Hướng dẫn câu cá bằng cần máy năm 2024

Đồ câu Quang Huy hôm nay sẽ “gợi ý” cho các cần thủ một vài mẹo và thủ thuật để đút túi khi đi câu giúp hoàn thiện hơn kỹ năng câu.

1- Chỉnh bộ hãm dây một cách chính xác nhất

Đây là một trong những thành phần chính yếu nhất của máy câu. Chỉnh bộ hãm dây cho tốt nhất là điều mà cần thủ kinh nghiệm nào cũng “phải nhớ” để thực hiện trước khi câu. Việc chỉnh bộ hãm dây này bạn có thể chỉnh ở nhà để kiểm tra xem dây câu có ổn hay không.

- Chỉnh tại nhà: Đóng cần bán nguyệt của máy trong tư thế như lúc đang câu. Dây câu đã sẵn sàng trên trục. Cần chống quay ngược tay quay ở vị trí on. Sau đó 1 tay cần cần câu, tay còn lại cầm kéo dây câu tuôn ra, vừa kéo vừa siết cứng bộ hãm cho đến khi thấy không thể kéo cho dây tuôn ra từ ổ chứa nữa. Sau khi mọi thứ OK thì có thể xả phanh hãm 2 nấc hoặc xả ¼ vòng của nút điều chỉnh, rồi tiếp tục thử kéo dây lần nữa, nếu cảm thấy dây đã tuôn ra đều nhưng có một lực hãm duy trì liên tục thì tức là đã chỉnh bộ hãm hoàn thành ở mức so khởi. (Nếu lúc kéo cước ra thấy cước tuôn lúc nhẹ lúc nặng thì tức bộ hãm máy câu đang có vấn đề, nên mở ra để kiểm tra lại).

- Chỉnh hoàn tất tại điểm câu: Bước này thì bạn có thể thực hiện chỉnh ở ngoài trời hay ngay địa điểm bạn câu để thuận tiện. Cách chỉnh như sau, bạn sẽ buộc cước hay móc lưỡi câu vào một cây cột hay một cành cây, hàng rào… nào đó. Sau đó thử giật đầu cần để tái hiện hình ảnh lúc đóng cá xem. Lúc này thì bạn có thể tăng hay giảm lực hàng của máy câu cho phù hợp với sức tải của thẻo câu, đồng thời cũng là lúc để kiểm tra chất lượng dây thẻo và cách tóm lưỡi.

2 - Cách đơn giản để nhận biết cá cắn câu

Cách nhận biết bên dưới này sẽ được áp dụng khi câu sông hay câu dọc bờ biển hoặc tại những điểm câu có vùng nước chảy mạnh. Cách nhận biết như sau:

Sau khi quăng mồi câu vào điểm câu mong muốn rồi và mồi câu đã chìm, cố định rồi. Thì sau đó cắm cần vào chân chống đồng thời căng cứng dây cước như cách làm khi buông câu ở đây thông thường. Sau đó lấy 1 viên chì có khoen móc có trọng lượng khoảng 30-80gr tùy vào dòng nước lớn hay nhỏ. Sau đó móc viên chì này vào một khóa nhỏ, rồi móc khóa nhỏ vào đường câu ở vị trí giữa khoen to nhất (Tức khoen gần máy câu nhất) và khoen cước liên kề. Móc và xả cước sao cho lúc móc chì vào thì dây câu bị kéo chùn thành hình chữ V.

Lúc này, cá cắn câu sẽ có 2 trường hợp xảy đến với đoạn dây chổ cục chì này: Là viên chì sẽ bị kéo cao lên và sau đó tụt xuống sát khoen cuối cùng, hoặc sẽ rơi xuống mặt đất luôn. Và đây chính là cách để quan sát xem có cá cắn câu hay chưa.

3 – Thủ thuật câu nhấp thẳng đứng

Đây là phương pháp câu cá tiền thân của phương pháp câu jigging. Phương pháp câu này sử dụng mồi cá giả bằng kim loại để câu những con cá dữ nước ngọt như cá lóc, chẽm… đã được các cần thủ sử dụng gần 100 năm qua.

Phương pháp câu nhấp thẳng đứng sử dụng mồi câu là cá giả được đúc bằng chì mạ sáng loáng. Cách câu này đơn giản chỉ là thả mồi câu thẳng góc với đầu cần, sau đó bắt đầu sử dụng đầu cần để nhấp lên nhấp xuống khiến con cá giả ở dưới nước trở nên sinh động hơn, nhìn như một con cá đang bị ngợp và sắp chết.

Để nhận biết mồi câu khi nào bị cá cắn câu cũng không quá khó: Nếu bạn đang nhấp mồi câu đi xuống thì bỗng nhiên đoạn dây cước chùn lại rồi ngay lập tức sau đó dây câu sẽ bị kéo căng ra và chạy ngang.

Bạn đã chuẩn bị đầy đủ đồ nghề để nhập môn Câu cá? Từ cần câu cá đến máy câu cá cũng như dây cước, cục chì hay mồi… Nhiêu đó chỉ đủ về phần vật dụng mà thôi, bạn cần phải trang bị những kỹ thuật câu cá khác nhau.

Khi câu cá bằng cần câu máy, thì điều bạn cần học đầu tiên chính là quăng dây câu, quăng mồi câu sao cho chính xác những điểm câu bạn muốn. Đây là điều cực kỳ quan trọng. Mặc dù khi bạn đã cầm cần câu có gắn máy câu, thì có vẻ như rằng việc quăng dây câu không khó tí nào. Tuy nhiên nó chỉ ở mức không khó, bởi vì quăng dây câu thì đơn giản, nhưng quăng chính xác thì đó mới là cái khó. Chính vì thế, ở bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách quăng dây câu bằng cần câu máy chính xác nhất.

Cách quăng mồi câu chính xác

1. Nắm cần câu khi quăng:

Hãy đặt tay thuận cầm cần ngay vị trí gắn máy câu vào cần, thông thường cần thủ sẽ dùng ngón cái đè lên mặt trên của cần, 4 ngón còn lại sẽ chia đều làm 2 phần móc phía dưới “bát” cần. Khi chuẩn bị ném cần, hãy gạt vòng dẫn dây câu qua 1 bên, sử dụng ngón tay trỏ để nắm sợi dây câu ép chặt vào thân cần câu.

Đưa cần câu lên cao và qua đầu, nhớ là nhìn cẩn thận những chướng ngại vậy trên cao và sau lưng nhé, tránh để đầu cần câu vướng khi ném cần dễ gây gãy đọt cần. Khi quăng mồi câu đi, lúc vượt qua đầu thì hãy ngay lập tức thả ngón tay đè sợ dây câu để nó bung ra.

2. Phần dây tạo lực quăng:

Thông thường phần dây có gắn mồi của bạn đo từ đỉnh cần câu xuống dưới chỗ tay cầm, có chiều dài lý tưởng là : tính từ đỉnh cần dài đến khoan xả dây gần sát máy câu nhất- khoen số 1- ( nếu không gian cho phép) điều này sẽ giúp bạn có lực quăng xa và dễ dàng hơn). Trường hợp không gian không có, thì chiều dài tối thiểu cũng phải đến khoen số 3 tính từ khoen số 1 đã nói ngược lên phía đầu cần. Còn an toàn hơn nếu bạn câu đầu cần thì 'thảy" mồi là biện pháp an toàn nhất

3. Cách tỳ cần câu vào khủy tay khi ném cần

Tùy ý bạn, có thể bạn sẽ tỳ hẳn đuôi cần vào khủy tay hoặc tỳ toàn bộ phần đốc cần chạy dọc theo cánh tay của bạn. Cách tỳ cần câu này sẽ giúp bạn có đường quăng câu chuẩn xác nhất cũng như dùng ít lực hơn và sẽ quăng được mồi ra xa. Khuyến cáo những ai có kinh nghiệm mới dùng nhé.

4. Ném mồi

Chú ý là không dùng lực để cố gắng đẩy mồi đi xa và quá mạnh nhé. Cách tốt nhất khi ném mồi là sử dụng sức bật của cần câu máy để đưa mồi đi cho chuẩn xác. Vì phần đọt cần rất yếu, nếu dùng lực quá mạnh thì có thể khiến đọt cần bị gãy, hoặc mồi sẽ bị “tan nát”