Kawasaki disease là gì

Bệnh Kawasaki hay còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc, là một bệnh gây viêm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi [từ 6 tháng đến 5 tuổi]. Bệnh gây ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và màng nhầy bên trong miệng, mũi và cổ họng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tim ở trẻ em do cản trở cung cấp máu giàu oxy đến tim. 

Bệnh Kawasaki ở trẻ em cần được phát hiện sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến động mạch vành.

Nguyên nhân bệnh Kawasaki

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh Kawasaki. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết những yếu tố sau có thể gây ra bệnh:

- Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus

- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn 

- Yếu tố chủng tộc: bệnh Kawasaki gặp nhiều ở trẻ em châu Á và gốc châu Á

- Tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc, chất ô nhiễm, chất độc hoặc hóa chất…

Triệu chứng bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là gì? Có biểu hiện như thế nào? Dưới đây là những triệu chứng bệnh Kawasaki ở trẻ em thường gặp nhất:

- Trẻ bị sốt cao > 38 độ trong ít nhất 5 ngày. Một số trường hợp sốt kéo dài khoảng hơn 10 ngày mà không đáp ứng với thuốc kháng sinh hay hạ sốt. 

- Phát ban trên phần chính của cơ thể hoặc ở vùng sinh dục, vùng trẻ mang tã nhiều hơn

- Sưng nổi hạch bạch huyết ở vùng cổ

- Mắt đỏ nhưng không có ghèn, thường không thấy dịch chảy ra và không gây đau cho trẻ

- Môi đỏ, khô, nứt nẻ và lưỡi sưng đỏ khiến trẻ khó ăn uống

- Sưng tấy, đỏ da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó da ngón tay, ngón chân bị bong tróc

Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể phát triển bao gồm: đau bụng, bệnh tiêu chảy, cáu gắt, sổ mũi, nôn mửa, ho, đau họng,...

Các triệu chứng bệnh Kawasaki nêu trên có thể không xuất hiện cùng lúc. Với trẻ sơ sinh còn rất nhỏ có thể chỉ xuất hiện một vài triệu chứng ở trên. Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh sốt cấp khác như nhiễm trùng, sốt phát ban,...

Do đó, khi thấy trẻ sốt cao liên tục trong 3 - 4 ngày, không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường. Sốt đi kèm 2 hoặc 3 trong số biểu hiện phát ban đỏ ngoài da; môi đỏ và lưỡi đỏ nổi gai; đỏ mắt hai bên [viêm đỏ kết mạc],...cần sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Bệnh Kawasaki nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Kawasaki [hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc] gây viêm các mạch máu trên cơ thể, bao gồm cả những động mạch vành. Đây là mạch máu chính nuôi tim, có nhiệm vụ mang oxy và máu đến giúp tim hoạt động. Khi các mạch máu này bị viêm sẽ làm cho thành động mạch dần bị suy yếu. Những thay đổi trong mạch máu có thể tạo ra các cục máu đông ngăn chặn dòng máu được bơm lên tim. Đó cũng là lý do vì sao bệnh Kawasaki là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim mạch. 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Kawasaki sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc gây chảy máu trong đe dọa đến tính mạng. 

Đối với một tỷ lệ nhỏ trẻ em phát triển các vấn đề về động mạch vành, bệnh Kawasaki có thể gây tử vong.

Biến chứng bệnh Kawasaki

Hội chứng viêm hạch bạch huyết niêm mạc Kawasaki là bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mắc phải ở trẻ em. Các biến chứng tim bao gồm:

- Viêm mạch máu, thường là động mạch vành, cung cấp máu cho tim

- Viêm cơ tim

- Các vấn đề về van tim

Bất kỳ biến chứng nào trong số này đều có thể làm tổn thương tim. Viêm động mạch vành có thể dẫn đến sự suy yếu và phình ra của thành động mạch [chứng phình động mạch]. Phình mạch làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, chảy máu trong đe dọa tính mạng.

Bệnh Kawasaki có khỏi được không?

Bệnh Kawasaki ở trẻ em có thể điều trị chính xác và hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị trong 10 ngày đầu tiên từ lúc khởi phát triệu chứng, tỉ lệ nguy cơ phình mạch máu sẽ giảm đáng kể.

Bệnh Kawasaki được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm cụ thể cho bệnh Kawasaki. Bác sĩ nhi khoa sẽ xem xét các triệu chứng của trẻ và loại trừ các bệnh có các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như: ban đỏ, ớn lạnh, đau họng, bệnh sởi,...

Bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra xem bệnh đã ảnh hưởng đến tim như thế nào. Có thể bao gồm:

- Siêu âm tim

- Xét nghiệm máu

- Chụp X-quang ngực

- Điện tâm đồ

Phương pháp điều trị bệnh Kawasaki

Trẻ khi bị mắc bệnh Kawasaki nên được điều trị tại bệnh viện. Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại thuốc riêng biệt hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. 

Gamma globulin [IVIG] liều cao tiêm vào tĩnh mạch giúp thuyên giảm triệu chứng, có thể ngăn ngừa hoặc giảm thương tổn động mạch vành nếu được điều trị sớm trong 10 ngày kể từ khi xuất hiện sốt. IGIV được truyền qua tĩnh mạch từ 8 đến 12 giờ. Trẻ em nên ở lại bệnh viện ít nhất 24 giờ sau khi kết thúc liều IGIV

Aspirin [ASA] liều cao cũng được cho sử dụng cùng với IVIG trong giai đoạn cấp tính của bệnh cho đến khi giảm sốt. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.

Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần 2 với IVIG hay những loại thuốc khác.

Chăm sóc trẻ bị bệnh Kawasaki

Trẻ em mắc hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc Kawasaki cần tái khám đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ và phải theo dõi chặt chẽ. Theo dõi thường xuyên hơn và siêu âm tim sẽ là cần thiết nếu có phát hiện bất thường nào trên siêu âm tim. Cho trẻ khám ngay lập tức nếu trẻ bị sốt hoặc tái phát bất kỳ triệu chứng nào của bệnh Kawasaki.

Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần tuân theo chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cho tim 

Vacxin virus sống nên được hoãn lại ít nhất 11 tháng sau khi truyền IGIV. Vì IGIV có thể khiến vắc-xin hoạt động không hiệu quả. Bao gồm vắc-xin MMR [sởi, quai bị, rubella] và thủy đậu. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên được tiêm vắc-xin cúm bất hoạt.

Bệnh Kawasaki có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ em hoặc trẻ sơ sinh nào bị sốt kéo dài hơn 5 ngày. Vì thế cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao, không nên chủ quan nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh Kawasaki có ảnh hưởng gì?

Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, Kawasaki có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Biến chứng hay gặp của bệnh Kawasaki là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và biến chứng suy động mạch vành mạn tính về sau.

Bệnh Kawasaki điều trị bao lâu?

Lịch sử bệnh Kawasaki Bệnh nhân được điều trị bằng Penicillin và corticoid. Sau 2 tuần giảm sốt và các triệu chứng khác được cải thiện, xuất viện sau 1 tháng điều trị. Từ năm 1961-1967 có 50 bệnh nhân có bệnh cảnh giống như trên được đặt tên là hội chứng da niêm hạch.

Takayasu là bệnh gì?

Viêm động mạch Takayasu là bệnh lý gây viêm đông mạch chủ, các nhánh của nó và động mạch phổi. Chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ. Nguyên nhân chưa được hiểu rõ. Viêm mạch có thể gây hẹp, tắc, giãn hoặc phình động mạch.

Kawasaki là ai?

Kawasaki là hãng xe môtô Nhật Bản, được thành lập vào năm 1896 bởi Shozo Kawasaki. Tiền thân của công ty Kawasaki là một xưởng đóng tàu chuyên sản xuất tàu thép vượt biển.

Chủ Đề