Hóa đơn tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ năm 2024

Quy định về việc xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Theo đó, cước vận chuyển có được xuất theo bảng kê không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết sau đây.

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ vận chuyển

Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ vận chuyển là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Nếu thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Trường hợp hoạt động dịch vụ vận chuyển nếu đáp ứng quy định về dịch vụ logistics theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP, Nghi định số 10/2020/NĐ-CP và việc cung cấp dịch vụ này có số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa Công ty và khách hàng thì:

Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ logistic (theo điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận tải, thời điểm phải xuất hóa đơn sẽ khác nhau.

Hóa đơn tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ năm 2024
Cước vận chuyển có được xuất theo bảng kê không? (Ảnh minh họa)

Cước vận chuyển có được xuất theo bảng kê không?

Căn cứ vào các quy định hiện hành, theo hướng thận trọng, hóa đơn cước vận chuyển không nên xuất kèm bảng kê. Cụ thể,

Điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thủ như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày.. .tháng...năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày.. .tháng...năm”.

Đồng thời, Công văn số 587/TCT-CS ngày 02/3/2022 của Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn, người bán được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù được bán theo kỳ nhất định như:

Điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Cách xuất hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển như thế nào? Các quy định và xuất hóa đơn điện tử này ra sao? Các thông tin về thông tư và nghị định quy định lập hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển, giao nhận, vận tải hàng hóa 2021 có ngay trong bài viết này.

“Hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển là tập hợp các thông điệp, dữ liệu điện tử về bán hàng, khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử”, căn cứ theo điều 3, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

\>> Xem chi tiết: Hóa đơn điện tử là gì?

2. Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển

Căn cứ vào Thông tư số 30/2014/TT-BTC, tại Khoản 2, Điều 19 cho biết:

Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm hóa đơn.

2.1 Nội dung ghi trên hóa đơn

Các nội dung phải thể hiện rõ bao gồm:

  • Kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…, năm…
  • Mục “tên hàng” ghi tên gọi chung
  • Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo khoản 2 Điều 16.

2.2 Nội dung trên bảng kê

  • Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
  • Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.

Nếu bên bán nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “tiền thuế giá trị gia tăng” và “thuế suất giá trị gia tăng”. Số tiền ghi trên hóa đơn GTGT phải đúng với số tiền thanh toán chưa thuế đã cộng tổng.

Như trên hóa đơn, các nội dung trên bảng kê cũng phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số,… ngày, tháng, năm” và không thể thiếu chữ ký người bán, người mua.

Số liên hóa liên hóa đơn phải phù hợp với số bảng kê khi phát hành và được lưu giữ cùng với hóa đơn để kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Người bán và người mua quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo đúng quy định.

3. Lập hóa đơn dịch vụ vận chuyển

3.1 Các quy định chung

  • Trường hợp là công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển

Khi lập hóa đơn điện tử, nội dung ghi trên hóa đơn điện tử là dịch vụ vận tải đính kèm bảng chi tiết số liệu phải phù hợp với quy định hiện hành.

  • Trường hợp Công ty có nhận các hóa đơn điện tử giá trị gia tăng đầu vào của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác.

Khi lập hóa đơn điện tử cho công ty, nội dung ghi trên hóa đơn điện tử là dịch vụ vận tải đính kèm bản chi tiết số liệu là phù hợp để căn cứ kê khai và nộp thuế. Bảng chi tiết số liệu để đối chiếu giữa người mua và người bán.

3.2 Cách lập và xuất hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển

Thay vì tốn quá nhiều thời gian với các hóa đơn giấy, từ khâu lập đến khâu xuất, bảo quản thì bây giờ chỉ cần vài thao tác đơn giản trên phần mềm hóa đơn điện tử. Bạn có thể dễ dàng lập và xuất hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi theo đúng quy định của nhà nước.

Xem ngay hướng dẫn Lập và Xuất hóa đơn điện tử từ A-Z qua mobile, website, destop.

4. Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển

Không cần phải viết tay hóa đơn dịch vụ vận chuyển, cũng không lo lắng vấn đề mất hay hư hỏng hóa đơn khi vận chuyển và bảo quản các loại hóa đơn này nữa.

Chỉ đơn giản với phần mềm hóa đơn điện tử, bạn dễ dàng lập hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển theo các mẫu hóa đơn đúng quy định.

  • Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ vận chuyển nhiều thuế:

Hóa đơn tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ năm 2024

  • Mẫu hóa đơn điện tử một thuế:

Hóa đơn tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ năm 2024

Tại đây có rất nhiều mẫu hóa đơn điện tử bạn có thể tùy ý thiết kế, lựa chọn mẫu theo đúng quy định của nhà nước.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về HĐĐT dịch vụ vận chuyển, lập và phát hành hóa đơn. Chúc các bạn thành công!

5. Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất

MISA meInvoice là công cụ đắc lực để giúp các chủ doanh nghiệp, kế toán tiết kiệm chi phí và công sức. Doanh nghiệp sẽ nhận được những gì khi sử dụng phần mềm này?

5.1 Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice

– Phát hành hóa đơn nhanh chóng ngay trên phần mềm

– Đa dạng mẫu hóa đơn cho kế toán lựa chọn

– Lập hóa đơn trên phần mềm dễ dàng không cần viết tay

– Lập – phát hành hóa đơn ngay trên phiên bản Mobile

– Ký số hóa đơn điện tử ngay khi kiểm tra hóa đơn đã chính xác

– Xuất hóa đơn điện tử gửi khách hàng online hạn chế chi phí văn phòng, đi lại

– Theo dõi công nợ và thanh toán hóa đơn trực tuyến

– Dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác: kế toán, bán hàng, quản trị,…

– Dễ dàng tra cứu hàng loạt hóa đơn theo thông tin người nhận

Hóa đơn tiền cước vận chuyển và phí dịch vụ năm 2024

5.2 Phần mềm xử lý hóa đơn đầu vào

– Khởi tạo hòm thư email nhận hóa đơn đầu vào trên phần mềm

– Tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn đầu và

– Tự động cập nhật dữ liệu lên phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị

– Quản lý tập trung dữ liệu tại một hệ thống duy nhất

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: