Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với đời sống và sản xuất đông nam bộ là gì

Bản đồ vùng Đông Nam Bộ


1. Vị trí địa lý         Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều  đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây - Nam giáp  đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình:

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,...

Cánh đồng ven núi Bà Đen – Tây Ninh

 

Khí hậu:


Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.


Đất đai:

Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên [so với cả nước là 42,98%]. Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.

Tài nguyên rừng:

- Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha. - Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh.

Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai


Tài nguyên khoáng sản: - Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. - Các khoáng sản khác như đá ốp lát [chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền] phân bố ở Tánh Linh [Bình Thuận], Phú Túc [Đồng Nai], cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu [Bà Rịa - Vũng Tàu] cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu...

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt đa dạng, đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn của Việt Nam. Lượng nước mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp. - Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, nhưng mực nước sâu từ 50 - 200 mét phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà- Long An, thành phố Hồ Chí Minh.

Tài nguyên biển:

- Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha. - Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng.

Bãi biển Vũng Tàu

Bãi biển Long Hải, Vũng Tàu

Đề thi giữa kì 2 Địa 9 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà THPT Sóc Trăng muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 9 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 9 có đáp án gồm 3 đề thi, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9, đề cương kiểm tra giữa kì 2 môn Địa lý 9. Vậy sau đây là 3 đề thi giữa kì 2 Địa 9, mời các bạn cùng theo dõi.

Đề 1 – Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM. [3,0 điểm]

[Chọn đáp án đúng nhất trong các trường hợp sau:]

Câu 1. Trong cơ cấu sản phẩm của vùng ĐNB, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước là

A. khai thác nhiên liệu.

B. cơ khí, điện tử.

C. hoá chất.

D. điện.

Câu 2. Trong các tiêu chí phát triển, tiêu chí nào Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước?

A. Mật độ dân số.

B. Tỷ lệ thị dân

C. Thu nhập bình quân đầu người.

D. Tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 3. Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng ĐNB là

A. đường sông.

B. đường sắt .

C. đường bộ.

D. đường biển.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Năng suất lúa cao nhất.

B. Diện tích đồng bằng lớn nhất.

C. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất.

D. Xuất khẩu nông sản nhiều nhất.

Câu 5. Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

A. nghèo tài nguyên.

B. dân đông.

C. thu nhập thấp.

D. ô nhiễm môi trường.

Câu 6. Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm

A. 30 %.

B. 45 %.

C. 90 %.

D. 100 %.

Câu 7. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. sản xuất hàng tiêu dùng.

B. dệt may.

C. chế biến lương thực thực phẩm.

D. cơ khí.

Câu 8. Ngành công nghiệp nào của ĐNB sử dụng tài nguyên có sẵn?

A. Luyện kim, cơ khí

B. May mặc

C. Chế biến lương thực, thực phẩm

D. Công nghệ cao.

Câu 9. Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là

A. dệt may.

B. điện.

C. hoá chất.

D. khai thác dầu.

Câu 10. Loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. điều.

B. hồ tiêu.

C. cà phê.

D. cao su.

Câu 11. Nhân tố nào không phải là điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Đất, rừng .

B. Khí hậu, nước.

C. Biển và hải đảo.

D. Khoáng sản.

Câu 12. Loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất vùng ĐNB và cả nước là

A. giao thông, vận tải.

B. bưu chính, viễn thông.

C. xuất nhập khẩu.

D. du lịch.

PHẦN II. TỰ LUẬN [7,0 điểm]

Câu 1: [3,0 điểm]

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế- xã hội?

Câu 2: [1,5 điểm]

Dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm nổi bật gì? Các đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

Câu 3: [2,5 điểm]

Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản ở ĐSCL [nghìn tấn]

Năm 1995 2000 2002
Đồng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5
Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Địa lý 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆP [3,0 điểm]

[Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm]

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A D C A D D C C A D D C

II. PHẦN TỰ LUẬN [7,0 điểm]

Câu Nội dung Điểm
1

[3,0đ]

ĐKTN và TNTN của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế- xã hội?
* Thuận lợi:

– Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, có đất xám và đất đỏ badan rất thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và phân bố các cơ sở công nghiệp, dịch vụ.

– Khí hậu cận xích đạo, thời tiết khá ổn định.

– Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí.

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới tiêu và phục vụ đời sống.

* Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.

– Trên đất liền nghèo khoáng sản.

– Diện tích rừng còn ít, nguy cơ ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt cao. Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

2

[1,5đ]

Dân cư, xã hội của ĐBSCLcó những đặc điểm nổi bật gì? Các đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH?
* Đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội:

– Là vùng đông dân thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

– Đây là vùng cư trú của nhiều thành phần dân tộc: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa….

– Một vài chỉ tiêu thấp hơn cả nước: tỉ lệ biết chữ đạt 88,1%, tỉ lệ dân thành thị chiếm 17,1%.

* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội:

– Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn….

– Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao.

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

3

[2,5đ]

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.
* Vẽ biểu đồ cột [biểu đồ khác không cho điểm]

Đảm bảo: đúng, đủ thông tin

* Nhận xét:

Sl thủy sản của ĐBSCL và cả nước đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau [d/c]

1,5

1,0

…………………….

Đề 2  – Đề thi giữa kì 2 môn Địa lý lớp 9

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tỉnh [thành phố] nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? [0,5 điểm]

A. Cần Thơ

B. Đồng Nai

C. Long An

D. Đồng Tháp

Câu 2: Ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là: [0,5 điểm]

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh

C.TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Câu 3: Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng [0,5 điểm]

A. cao nhất

B. thấp nhất

C. trung bình

D. thấp hơn dịch vụ

Câu 4: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: [0,5 điểm]

A. sống chung với lũ

B. tránh lũ

C. xây dựng nhiều đê bao

D. trồng rừng ngập mặn

Câu 5: Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu: [0,5 điểm]

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: [0,5 điểm]

A. Khí hậu nóng quanh năm.

B. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Khoáng sản không nhiều.

Câu 7: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? [0,5 điểm]

A.Vĩnh Long

B. Bình Dương

C. Bình Phước

D. Long An

Câu 8: Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: [0,5 điểm]

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Bằng sông Hồng.

C. Đồng Bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

II. Phần tự luận

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: [3 điểm]

a. kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long.

b. Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của vận tải đường thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. [3 điểm]

Câu 3: Cho bảng số liệu: [2 điểm]

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng 1995 2002 2010 2014
Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1252,5 2999,1 3619,5
Cả nước 1584,4 2647,4 5142,7 6322,5

Hãy:

a] Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c] Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 9

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: [0,5 điểm]

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: [0,5 điểm]

Trả lời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: B.

Câu 3: [0,5 điểm]

Trả lời: Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 59,3% [Năm 2002].

Đáp án: A.

Câu 4: [0,5 điểm]

Trả lời: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Sống chung với lũ. Đây là biện pháp giúp khai thác các nguồn lợi từ lũ [phù sa, nguồn lợi thủy sản]. Hạn chế những tác hại lũ gây ra. [vấn đề ÔNMT, dịch bệnh].

Đáp án: A.

Câu 5: [0,5 điểm]

Trả lời: Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm.

Đáp án: A

Câu 6: [0,5 điểm]

Trả lời: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Muốn phát triển nông nghiệp cần tiến hành các biện pháp thau chua, rửa mặn.

Đáp án: B

Câu 7: [0,5 điểm]

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh [thành phố]: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: A

Câu 8: [0,5 điểm]

Trả lời: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm [lúa, thủy sản, hoa quả,…] hàng đầu của cả nước là Đồng Bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C.

II. Phần tự luận

Câu 1: [2 điểm]

Hướng dẫn trả lời:

a. Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b. Các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long [Cần Thơ] là: Luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, Chế biến nông sản, dệt may, hóa chất, cơ khí.

Câu 2: [2 điểm]

Hướng dẫn trả lời:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặc, chế độ nước’tương đối điều hòa có thể giao thông quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.

+ Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở đồng bằng với nhau. Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng trong giao lưu giữa đồng bằng với các vùng khác và với cả nước ngoài.

Câu 3: [2 điểm]

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A∗100/Tổng số

Đơn vị: %

Sản lượng 1995 2002 2010 2014
Đồng bằng sông Cửu Long 51,7 47,3 58,3 58,3
Các vùng khác 48,3 52,7 41,7 42,8
Cả nước 100 100 100 100

b. Vẽ biểu đồ

– Tính bán kính:

– Vẽ biểu đồ:

c. Nhận xét:

– Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. [dẫn chứng]

– Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. [dẫn chứng].

– Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

+ Chiếm tỉ trọng cao [dẫn chứng]

+ Có nhiều biến động [dẫn chứng].

…………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Địa 9

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 9

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2021 – 2022

Video liên quan

Chủ Đề