Làng nghề lụa truyền thống nổi tiếng ở đâu?

Tương truyền nghề chạm bạc Đồng Xâm đã có từ thế kỷ 15. Dân gian tương truyền, có một người đàn ông từ Châu Bảo Lạc [Cao Bằng] đi thuyền nan xuôi dòng, dừng bên bờ Trà Lý rồi truyền nghề chạm kim khí cho dân làng. Còn theo văn bia tại đền thờ tổ nghề chạm bạc, vào năm 1428, cụ Nguyễn Kim Lâu chính là người đã về đây truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc, theo mô hình, một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ với 149 người thuộc dòng họ Nguyễn, Triệu, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ…

Thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề là các nghệ nhân tỏa ra 4 phương, mang tinh hoa đến khắp mọi miền đất nước. Vào thời Nguyễn, chính các nghệ nhân Đồng Xâm đã vào tận Huế để chạm trổ cung kiếm, đồ trang sức cho triều đình. Và cũng chính họ cùng các thợ bạc ở Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc ở Hà Nội ngày nay.

Hiện nay, thế mạnh của Đồng Xâm xoay quanh ba dòng sản phẩm chính: đồ trang sức, mỹ nghệ và đồ thờ cúng. Đồ trang sức gồm nhiều loại như: dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, thánh giá… bằng bạc. Đặc biệt, mặt hàng được khách hàng ưa chuộng và đông hộ gia đình làm nhất là đồ thờ cúng, từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai…

Hàng chạm bạc Ðồng Xâm nổi bật hơn so với hàng bạc của các nơi khác về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện và hoàn hảo tới mức tối đa, cũng chính vì thế mà đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính.

Làng Chạm bạc Đồng Xâm

Hiện nghề chạm khắc kim loại quý tại làng ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến.

Được xem là một trong những nghề xuất hiện sớm nhất và tồn tại lâu đời trong văn hóa người Việt, nghề dệt lụa ngày nay không chỉ là một ngành nghề. Hơn thế, đây là một minh chứng cho sự phát triển rực rỡ trong văn hóa của dân tộc Việt.

“Người đẹp vì lụa” ông bà ta từ xưa đã rất chú trọng vào trang phục không chỉ trong lễ nghi dịp đặc biệt mà còn cả cuộc sống hằng ngày. Loại tơ lụa được chọn làm trang phục vừa thể hiện vẻ đẹp vừa thể hiện tầng lớp cao quý sang trọng của người mặc. Đến nay điều đó vẫn không thay đổi, những loại tơ lụa hàng đầu Việt Nam đã trở thành “đại sứ ngoại giao” được mang tặng đến bạn bè quốc tế. Cùng điểm qua 5 làng nghề dệt lụa trên đất Việt, bạn sẽ hiểu thêm về sự đa dạng phong phú trong văn hóa vùng miền. 

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

“Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.”

Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Đông xưa, theo cách lý giải của người dân nơi đây nhờ vào địa thế thuận lợi, Đông giáp sông Nhuệ, Nam giáp sông đào La Khê, trên bến dưới thuyền nên Vạn Phúc có cảnh quan sầm uất và phát triển nghề dệt lụa từ rất sớm, với những xúc lụa mềm mại, mát dịu, họa tiết đối xứng rực rỡ. 

Làng lụa Vạn Phúc [Ảnh sưu tầm]

Từ thế kỷ 15, Vạn Phúc đã có nhiều loại lụa cao cấp mỏng mảnh như lụa, là, gấm, vóc, the, sa tanh, lĩnh, bằng, quế, đoan, sa, kỳ, câu, đũi. Với nhiều hình mây nước, hoa lá, chim muông, rồng chầu, hổ phục, các chữ phúc lộc thọ và hình học. Làng dệt lụa này từ xưa đã vang danh khắp vùng, với tài nghệ và chất lụa thượng hạng thường được tiến cống cho vua hay các quan lại. Cho đến nay lụa Vạn Phúc vẫn giữ được tiếng thơm từ ngàn đời, mang trong mình giá trị nghệ thuật lẫn văn hóa của đất nước. 

Làng nghề dệt lụa Duy Duyên

Làng lụa Duy Duyên đã ra đời trên 300 năm thuộc tỉnh Quảng Nam. Nơi đây là vùng của người Chăm Pa, thế nên văn hóa Chăm hiện hữu rõ nét trong cả cách chăm tằm, quay tơ đến các họa tiết hoa văn dệt trên vải. 

Làng lụa Duy Xuyên [Ảnh sưu tầm]

Sự đặc biệt ở lụa Duy Xuyên được tạo nên từ những bước đầu tiên của nghề dệt lụa. Bắt đầu với công đoạn trồng dâu nuôi tằm, lá dâu dùng cho tằm ăn được người dân hái về từ những cây dâu sinh trưởng đặc thù ở vùng rừng Quảng Nam. Từ đó tạo nên sự khác biệt của tơ lụa nơi đây. Sợi tơ mềm hơn tạo nên chất lụa mỏng mềm và nhẹ nhàng. Đến nay, người Chăm Pa của làng lụa Duy Xuyên vẫn giữ được công nghệ dệt lụa truyền thống độc đáo, các mặt hàng mỹ nghệ dệt thêu, những chiếc khăn quàng lụa may sẵn thêu truyền thống độc đáo thường thể hiện nét văn hóa Chăm Pa vùng Quảng Nam.

Làng nghề dệt lụa Tân Châu

Làng lụa Tân Châu được biết đến với nghề dệt lụa nổi tiếng lâu đời, nay thuộc tỉnh An Giang. Chắc chắn không người con nào của mảnh đất hình chữ S chưa nghe qua thương hiệu Lãnh Mỹ A “danh nổi như cồn” có từ bao đời nay. Một chất vải khác biệt, từ công dệt đến phơi nhuộm đã tạo nên chất lụa cao cấp thượng hạng với danh hiệu “nữ hoàng của các loại tơ tằm”.

Làng lụa Tân Châu [Ảnh sưu tầm]

Tiếng lành đồn xa, làng vải Tân Châu nổi tiếng với con người chất phác giỏi giang tạo nên loại lụa mềm mịn óng ả cùng với những cô gái nết na, đảm đang là niềm tự hào của vùng đất An Giang.

“Trai nào thanh bằng trai sông Của

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn.”

Tơ lụa của làng Tân Châu khi dệt xong được nhuộm màu bằng trái mặc nưa, làm cho lụa trở nên đen tuyền, óng ả. Nét nổi tiếng và độc đáo của lụa Tân Châu chính là sự mềm mại, dai, bền và hút ẩm cao. Do mất nhiều thời gian và công sức để làm ra lụa Tân Châu, nên giá cả của lụa cũng khá đắt vào những năm 60. Cho đến ngày nay, lụa Tân Châu là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của dân tộc Việt. 

Làng nghề dệt lụa Nha Xá

Làng Nha Xá thuộc tỉnh Hà Nam, nằm kế bên dòng sông Hồng tĩnh lặng. Sự mềm mại đến quyến rũ của chất lụa tơ tằm nơi đây đã làm đắm say biết bao du khách và thương lái thập phương ghé thăm nhộn nhịp một thời. 

Làng lụa Nha Xá [Ảnh sưu tầm]

Được người dân trong vùng tự hào là loại lụa mềm mịn và bền, chỉ xếp sau lụa Vạn Phúc tiến vua ngày xưa. Vào khoảng thế kỷ 18, buôn lái từ khắp vùng từ tít xa như Sài Gòn - Gia Định đã đến làng Nha Xá để đặt hàng bởi chất lụa non tơ, óng mượt. Những năm 1920 là thời thịnh vượng nhất của làng dệt Nha Xá, lụa dệt ra bao nhiêu đều được đưa đi nước ngoài. 

Ngày nay, quy mô sản xuất của làng lụa Nha Xá được mở rộng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến với Nha Xá, bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ, đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp, mà còn có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất, được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm. 

Làng nghề dệt lụa Mã Châu

Làng tơ lụa Mã Châu thuộc tỉnh Quảng Nam. Hình thành từ thế kỷ XV, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, làng Mã Châu nổi danh khắp nơi nhờ việc được chọn là vùng chuyên dệt lụa cung cấp cho vua chúa giới quý tộc và quan lại trong triều đình. Vào những năm 1960, Mã Châu là vùng đất nức tiếng với hơn 4000 khung cửi dệt ngày đêm. Các công việc trồng dâu, nuôi tằm, se tơ rồi dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ sản xuất thủ công.

Làng lụa Mã Châu [Ảnh sưu tầm]

Lụa Mã Châu được dệt thủ công từ sợi tơ tằm 100%, với cách xử lí sợi theo phương pháp truyền thống của người Mã Châu, cả quá trình dệt đan sợi hoàn toàn là kĩ thuật của người thợ lành nghề. Tơ được nhuộm sợi và se sợi trước khi dệt, tạo độ bền chặt và thớ vải sáng màu theo góc ánh sáng. 

Vượt qua rất nhiều thăng trầm của dòng chảy lịch sử, những làng nghề dệt lụa vẫn sống mãi vang danh cùng thời gian. Sự kỳ công và trau chuốt cho từng sợi tơ mét vải của những người dân địa phương đã được công nhận và đền đáp xứng đáng không chỉ với Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Đây sẽ mãi là làng nghề truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt cho đến nay và mãi về sau. 

Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề