Khoa Chăn nuôi Thú y Học viện Nông nghiệp

KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

THE FACULTY OF ANIMAL SCIENCE & VETERINARY MEDICINE

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP Huế, Việt Nam

Điện thoại:+84[0]234.3525439;

+84[0]234.3525439

Fax: +84[0]234.3524923

Email:

Website: //cnty.huaf.edu.vn

1. Giới thiệu chung về Khoa:

Khoa Chăn nuôi-thú y [CNTY] là một trong hai khoa đầu tiên kể từ khi thành lập trường Đại học Nông nghiệp II – Hà Bắc [theo quyết định số 124/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 8 năm 1967], nay là trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.

Khoa CNTY có nhiệm vụ đào tạo các bậc học cao đẳng, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y cho khu vực miền Trung và cả nước.

2. Cơ cấu tổ chức:

TRƯỞNG KHOA: PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả

Phụ trách chung, kiêm công tác Nhân sự và Tài chính

E-mail:

PHÓ TRƯỞNG KHOA: PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn

Phụ trách Khoa học, Hợp tác Quốc tế và Đào tạo Sau đại học

E-mail:

PHÓ TRƯỞNG KHOA: TS. Trần Quang Vui

Phụ trách Nội chính, Đào tạo đại học và Công tác sinh viên

E-mail:

Khoa gồm có các đơn vị trực thuộc: Hiện nay khoa có 8 đơn vị trực thuộc

Bộ môn: Sinh lý giải phẫu

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng

E-mail:

Bộ môn: Hóa sinh – Dinh dưỡng

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Dư Thanh Hằng

E-mail:

Bộ môn: Di truyền giống

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn

E-mail:

Bộ môn: Chăn nuôi chuyên khoa

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả

E-mail:

Bộ môn: Ký sinh – Truyền nhiễm

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Xuân Hòa

E-mail:

Bộ môn: Thú y học Lâm sàng

Trưởng bộ môn: ThS. Phan Vũ Hải

E-mail:

Phòng thí nghiệm Trung tâm:

Trưởng phòng: PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn

E-mail:

Bệnh xá thú y:

Trưởng bệnh xá: Vũ Văn Hải

E-mail:

3. Chương trình đào tạo:

Đào tạo cao đẳng [1 chuyên ngành]

Chăn nuôi Thú y [hệ 3 năm, cấp bằng Kỹ sư thực hành]

Đào tạo đại học [2 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 4 năm, cấp bằng Kỹ sư]

– Thú y [hệ 5 năm, cấp bằng Bác sĩ Thú y]

Đào tạo thạc sĩ [2 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 2 năm, cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi]

– Thú y [hệ 2 năm, cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Thú y]

Đào tạo tiến sĩ [1 chuyên ngành]

Chăn nuôi [hệ 3 năm, cấp bằng Tiến sĩ chuyên ngành Chăn nuôi]

4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển:

a. Nghiên cứu khoa học:

Khoa Chăn nuôi Thú y đã đang và sẽ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở tất cả các lĩnh vực chuyên ngành như giống, dinh dưỡng và thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý, hệ thống chăn nuôi và các mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; công tác thú y…

b. Hợp tác phát triển:

Khoa chăn nuôi có thế mạnh truyền thống về lĩnh vực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Sau đây là các đối tác chính:

•Các trường Đại học và Viện nghiên cứu

–Đại học Khoa học Nông nghiệp [Thụy điển]

–Đại học Wageningen và Đại học Utrech [Hà Lan]

–Đại học Tasmania [Úc]

–Đại học Okayama, ĐH Obihiro, ĐH Kyoto, ĐH Tokyo [Nhật Bản]

–Đại học Quảng Châu [Trung Quốc]

–Đại học Tennessee [Mỹ]

–Đại học Nông nghiệp Hoàng gia [Cam-pu-chia]

–Đại học Quốc gia [Lào]

Các tổ chức quốc tế

–Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển/Cơ quan hợp tác với các nước đang phát triển [Sida/SAREC]

–Trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp quốc tế [ACIAR, Úc]

–Cơ quan Hơp tác Quốc tế Nhật Bản [JICA, Nhật]

–Tổ chức trao đổi nguồn quốc tế [REI, Mỹ]

5. Phần thưởng cao quý:

6. Lĩnh vực khác:

Phúc NT

Ngành Chăn nuôi – 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Sự gia tăng về số lượng, quy mô của doanh nghiệp chăn nuôi cùng với xu hướng sản xuất theo chuỗi khép kín từ thức ăn chăn nuôi đến trang trại và thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực ngành Chăn nuôi với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. Mức lương phổ biến của nhân viên ngành này dao động từ 10 đến 15 triệu/ tháng, với những người tham gia hoạt động kinh doanh về chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20-25 triệu/ tháng. Đặc biệt, với các nhân viên làm việc tại các cơ sở chăn nuôi của những nước phát triển như: Nhật Bản, Đan Mạch, Israel … mức lương từ 40-50 triệu/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được cập nhật thường xuyên dựa trên yêu cầu của thực tiễn, tham khảo các chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới và tham vấn ý kiến của các bên liên quan [trong đó có ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực]. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, người học được cấp bằng kỹ sư Chăn nuôi.

Sinh viên ngành Chăn nuôi được trang bị kiến thức về chọn lọc và nhân giống vật nuôi; quy trình công nghệ chăn nuôi; kỹ năng phối hợp khẩu phần, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn và quản lý môi trường chăn nuôi; marketing thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Sinh viên ngành Chăn nuôi thực hành tại
Phòng Thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi [ISO/IEC 17025:2017]

Bên cạnh đó, các khoá đào tạo kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học, các cuộc thi dành cho sinh viên được tổ chức hàng năm giúp sinh viên có cơ hội hoàn thiện, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý bản thân…

Sinh viên ngành Chăn nuôi tham gia Chương trình FAS’s Got Talent do Liên chi đoàn, Liên chi hội Khoa tổ chức

Trong suốt chiều dài phát triển, thực hiện nguyên lý “lấy người học là trung tâm”, Khoa Chăn nuôi nói riêng và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung luôn chủ động hợp tác với nhiều doanh nghiệp để trao học bổng cho sinh viên; tạo cơ hội để sinh viên tham gia các hoạt động tham quan, thực tập, trải nghiệm thực tiễn và tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp. Có thể kể đến các công ty luôn đồng hành cùng sinh viên chăn nuôi như: Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Sunjin Việt Nam, Công ty cổ phần Dược và Vật tư Thú y [HANVET], Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương 5, Công ty cổ phần ABC Việt Nam, Công ty TNHH Tigervet Việt Nam, Tập đoàn Mavin, Tập đoàn Hòa Phát…

Sinh viên ngành Chăn nuôi thực tập nghề nghiệp tại Công ty TNHH Sunjin Việt Nam

Lợi thế của sinh viên ngành Chăn nuôi là được học tập trong một môi trường năng động với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, đam mê nghiên cứu khoa học. Trên 80% giảng viên được đào tạo bài bản tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hà Lan, Bỉ, Pháp…

Không chỉ giảng dạy tốt, cán bộ Khoa Chăn nuôi đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế. Giai đoạn 2021-2030, Khoa Chăn nuôi của Học viện cùng với Khoa Chăn nuôi Đại học Konkuk [Hàn Quốc] xây dựng dự án do tổ chức KOICA, Hàn Quốc tài trợ với tổng giá trị 15 triệu đô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo gà mía tiến vua bằng công nghệ tìm gen

Đoàn công tác của Đại học Konkuk, Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Học viện trong khuôn khổ dự án do tổ chức KOICA tài trợ

Học ngành Chăn nuôi ra làm gì?

Kỹ sư Chăn nuôi có thể làm kỹ thuật tại các trang trại [Ảnh: Internet]

 Kỹ sư Chăn nuôi có thể làm việc tại các vị trí sau:

– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu.

– Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty Japfa Việt Nam, Công ty CP Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco, Dabaco Việt Nam…

– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

Niềm vui ngày tốt nghiệp của sinh viên ngành Chăn nuôi

Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị một cách bài bản và khoa học, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Chăn nuôi có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Nhiều sinh viên được các doanh nghiệp “mời về làm việc” khi đang ngồi trên ghế nhà trường với mức lương hấp dẫn.

Nếu bạn yêu thích ngành Chăn nuôi và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN03.

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: //www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn 

TT QHCC&HTSV + Khoa Chăn nuôi 

Video liên quan

Chủ Đề