Khi Trái Đất tự quay quanh trục ở nói nào trên bề mặt Trái Đất có vận tốc nhỏ nhất

Không ít người trong chúng ta biết rằng, Trái Đất, bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh vẫn quay liên tục. Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất như thế nào còn phụ thuộc vào từng vị trí trên Trái đất. Trong đó, nhanh nhất là nằm ở xích đạo, và nó đúng với mọi hành tinh trong vũ trụ, vì khi Trái đất quay quanh trục thì chu vi lớn nhất của nó nằm ở xích đạo. 

Bán kính của trái đất là 6.378 km, tức là chu vi của nó là hơn 40.000 km. Ta biết rằng Trái Đất quay đúng một vòng gần hết 24h, điều này có nghĩa là mỗi điểm trên xích đạo trái đất di chuyển 40.000 km trong vòng 24h, tương đương tốc độ quay của Trái đất vào khoảng 1.657km/h. Điều đó có nghĩa, nếu như đứng ở xích đạo, bạn đang di chuyển với tốc độ 465m/s. Trong khi đó, ở một điểm như thành phố Chicago lại có một tốc độ "thong thả" hơn là xấp xỉ 1207km/h. 

Với tốc độ quay cực nhanh, bằng với tốc độ di chuyển của một chiếc máy bay chiến đấu, nhưng vì sao, tôi, bạn hay những người khác không ai có thể cảm nhận được tốc độ quay của Trái Đất? 

Câu trả lời nằm ở sự chuyển động tự nhiên của Trái đất. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời với tốc độ và độ cao nhất định. Bạn vẫn có thể bỏ dây an toàn và đi lại trên máy bay, tuy nhiên, bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay.

Nguyên nhân rất đơn giản: Bạn, chiếc máy bay và tất cả mọi thứ bên trong chiếc máy bay đang di chuyển cùng một tốc độ. Để cảm nhận được sự chuyển động của chiếc máy bay, bạn phải nhìn ra những đám mây bên ngoài cửa sổ.

Mặc dù Trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này. Cách duy nhất để bạn cảm thấy sự chuyển động là gió táp vào mặt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, toàn bộ khí quyển Trái đất cũng di chuyển cùng tốc độ với chúng ta.

Bên cạnh đó, Trái Đất cũng như một chiếc phi thuyền khổng lồ trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của nó cũng có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy Trái Đất đang chuyển động.

Nhưng ở gần Trái Đất, lại không có vật gì làm chuẩn. Chỉ có những vì sao xa tít tắp giúp ta thấy được Trái Đất thay đổi vị trí theo ngày, tháng mà thôi. Các vì sao này ở quá xa, nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây, chúng ta rất khó cảm nhận thấy Trái Đất đang dịch chuyển.

Tuy nhiên, nếu như Trái Đất thay đổi tốc độ, hay thậm chí bất ngờ quay ngược lại thì bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy sự chuyển động này. Tuy nhiên, nó sẽ là một thảm họa, giống như một cú đạp phanh/thắng đột ngột ở cấp độ hành tinh trong khi khí quyển vẫn sẽ di chuyển với tốc độ 465m/s và quét trên bề mặt Trái đất.

Để thay đổi quán tính này, chúng ta cần một lực tác động bên ngoài tác động vào. Khi đó, tất cả các quỹ đạo sẽ thay đổi và mọi thứ sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Ngoài ra, tốc độ của Trái đất không một hằng số mà nó đang quay chậm dần do lực hấp dẫn của Mặt trăng. Theo tính toán, mỗi ngày, Trái đất quay chậm khoảng 2/1.000 giây.

Đây chính là lý do mà đôi khi người ta phải thêm 1 giây nhuận vào đồng hồ để đồng bộ thời gian của Trái đất và thời gian nguyên tử. Tuy nhiên, sự thay đổi này là rất nhỏ nên với chúng ta, Trái đất vẫn quay với tốc độ không đổi.

Tham khảo ScienceAlert

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Câu 1: Thiên hà là

Quảng cáo

A. một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.

B. một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.

C. khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.

D. một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khi và bức xạ điện từ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/18 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Dải Ngân Hà là

A. thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó [ trong đó có Trái Đất ].

B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. dài sáng trong Vũ Trụ , gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/18 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Hệ Mặt Trời bao gồm :

A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi ,khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí.

C. rất nhiều Thiên thể [ các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,… ] cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh ,khác đám bụi, khí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.

C. Mặt trời ở trung tâm trái đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.

B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.

C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.

D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sang.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là

A. đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ

B. chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ , trừ kim tinh và Thiên Vương Tinh

C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại

D. chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là

A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau

B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ

C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ

D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/19 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm ,nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/20 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/20 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/20 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Bề mặt trái đất được chia ra làm

A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 30o kinh tuyến.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Giờ quốc tế [giờ GMT] được tinh theo giờ của múi giờ số mấy ?

A. Múi giờ số 0.

B. Múi giờ số 12.

C. Múi giờ số 6.

D. Múi giờ số 18.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là

A. Kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0

B. Kinh tuyến 900Đ đi qua giữa múi giờ số 6 [+6]

C. Kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 [+12]

D. Kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 [-6]

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Nếu đi từ phải tây sang phải đông , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải

A. Lùi lại 1 ngày lịch.

B. Lùi lại 1 giờ.

C. Tăng thêm 1 ngày lịch.

D. Tăng thêm 1 giờ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Nếu đi từ phải đông sang phía tây , khi đi qua kinh tuyến 180o người ta phải

A. Lùi lại 1 giờ.

B. Tăng thêm 1 giờ.

C. Lùi lại 1 ngày lịch.

D. Tăng thêm 1 ngày lịch.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Theo quy định, những địa điểm nào đuợc đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất

A. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0o

B. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o

C. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oĐ

D. Các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90oT

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Do Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông và quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế nên các địa phương ở các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o sẽ được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất.

Câu 17: Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất?

A. Múi giờ số 0.

B. Múi giờ số 6.

C. Múi giờ số 12.

D. Múi giờ số 18.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 18: Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam [múi giờ số 7] đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ?

A. 7 giờ ngày 15 - 2.

B. 7 giờ ngày 14 - 2.

C. 21 giờ ngày 15 – 2.

D. 21 giờ ngày 14 -2.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Việt Nam [múi giờ số 7] cách múi giờ 12 là 5h về phía Tây nên ở Việt Nam sẽ chậm 5h. Vậy, khi ở múi giờ 12 là 2h thì ở Việt Nam là 24 + 2 – 5 = 21h ngày hôm trước [tức ngày 14/2].

Câu 19: Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là

A. 17 giờ ngày 31 -12 năm 2015.

B. 17 giờ ngày 1 – 1 năm 2016.

C. 7 giờ ngày 31 – 12 năm 2015.

D. 7 giờ ngày 1 – 1 năm 2016.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Việt Nam mũi giờ số 7 còn GMT múi giờ số 0, cách nhau 7 múi giờ về phía Đông nên khi GMT là 24h thì Việt Nam là 24 + 7 = 31h [tức là Việt Nam lúc đó sẽ thêm 1 ngày và 7h]. Vậy, khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31 – 12 năm 2015 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1 – 1 năm 2016.

Câu 20: Nguyên nhân sinh ra lực Côriolit là

A. Trái Đất có hình khối cầu.

B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

D. Tục Trái Đất nghiêng 23o27’.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 21: Do lực Côriolit, vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng nhiều nhất khi

A. Chuyển động theo phương kinh tuyến

B. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 30o

C. Chuyển động theo phương lệch với kinh tuyến 60o

D. Chuyển động theo phương vĩ tuyến

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/21 địa lí 10 cơ bản.

Câu 22: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam]

B. Gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam]

C. Gió Đông Bắc [hoặc Đông Bắc, Bắc Đông Bắc]

D. Gió Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc]

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Bắc gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam].

Câu 23: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam]

B. Gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam]

C. Gió Đông Bắc [hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc]

D. Gió Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc]

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Bắc gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc [hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc].

Câu 24: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam].

B. Gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam].

C. Gió Đông Bắc [hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc].

D. Gió Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc].

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Nam gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam].

Câu 25: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lục Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Gió Đông Nam [hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam].

B. Gió Tây Nam [hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam].

C. Gió Đông Bắc [hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc].

D. Giớ Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc].

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động nên ở bán cầu Nam gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Bắc [hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc].

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề