Hàng hóa nào được cấp co theo tiêu chí sp năm 2024

HS code trên C/O và HS code trên tờ khai hải quan khác nhau có được chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Hồ sơ chứng minh trong trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC)?

HS code trên C/O và HS code trên tờ khai hải quan khác nhau có được chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định Xử lý khi có sự khác biệt mã số hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan trong một số trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là xuất xứ thuần túy (WO) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) trong khi tiêu chí xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là WO → hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ → từ chối C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ khai trên C/O là quy trình sản xuất đặc thù (SP) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

Nếu không cùng quy trình sản xuất đặc thù (SP) → xác minh tính hợp lệ của C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC) → người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn tiêu chí CTC/RVC tương ứng hoặc cơ quan có đủ thông tin để xác định hàng hóa theo mã HS trên tờ khai vẫn thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CTC → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ khác với tiêu chí xuất xứ khai trên C/O thuộc các trường hợp cụ thể sau, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của C/O:

+Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là RVC trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là CTC hoặc ngược lại

+Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là SP trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là RVC hoặc CTC

Như vậy, tùy từng trường hợp, HS code trên C/O khác HS code trên tờ khai không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O nên vẫn được chấp nhận.

Hồ sơ chứng minh trong trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC)?

Theo Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC) người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh sau:

- Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;

- Bảng kê chi tiết mã số nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra trong trường hợp hàng hóa khai báo tiêu chí CTC: 01 bản chụp;

- Bảng kê khai chi phí sản xuất chứng minh hàng hóa đáp ứng về RVC trong trường hợp hàng hóa khai báo tiêu chí RVC: 01 bản chụp.

Như vậy, nếu người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn tiêu chí CTC/RVC tương ứng hoặc cơ quan có đủ thông tin để xác định hàng hóa theo mã HS trên tờ khai vẫn thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CTC theo hồ sơ nêu trên thì sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O, chứng từ này sẽ hợp lệ.

Các tiêu chí xuất xứ trên CO thông thường bao gồm: WO, CTC, LVC, công đoạn gia công chế biến cụ thể, cộng gộp, de minimis, và nguyên vật liệu giống nhau. Căn cứ vào bản chất hàng hóa và quy định của mẫu CO tương ứng, doanh nghiệp chọn tiêu chí thích hợp.

Dưới đây là giải thích thuật ngữ tiêu chí xuất xứ trên C/O

Hàng hóa nào được cấp co theo tiêu chí sp năm 2024

“WO” (Wholly obtained): Hàng hóa có xuất xứ thuần túy được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước/một nước thành viên trong hiệp định thương mại.

“RVC” (Regional Value Content): Hàm lượng khu vực tính theo công thức và không nhỏ hơn tỷ lệ phần trăm quy định và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên

“LVC” (Local Value Content): Hàng hóa đáp ứng tiêu chí LVC có hàm lượng giá trị nội địa không nhỏ hơn % theo quy định.

Ví dụ: Theo quy định trong Thông tư 05/2018/TT-BTC quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thì mặt hàng Lông vũ dùng để nhồi; lông tơ theo tiêu chí LVC 30% hoặc CC. Tức là sau khi tính LVC thì phải ra kết quả lớn hơn hoặc bằng 30%

“CTC” (Change in Tariff Classification): Chuyển đổi mã số hàng hóa – thông thường có ý nghĩa: Tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi là CTC) ở cấp độ 4 số (chuyển đổi nhóm) theo Hệ thống hài hòa.

“CC” (Change in chapter): Chuyển đổi chương (chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 2 số)

“CTH” (Change in Tariff Heading): Chuyển đổi nhóm (chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số)

“CTSH”(Change in Tariff Sub-Heading): Chuyển đổi phân nhóm (chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 6 số)

“SP” (Specific Manufacturing or Processing Operation): Quy trình sản xuất cụ thể, quy định rõ những quy trình, công đoạn nào phải được thực hiện trong quá trình sản xuất để hàng hóa được coi là có xuất xứ

“PE”(Produced Entirely): Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ trong khu vực

“DMI” (De Minimis): Tỉ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC

“ACU” (Accumulation): Cộng gộp

“IIM”: Nguyên vật liệu giống nhau có thể thay thế nhau

Căn cứ vào những tiêu chí đó bạn làm bản giải trình tiêu chí xuất xứ kèm theo bộ chứng từ làm C/O để nộp lên Bộ Công Thương hoặc Phòng Thương mại Quốc tế VCCI.

Trên đây là những tiêu chí xuất xứ trên CO để áp dụng các tiêu chí chính xác theo từng mẫu C/O, từng hiệp định thương mại tự do, người làm C/O cần xem quy định riêng cho mẫu C/O, hiệp định thương mại tự do đó.