muốn lao vào cấu xé ông vậy, tôi cho đó cũng là một loại nhân quả. Ông có hai con trai và một cô con gái nhưng cuộc sống của họ thì…

Một anh trai đi tù vì giết người, một anh bị tật nguyền từ nhỏ không thể tự làm chủ bản thân còn cô gái lại làm nghề “bán phấn buôn hương”. Vợ ông thì mất cách đây hai, ba năm gì rồi. Chỉ còn ông cô độc, bầu bạn với rượu chè. Nhiều người khuyên ông bỏ nghề nhưng ông không nghe, bởi nó đã gắn bó với ông từ lâu lắm. Tôi hàng ngày nhìn dáng liêu xiêu của ông đi qua ngõ gọi bầy chó thức dậy, rồi mùi máu tanh từ ông tỏa ra làm ai nấy cũng không chịu nổi. Ông ngày càng tách biệt với mọi người trong xóm hơn.

Và bây giờ, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy cái dáng ngồi ngả nghiêng của một ông lão vào hôm tối muộn. Cô độc trong căn nhà với bốn bức tường và tiếng kêu ai oán của lũ chó sắp phải lìa đời…..

Đừng để bản thân phải hối hận

Trên đời này thật sự có luật nhân quả đấy. Đừng để mình gieo quá nhiều nghiệp rồi phải hối hận về sau. Hãy gieo yêu thương và lòng tốt để nhận lại quả ngọt. Mình có quyền lựa chọn cách mình sống, thế nên hãy sống cho thật tốt. Sống trọn vẹn để không lãng phí vì đã được sinh ra trong đời.

Hãy cho đi những điều tốt đẹp và chúng sẽ lại trở về với chúng ta.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Tục ngữ “Gieo gió gặt bão”

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Gieo gió gặt bão là một câu thành ngữ, ám chỉ về mối tương quan giữa nhân quả trong cuộc sống, nhân nào quả ấy, vì việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân của nó. Bạn trồng dưa được dưa, trồng đậu ắt được đậu, không thể gieo gai góc mà mong gặt được hạt nếp thơm ngon. Bạn sống thiện lương tất được hưởng phước báo là cuộc sống an lành hạnh phúc, bạn sống xấu ác tất sẽ chịu quả báo cuộc sống khổ sở bất hạnh.

Gieo gió gặt bão là gì

Chúng ta vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, cũng đều bởi chưa từng biết đến nhân quả báo ứng, chưa từng biết đến nghĩa sâu xa của thành ngữ gieo gió gặt bão. Kinh Địa Tạng nói: Mọi cử chỉ động niệm của chúng sanh trong cõi Diêm Phù, không gì là không có tội. Nội một ngày thôi, chúng ta tạo ra vô lượng tội mà chẳng biết, nay làm người, mai dứt hơi thành chúng sanh nơi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc sanh..  thật xót xa thay!

Gieo gió gặt bão 

Cao tiên sinh tuổi hơn 40. Thể cách tráng kiện, làm nhân viên bảo vệ tại một công ty lớn. Ba năm trước, do hay vì bị nhức đầu, nên đi viện kiểm tra. Bác sĩ thì phát hiện trong đầu có cục bướu não đè dây thần kinh, dẫn đến chứng nhức đầu. Thế là bác sĩ cho phẫu thuật, dùi một lỗ hổng trên đầu để lấy mụn nhọt ấy ra.

Hai năm sau lại phát hiện trong đầu có một khối u to, bất đắc dĩ lại phẫu thuật lần nữa. Năm nay bác sĩ kiểm tra nói tại chỗ dùi lần trước lại mọc ra một cái mụt còn lớn hơn. Bác sĩ phán là lần này không thể dùi đầu được nữa, vì làm vậy sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trước tình huống nan giải này, ông liền đến thỉnh cầu Hòa thượng Diệu Pháp khai thị.

Hòa thượng nói:

– Ông ngày trước có công tác trên biển phải không? Ông đã từng giết rất nhiều rùa, hơn nữa còn bắt rất nhiều cá to, đóng đinh trên ván rồi mới đánh vảy, moi ruột nó.

Cao tiên sinh nghe thế thì giật mình

– Dạ, đúng vậy, con từng đi Hải quân ba năm, trường kỳ sống trên đại dương. Hằng ngày đều bắt cá ăn. Biển sâu nên cá đặc biệt to, có con dài hơn một mét. Cá bự mà giãy dụa dữ quá, con liền dùng cây đinh, đóng đầu nó trên ván, sau đó mới bắt đầu đánh vảy, moi ruột. Sư phụ, sao Ngài có thể nhìn thấu cả một thời quá khứ của con tài như thế?

Quả báo sát sinh cực nặng

Hòa thượng chậm rãi trả lời:

– Bởi vì, ngày xưa ông đóng đinh vào đầu cá, cho nên nay bị bệnh cứ phải dùi đầu để chữa trị. Cá sống bị đóng đinh trên ván đau đớn giãy dụa. Nó đang còn sống mà bị ông đánh vảy, mổ ruột, moi nội tạng…Cảnh ấy cực kỳ tàn nhẫn.

Gieo gió ắt gặt bão, báo ứng cũng đến với ông từng lần, từng lần một. Tôi e rằng trên đầu ông không chỉ khoan hai, ba lỗ mà thôi. Nếu như bị chết liền thì tuyệt không đáng sợ. Đáng sợ là suốt năm phải triền miên bị dày vò trên giường bệnh, sống không bằng chết. Lời Hòa thượng nói như sấm động, lay người tỉnh dậy từ cơn mê.

Cao tiên sinh khẩn thiết

– Sư phụ, Ngài thần thông quảng đại, xin hãy cứu con.

Sư phụ hiền hòa nói:

– “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Buộc được ắt phải tự mình gỡ  ra mới được. Chỉ cần ông thành tâm sám hối, thệ dứt hẳn sát sinh. Rồi phát tâm ăn chay hẳn và niệm Phật thật nhiều, thì có thể chuộc được lỗi xưa.

*

Cao tiên sinh ngay hôm đó lập tức bắt đầu lễ Phật, tụng Kinh Địa Tạng. Tại  chùa ông cũng xin lập bài vị cầu siêu cho những loài ông đã giết. Ông kiên trì như vậy trong hơn 20 năm cho đến  ngày tạ thế.

Ông đã không còn bị khổ não hành hạ. Chỉ đáng tiếc là ông qua đời lúc chưa đầy 50 tuổi. Tụng kinh niệm Phật có thể giúp cho tiên sinh không bị thống khổ dày vò. Nhưng do nghiệp sát của ông quá nặng, nên bị giảm thọ. Gieo gió gặt bão, Phật lực dù quảng đại, cũng không qua nổi nghiệp lực chúng sinh. Cho nên chỉ có thành tâm sám hối, nguyện đoạn nghiệp sát. Không ăn đồ mặn tanh hôi, ngăn tuyệt nhân gieo tội, mới là căn bản cầu phúc, cầu thọ.

 Quả báo lời nói xấu ác [khẩu nghiệp]

Một anh bạn của tôi hay tạo khẩu nghiệp, ưa nói dệt thêu, tung tin đồn thất thiệt. Đều này càng gây nguy hại hơn khi anh làm ở lãnh vực truyền thông. Ngày nọ, đột nhiên anh chạy đến xin lỗi tôi vì chuyện hai năm trước: Anh viết bài bịa đặt trên mạng nhằm gây tai tiếng, gieo hại cho tôi và khách hàng. Việc này làm tôi vô cùng khốn đốn, bạn bè không dám hợp tác với chúng tôi. Tôi rất muốn biết lý do nào đã khiến anh chịu tu sửa và thay đổi cực lớn như vậy?

Anh thành thật kể tôi nghe: Sáu tuần trước anh về miền nam tham dự tang lễ vợ bác cả là bác Thơm. Sau khi biết rõ chuyện của bác Thơm anh vô cùng chấn động!

Bác Thơm có hai trai: Cậu cả giỏi giang ưu tú, mấy tháng trước trên đường lái xe về nhà thì bị tai nạn vong thân. Còn cậu út vừa tốt nghiệp đại học. Không biết buồn chuyện tỉnh cảm chi, mà tự thiêu, chết rất thảm. Riêng bác Thơm do bị bệnh ung bướu, phải mổ nơi cổ và lưỡi, không thể nói năng. Bác phải nằm trên giường lăn lộn đau đớn, chịu đủ mài luyện. Khi bác bệnh đến thời kỳ cuối, mỗi khi há miệng ra, thối tới người người đều muốn nôn. Không một ai dám đến gần.

Gieo gió gặt bão

Hai con trai đã chết hết, giờ tới người mẹ… Trong tang lễ, chỉ còn mỗi mình ông chồng [là bác cả] làm chủ sự. Sau đó bác hai là em trai bác cả, bỏ quê ra đi đã mười mấy năm, bây giờ dẫn các con trở về. Ông đến giao cho anh cả một tờ di thư của vợ mình, trong có hai hàng chữ viết bằng máu như thế này:

Miệng hồng răng trắng, đặt chuyện xằng bậy hủy danh tiết người.

Ắt phải đoạn tử tuyệt tôn, chết rồi đọa địa ngục cắt lưỡi.

Bác cả xem thư xong quỵ xuống và bật khóc to, sau đó hướng em trai đập đầu xin lỗi, hai anh em ôm nhau cùng khóc…Anh bạn tôi liền hỏi mẹ mình, mới biết rõ nguồn cơn.

*

Hồi xưa vợ bác cả vì tranh giành lòng thương của cha mẹ chồng. Bà lo nhà chú thím sẽ chia tài sản thừa kế, nên bịa chuyện phao tin đồn ác là: “Vợ bác hai tư thông với đồng nghiệp”. Việc này làm cho ba mẹ chồng hiểu lầm vợ bác hai, vợ chồng họ cũng xảy ra lục đục. Vợ bác hai bị hàm oan nên căm phẫn cực cùng. Bà cắt máu tay viết di thư rồi uống thuốc rầy tự sát.

Bác hai quá đau lòng, nhưng khó thể phân rõ trắng đen. Vì vậy bác hai gạt lệ dẫn hai con trai còn nhỏ đi miền đông lập nghiệp trong nhiều năm.

Mẹ của anh bạn tôi hồi đó cũng hùa theo phát tán tin đồn ác này, phụ họa rêu rao bêu xấu khắp thôn. Sau khi thấy quả báo giáng xuống nhà bác Thơm quá thảm, bà rất hãi hùng. Lại chứng kiến các con trai mình nhiều năm nay viêm thận khổ sở, vô phương làm việc bình thường. Bà cũng tự biết gieo gió gặt bão. Ngay hôm sau dẫn hết người nhà đến trước bài vị vợ bác hai cầu xin sám hối.

Anh bạn tôi sau khi biết rõ chuyện này rồi, tâm tư cũng bị chấn động chưa từng có. Anh nghĩ mình nhiều năm nay cũng tạo nhiều nghiệp ác khẩu không lành. Lại còn hay viết bài trên mạng gieo rắc tai tiếng, đâm thọc, ly gián hại người. Lòng rất ăn năn kinh sợ, cho nên quyết định đến thỉnh cầu những người bị hại [trong số đó có tôi] xin tha thứ. Thề từ đây quyết tâm sửa đổi”.

*

Mẹ tôi nghe chuyện này rồi, liền cảnh báo tôi: “ Gieo gió ắt gặt bão. Khi chọn bạn trăm năm phải hết sức cẩn thận. Lỡ như cưới nhằm vợ không hiền, độc mồm xấu bụng. Phóng túng khẩu nghiệp, ăn nói quàng xiên thì sẽ di họa đến con cháu”. Mẹ còn nhắc tôi phải luôn nhớ lời sư Chứng Nghiêm dạy: “Hãy nói như hoa thơm, đừng nói như rắn độc!”.

Những ai loạn tạo khẩu nghiệp, còn chưa tin chuyện gieo gió gặt bão, xin hãy xem chuyện vợ bác cả mà cảnh giác. Hiện nay bà là tấm gương kinh hoàng cho cả làng. Tôi kề ra câu chuyện này là mong bạn đọc cẩn thận giữ gìn khẩu nghiệp, tránh được sai lầm.

[Gieo gió gặt bão là gì –  Theo Báo ứng hiện đời]

Tuệ Tâm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề