Không đội mũ bảo hiểm đi xe đạp điện ngược chiều phạt bao nhiêu

Xe đạp điện ra đời dựa trên thiết kế hoạt động của một chiếc xe đạp thông thường được lắp đặt động cơ điện, hệ thống tay ga và đèn tín hiệu. Dòng xe này không quy định độ tuổi sử dụng cho nên rất thích hợp cho học sinh, sinh viên lựa chọn để đi lại.

Câu hỏi được người dùng đặt ra là đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?

Theo quy định hiện hành, người điều khiển, người ngồi sau xe đạp điện, xe máy điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, nếu không đội mũ bảo hiểm hoặc độ mũ không gài quai đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính.

Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt không?

Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 quy định những người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, kể cả xe đạp điện và xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy định an toàn trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc:

“Theo điểm i khoản 3 Điều 6, điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.

Theo quy định tại Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính:

"1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật."

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện

Theo Luật giao thông ban hành, người bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án để đề nghị giải quyết vụ án hành chính.

Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết mà mỗi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện cần tham khảo để tham gia giao thông an toàn cho mình và những người xung quanh.

Người đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Nếu không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Cụ thể, tham khảo bài viết dưới đây:

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Đồng thời, khoản 2 Điều 31 Luật này cũng quy định: 

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo đó, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm [thì không bị xử phạt]:

- Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;

- Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;

- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019 loại trừ không xử phạt 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sau:

1- Chở người bệnh đi cấp cứu;

2- Chở trẻ em dưới 06 tuổi;

3- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm: 3 trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe

Lỗi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]
 

Ai bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?

- Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu: + Bản thân không đội mũ bảo hiểm;

+ Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.

- Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.

Theo quy định này, nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả người ngồi sau và người cầm lái đều bị phạt. Như vậy, sẽ xảy ra 01 tình huống thú vị, đó là nếu chỉ có 01 mũ bảo hiểm thì nên để cho người ngồi sau đội. Lúc này, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm mà thôi.
 

Khi nào đội mũ bảo hiểm vẫn bị xử phạt?

Mũ bảo hiểm bao gồm 04 loại: Mũ che nửa đầu, Mũ che ba phần tư đầu, Mũ che cả đầu và tai, Mũ che cả đầu, tai, hàm.

Không phải chỉ trường hợp không đội mũ bảo hiểm mới bị xử phạt. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự có đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau vẫn bị xử phạt như không đội mũ bảo hiểm:

- Không cài quai đúng quy cách;

- Mũ bảo hiểm không phải loại dành cho mô tô, xe máy.

Xem thêm...
 

Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm

STT

Đối tượng bị xử phạt

Mức phạt theo Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021

1

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

400.000 - 600.000 đồng

2

Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện

400.000 - 600.000 đồng

3

Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện

400.000 - 600.000 đồng

Trên đây là quy định về mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Từ năm 2024, áp dụng Quy chuẩn mới đối với mũ bảo hiểm

09/11/2021

Hỏi. Cuối tuần, chị Hà mượn xe đạp điện của con gái để đi chợ. Chị thường thấy con đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đi học nhưng chị nghĩ mình đi xe này cũng giống như xe đạp bình thường nên không cần đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, hành vi của chị Hà đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ các quy định trên, xe đạp điện cũng thuộc các đối tượng quy định cần đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vì vậy, mọi người khi tham gia giao thông nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông để vừa bảo vệ an toàn cho mình và cho người khác./.

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Video liên quan

Chủ Đề