Hướng dẫn quản lý hồ sơ đảng viên từ trần năm 2024

Căn cứ Mục 6.2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, Quy định về thi hành Điều lệ Đảng, theo đó quản lý hồ sơ đảng viên được quy định như sau:

6.2.1. Cấp uỷ cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên. Cấp uỷ cơ sở nào không có điều kiện quản lý và bảo quản hồ sơ đảng viên thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp quản lý, bảo quản.

6.2.2. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý phiếu đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc; quản lý hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên đối với đảng viên đi lao động ở nước ngoài.

Đảng uỷ Bộ Ngoại giao quản lý hồ sơ đảng viên, thẻ đảng viên và danh sách đảng viên trong Đảng bộ theo quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

6.2.3. Hằng năm, các cấp uỷ chỉ đạo, kiểm tra việc bổ sung lý lịch đảng viên và quản lý hồ sơ đảng viên. Đối với đảng viên ra nước ngoài công tác, lao động, học tập từ 12 tháng trở lên, cấp uỷ quản lý hồ sơ đảng viên hướng dẫn bổ sung lý lịch khi đảng viên về nước.

6.2.4. Hồ sơ đảng viên là tài liệu mật của Đảng, không được tẩy xoá, tự ý sửa chữa. Tổ chức đảng phải quản lý chặt chẽ hồ sơ đảng viên theo chế độ bảo mật.

6.2.5. Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý hồ sơ đảng viên trong toàn Đảng.

Đảng viên là một trong những lực lượng vô cùng quan trọng xây dựng nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Gắn với cái tên đảng viên là niềm tự hào cũng như trách nhiệm mà người đảng viên phải thực hiện trong suốt những năm tháng là đảng viên của mình. Cũng như các tổ chức chính trị khác việc quản lý đảng viên cũng thực hiện thông qua quản lý hồ sơ đảng viên bao gồm các giấy tờ từ quá trình xác định tiêu chuẩn để kết nạp đảng viên, quá trình hoạt động cho tới khi rời khỏi đảng của người đảng viên. Vậy theo quy định về việc quản lý hồ sơ đảng viên sẽ thực hiện như thế nào? Hồ sơ đảng viên được xây dựng ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn để này, mời bạn tham khảo bài viết “Quy định về quản lý hồ sơ đảng viên” của Luật sư Huế chúng tôi. Mong rằng sẽ giúp đỡ bạn đọc giải đáp phần nào thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

  • Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định một số vấn đề cụ thể về thi hành điều lệ Đảng

Hướng dẫn quản lý hồ sơ đảng viên từ trần năm 2024

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn của người Đảng viên ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2 điểm, đó là:

1.Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2.Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ nào?

Để quản lý đảng viên, trước hết cần thiết lập hồ sơ đảng viên bao gồm các giấy tờ liên quan tới nhân thân cũng như chứng minh các điều kiện cần thiết để được kết nạp hoặc đã kết nạp của đảng viên đó và giao cho đảng ủy cơ sở quan lý đảng viên thực hiện. Hồ sơ đảng viên sẽ được thực hiện theo khoản 8.1 Điều 8 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 hướng dẫn vấn đề này như sau:

Khi được kết nạp vào Đảng

Hồ sơ đảng viên bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
  • Đơn xin vào Đảng.
  • Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.
  • Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.
  • Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở.
  • Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
  • Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ.
  • Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
  • Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở.
  • Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền.
  • Lý lịch đảng viên.
  • Phiếu đảng viên.

Khi được công nhận chính thức là đảng viên

Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:

  • Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới.
  • Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị.
  • Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên được phân công giúp đỡ.
  • Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị.
  • Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ.
  • Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).
  • Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở.
  • Quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền.
  • Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm.
  • Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có).
  • Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bản chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…
  • Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng.
  • Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 3 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.

– Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.

– Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp, quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.

Bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đảng viên

– Đối với đảng viên được kết nạp vào Đảng từ khi thực hiện Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII đến nay, trong hồ sơ đảng viên phải có đủ các tài liệu như quy định tại Điểm a, b nêu trên.

– Đối với những đảng viên được kết nạp vào Đảng trước khi có Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 02/6/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII thì các cấp ủy được giao quản lý hồ sơ đảng viên tổ chức kiểm tra, sưu tầm, thu thập bổ sung các tài liệu còn thiếu trong hồ sơ đảng viên để hoàn thiện hồ sơ đảng viên, sắp xếp, quản lý theo quy định.

Trường hợp đã sưu tầm, thu thập tài liệu nhưng vẫn không đủ các tài liệu trong hồ sơ đảng viên theo quy định thì cấp ủy nơi quản lý hồ sơ đảng viên xác nhận, ký tên, đóng dấu vào bản mục lục các tài liệu có trong hồ sơ đảng viên đang quản lý, làm cơ sở cho việc quản lý đảng viên và chuyển sinh hoạt đảng chính thức của đảng viên.

– Bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức:

+ Định kỳ hằng năm và khi đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức, đảng viên phải ghi bổ sung những thay đổi về: Trình độ (lý luận chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính…), đơn vị, chức vụ công tác, nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con…) để tổ chức đảng bổ sung vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ đã bổ sung.

+ Chi ủy, chi bộ hướng dẫn, thu nhận, kiểm tra, xác nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, viết bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên của chi bộ và chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên đảng ủy cơ sở (nếu là chi bộ cơ sở thì chi ủy xác nhận vào mục của cấp ủy cơ sở).

+ Cấp ủy cơ sở ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên lên cấp ủy cấp trên trực tiếp.

+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng bổ sung vào phiếu đảng viên, lý lịch đảng viên, danh sách đảng viên và cơ sở dữ liệu đảng viên; lưu giữ phiếu bổ sung cùng với hồ sơ đảng viên, nếu cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên thì chuyển phiếu cho cấp ủy cơ sở.

Quy định về quản lý hồ sơ đảng viên

Việc quản lý hồ sơ đảng viên thực hiện theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, cụ thể như sau:

Yêu cầu quản lý hồ sơ đảng viên

– Hồ sơ đảng viên phải được tổ chức đảng quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật, không được tẩy xoá, tự ý sửa chữa. Khi có đủ căn cứ pháp lý, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy được giao quản lý hồ sơ mới được sửa chữa vào hồ sơ đảng viên và đóng dấu của cấp ủy vào chỗ sửa chữa.

– Hồ sơ đảng viên do cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức quản lý, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Cấp ủy cơ sở không có điều kiện quản lý và bảo quản hồ sơ đảng viên thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý, bảo quản.

– Quản lý hồ sơ khi chuyển sinh hoạt đảng:

  • Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp ủy nơi đảng viên chuyển đi làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với cấp ủy nơi đảng viên chuyển đến; trường hợp đặc biệt thì tổ chức đảng chuyển hồ sơ.
  • Tổ chức đảng tiếp nhận đảng viên phải kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đảng viên theo danh mục các tài liệu có trong hồ sơ, vào sổ theo dõi, sắp xếp, quản lý; nếu chưa có xác nhận của cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên (nơi đảng viên chuyển đi) trong danh mục hồ sơ đảng viên thì chưa tiếp nhận sinh hoạt đảng.

– Quản lý hồ sơ đảng viên khi tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách:

Hồ sơ của đảng viên ở những tổ chức đảng bị giải tán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách do cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó kiểm tra, thu nhận, quản lý và xử lý theo quy định.

– Hồ sơ của đảng viên từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý.

– Nghiên cứu, khai thác hồ sơ đảng viên:

  • Cán bộ, đảng viên muốn nghiên cứu hồ sơ đảng viên phải được sự đồng ý của cấp ủy quản lý hồ sơ và phải thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ quản lý hồ sơ đảng viên. Việc nghiên cứu hồ sơ đảng viên được tiến hành tại phòng hồ sơ. Trường hợp cần sao chụp hồ sơ đảng viên để nghiên cứu thì phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đồng ý.
  • Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ đảng viên tuyệt đối không được tẩy xoá, sửa chữa, ghi thêm, đưa thêm hoặc rút bớt tài liệu trong hồ sơ.
  • Khi đảng viên xem hồ sơ của mình, nếu thấy có vấn đề gì chưa đồng tình thì phải báo cáo với cấp ủy quản lý hồ sơ xem xét, giải quyết.
  • Cán bộ được giao quản lý hồ sơ đảng viên phải lưu giấy giới thiệu, có sổ theo dõi, ghi rõ ngày tháng năm, họ tên, đơn vị của người đến nghiên cứu hồ sơ. Người được cấp ủy cho mượn hồ sơ để nghiên cứu phải ký mượn vào sổ theo dõi và trả lại hồ sơ đúng thời gian.

– Quản lý, sử dụng phiếu đảng viên:

  • Phiếu đảng viên do cấp ủy huyện và tương đương quản lý (thay cho sơ yếu lý lịch đảng viên M2) theo thứ tự trong danh sách đảng viên của từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Sơ yếu lý lịch M2 được chuyển về lưu giữ cùng với hồ sơ đảng viên, không được thanh lý.
  • Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra khỏi đảng bộ huyện và tương đương thì không phải khai lại phiếu đảng viên, mà phiếu đảng viên được chuyển giao cùng với hồ sơ đảng viên đến đảng bộ mới để quản lý.

– Tổ chức quản lý hồ sơ đảng viên:

  • Hệ thống sổ theo dõi, quản lý hồ sơ đảng viên gồm: Sổ danh sách đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ (cả đảng viên chính thức và dự bị); sổ đảng viên đã ra khỏi Đảng (xin ra, xoá tên, khai trừ); sổ đảng viên đã từ trần; sổ theo dõi giao nhận hồ sơ đảng viên và mượn đọc hồ sơ đảng viên.
  • Hồ sơ đảng viên được sắp xếp theo yêu cầu dễ tìm, dễ thấy và dễ bảo quản theo từng loại hồ sơ đảng viên ở mỗi cấp quản lý.
  • Nơi lưu giữ hồ sơ đảng viên phải có phương tiện chống mối mọt, ẩm ướt, phòng hoả, lũ lụt; thực hiện đúng chế độ bảo mật.

Định kỳ 6 tháng phải đối chiếu danh sách đảng viên với số lượng hồ sơ đảng viên, kịp thời phát hiện những tài liệu trong hồ sơ đảng viên bị hư hỏng để xử lý ngay. Khi thay đổi cán bộ quản lý phải có biên bản giao nhận chặt chẽ, đúng quy định.

Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy về xây dựng và quản lý hồ sơ đảng viên

– Đối với đảng viên:

  • Phải tự khai lý lịch, phiếu đảng viên của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực theo quy định.
  • Định kỳ hằng năm hoặc khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức phải ghi đầy đủ những thay đổi của mình vào phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, báo cáo chi ủy, chi bộ.
  • Bảo quản, giữ gìn cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, không làm hỏng, không cho người khác mượn; nếu để mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên phải báo cáo cấp ủy rõ lý do để mất, làm hỏng, kèm theo bản xác nhận của cấp ủy hoặc công an xã, phường,… nơi bị mất, làm hỏng hồ sơ đảng viên để được xem xét, làm lại hồ sơ đảng viên.

– Đối với cấp cơ sở:

  • Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có) quản lý sổ danh sách đảng viên.
  • Cấp ủy cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên và sổ danh sách đảng viên theo đúng quy định về sử dụng, bảo quản hồ sơ đảng viên; hướng dẫn, kiểm tra, thu nhận phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên, ghi bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở, chuyển phiếu bổ sung hồ sơ lên cấp ủy cấp trên trực tiếp; định kỳ (3 tháng 1 lần) kiểm tra phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng để theo dõi số đảng viên chuyển đến báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xử lý đảng viên quá 3 tháng không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng mà không có lý do chính đáng; kiểm tra, bổ sung danh sách đảng viên; viết phiếu báo đảng viên đã từ trần và phiếu báo đảng viên ra khỏi Đảng chuyển giao cùng hồ sơ đảng viên đã từ trần, hồ sơ đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng lên cấp ủy cấp trên trực tiếp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi lập phiếu báo; xét, lập hồ sơ của đảng viên bị mất, bị hỏng và báo cáo cấp ủy cấp trên.

– Đối với cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng:

  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các tổ chức đảng trực thuộc. Chỉ giao hồ sơ đảng viên cho cấp ủy cơ sở quản lý khi có đủ điều kiện về phương tiện bảo quản và có cán bộ thực hiện việc quản lý; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận chặt chẽ.
  • Quản lý phiếu đảng viên, sổ danh sách đảng viên của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị và hồ sơ của đảng viên ở các tổ chức cơ sở đảng chưa được giao quản lý.
  • Định kỳ hằng năm kiểm tra danh sách đảng viên ở các cấp ủy cơ sở trực thuộc và báo cáo lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về các biến động của đội ngũ đảng viên theo các mẫu biểu báo cáo đã quy định.

– Đối với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và tương đương:

  • Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy cấp dưới; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nghiệp vụ quản lý hồ sơ đảng viên ở các cấp ủy trực thuộc.
  • Hằng năm tổ chức đối khớp và rút kinh nghiệm về công tác quản lý hồ sơ đảng viên và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương.

Khuyến nghị

Luật sư Huế tự hào là hệ thống công ty Luật sư Huế cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về quản lý hồ sơ đảng viên” của Luật Sư Huế. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như dịch vụ thủ tục giấy tờ ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.