Hậu bối có nghĩa là gì

Khi xem các bộ phim Hàn Quốc chắc chắn bạn sẽ thường xuyên bắt gặp 2 từ tiền bối [ 선배 ] và hậu bối [ 후배 ]. Vậy bạn có biết mối quan hệ giữa tiền bối và hậu bối ở Hàn Quốc như thế nào không?

Các bạn du học sinh học tập và sinh sống ở đất nước Hàn Quốc càng cần phải hiểu về mối quan hệ này, như vậy cuộc sống du học Hàn Quốc của bạn mới dễ dàng.

Các bạn hay cùng Cát Linh  tìm hiểu về mối qua hệ giữa tiền bối và hậu bối ở Hàn Quốc nhé!

Quan hệ tiền bối – hậu bối không dựa vào tuổi tác

Nếu như ở Việt Nam cũng có những khái niệm như: khóa trên, khóa dưới, đàn anh, đàn em,… thế nhưng đa số chỉ dựa vào độ tuổi, người kém tuổi phải có thái độ kính trọng, đúng mực với người hơn tuổi. Tuy nhiên quan hệ giữa tiền bối và hậu bối ở Hàn Quốc lại hoàn toàn khác, nó là một qui chuẩn quan hệ xã hội. Có thể hiểu đơn giản cho quan hệ này là không dựa vào tuổi tác, nếu như bạn nhỏ tuổi hơn nhưng có kinh nghiệm trước vào học trước thì bạn chính là tiền bối của các đàn em vào sau, thậm chí dù bạn có kém họ hàng chục tuổi tuổi nhưng vẫn được cúi đầu cung kính.

Trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ tiền bối – hậu bối.

Tiền bối và hậu bối đều có những trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau. Người là tiền bối khong phải là kiểu ngồi ở trên chỉ đạo hay ra lệnh cho đàn em phía dưới mà phải có trách nhiệm nâng đỡ, dìu dắt các thế hệ hậu bối đi sau. Trong các trường Đại học thường có gặp mặt đồng môn [동문] giữa các tiền bối và hậu bối. Các tiền bối sau khi đxa ra trường sẽ có trách nhiệm nâng đỡ, giới thiệu việc làm cho hậu bối. Và trong các bữa ăn ấy Các tiền bối khi đã có công việc ổn định cũng sẽ là người trả tiền.

Vậy còn trách nhiệm của hậu bối? Đó là công việc hết sức đơn giản đó là phải luôn giữ thái độ tôn trọng, kính cẩn, luôn nghe theo sai bảo của tiền bối của mình. Trong nhiều trường hợp, các hậu bối cũng mất 1 khoản “ trà thuốc” để phục vụ tiền bối. Việc hành xử lễ phép với tiền bối được coi là như một chuẩn mực đạo đức trong xã hội ở Hàn Quốc.

Sinh viên quốc tế thích nghi với quan hệ tiền bối và hậu bối trong nhà trường như thế nào?

Khi bạn du học Hàn Quốc học hệ 4 năm hay cao học thì nhất định phải chú ý đến quan hệ này để không làm ảnh hưởng đến việc học tập của bạn. Và nếu như bạn học tập ở Hàn Quốc được vài năm thì bạn đương nhiên cũng đã trở thành tiền bối của các em khóa dưới. Chính bản thân bạn lúc đó tự cũng sẽ hình thành ý thức “để ý” xem các hậu bối có nói kính ngữ hay chào hỏi mình lễ phép hay không.

“ Được” trong quan hệ giữa tiền bối và hậu bối ở Hàn Quốc.

Xây dựng được tinh thần đoàn kết, sự phát triển trong một tập thể

Trong trường, với những ngành có quan hệ tiền bối – hậu bối đoàn kết, vững mạnh thế hệ đi trước sẽ nâng đỡ, chỉ bảo cho thế hệ sau. Người đi trước sẽ có nhiều kinh nghiệm, nhiều các mối quan hệ, nhưng nếu họ không chia sẻ kinh nghiệm cho đàn em khóa dưới thì sẽ lại mất một khoảng thời gian tương đương hoặc nhiều hơn để theo kịp người đi trước. Tiền bối không chỉ là người sẽ dẫn dắt, hướng dẫn hậu bối trong công việc, học tập mà trong nhiều trường hợp còn là người thầy tư vấn cho hậu bối cách ứng xử trong cuộc sống.

Hy vọng những thông tin về cuộc sống và con người Hàn Quốc có thể giúp các bạn du học sinh nhanh chóng thích nghi với cuộc sống trên đất nước này.

07/05/2020 4080 0

Người Hàn Quốc mang tư tưởng nho giáo khá nặng, họ rất coi trọng lễ nghĩa và các quan hệ xã hội. Một quan hệ xã hội của Hàn Quốc có lẽ đã khá quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam chúng ta đó là quan hệ Tiền Bối – Hậu Bối phải không nhỉ? Bạn sẽ dễ dàng thấy mối quan hệ này trong các trường học, công ty, … “Hậu bối” là từ chỉ người học khóa sau, ít kinh nghiệm hơn, còn “Tiền bối” chỉ người học trước, có nhiều kinh nghiệm hơn. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số điều thú vị xoay quanh mối quan hệ này nhé!

Không phân biệt tuổi tác

Quan hệ Tiền bối – Hậu bối là một mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, không phân biệt tuổi tác, lấy điều kiện người nào có kinh nghiệm hơn, người nào vào học trước thì sẽ là Tiền bối, được các Hậu bối kính trọng, thậm chí là lễ phép nghe lời. Thậm chí những người nhỏ tuổi hơn vẫn có thể là Tiền bối đó nha!

[Seungri và Sehun – khoảnh khắc huyền thoại tại MAMA 2015]

Nghĩa vụ đôi bên 

Như đã nói trên, Tiền bối là người được kính trọng, được các hậu bối lễ phép cúi đầu chào hỏi, các Hậu bối khi nói chuyện cùng thì kính cẩn dùng kính ngữ hay thậm chí là nghe lời răm rắp. Tuy nhiên, nghĩa vụ của Tiền bối là phải “chăm sóc” và chỉ dạy cho Hậu bối. Các Tiền bối đôi khi còn mua cơm cho hậu bối giống như một “nghĩa vụ”. Trong cuộc sống hay trong công việc thì Tiền bối cũng luôn giúp đỡ Hậu bối rất nhiều, có thể tư vấn mọi vấn đề trong cuộc sống hay thậm chí là giới thiệu việc làm cho Hậu bối.

Bên cạnh đó, các Hậu bối cũng phải luôn tôn trọng, nghe lời Tiền bối. Đây cũng được coi như 1 quy chuẩn đánh giá đạo đức xã hội. Chắc hẳn các bạn cũng không còn cảm thấy xa lạ gì với những trường hợp các Idol mới không “lễ phép cúi đầu” chào những tiền bối, nhóm nhạc đàn anh bị lên án gay gắt và hình tượng sau đó cũng khó mà lấy lại đúng không nhỉ?

Những ưu điểm, nhược điểm của mối quan hệ

Ưu điểm: Với hệ thống những nguyên tắc chặt chẽ, quan hệ Tiền bối – Hậu bối cũng thể hiện nét đẹp trong văn hóa, luôn luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau giữa đồng nghiệp, bạn học, tạo nên những mối quan hệ thân thiết thậm chí còn có những couple tiền bối – hậu bối nữa đó!

Nhược điểm: Đôi khi mối quan hệ này cũng là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp bạo lực học đường, khi các Tiền bối luôn để ý Hậu bối quá mức xem có lễ phép hay dùng kính ngữ với mình không, lợi dụng mối quan hệ đó để bắt nạt, sai khiến đàn em quá đáng, chắc hẳn trường hợp này các bạn cũng đã gặp nhiều trên phim rồi đúng không nhỉ?

Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa Hàn Quốc, quan hệ xã hội của Hàn Quốc, nếu bạn là một du học sinh sắp tới Hàn Quốc, hoặc có dự định đến Hàn Quốc sinh sống, học tập hay làm việc trong tương lai thì hãy lưu ý để luôn cư xử đúng mực nhé!

Bạn có thắc mắc gì về vấn đề du học Hàn Quốc. Hãy nhanh tay đăng ký ngay để được Sunny tư vấn nhé!

Hoặc liên hệ:

Trung tâm Du học Hàn Quốc Sunny

  • Facebook: //www.facebook.com/duhocsunny/
  • Website: //duhocsunny.edu.vn/

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 32, ngách 376/12 đường Bưởi, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Callary. 123 Lý Chính Thắng, Phường 7, quận 3, HCM.

Điện thoại:

  • 024.7777.1990
  • 096.172.5150 [Ms. Yến – Hà Nội]
  • 039.372.5155 [Ms. Trà My – HCM]

Email:

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "hậu bối", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ hậu bối, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ hậu bối trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Huấn luyện hậu bối?

2. Không, gặp hậu bối.

3. Ấp Hậu Bối II.

4. Ah, cô ấy là hậu bối của tôi.

5. Hậu bối của cô sao lại ở dưới nước vậy?

6. Hậu bối Phong Vu Tu, đặc biệt đến lĩnh giáo

7. Ba vị có thể tha cho kẻ hậu bối này không?

8. Ít ra cũng nên gọi " hậu bối " cho phải phép chứ.

9. Phương đại hiệp, bọn hậu bối chúng tôi vô cùng cảm kích.

10. Xem ra hậu bối đó của hắn chính là kẻ chủ mưu.

11. Bố có một hậu bối làm giáo sư ở trường hải quân.

12. Phương pháp luận của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với những người hậu bối của ông.

13. Shin Hye-sun vai Cha Shi-ah Hậu bối của Joonjae ở đại học, là một nghiên cứu viên tại KAIST.

14. Frank Underwood là ví dụ điển hình cho những phẩm chất mà chúng ta cố gắng truyền đạt lại cho những lớp hậu bối.

15. Các hậu bối của Hiroshige, bao gồm con trai được nhận nuôi Hiroshige II và con rể Hiroshige III, tiếp nối phong cách về tranh phong cảnh của bậc thầy trong thời đại Minh Trị.

Video liên quan

Chủ Đề