Lãnh diễm là gì

Review Nữ chính lãnh diễm cao quý

Thu Thủy Tình

Đợt này toàn viết review ném đá, chả biết sau này truyện nhà mình có bị người ta ném thế này không 😂. Thôi kệ truyện hay hay dở là tuỳ cảm nhận của mỗi người, hôm nay tớ lại vào chê tiếp 😝. Bài review hoàn toàn được viết dựa trên quan điểm cá nhân của tớ nhé mọi người.

Truyện hôm nay được mổ thịt là “Nữ chính lãnh diễm cao quý” của Thu Thuỷ Tình 😊. Nhận xét ban đầu là tên truyện và văn án nghe cũng hấp dẫn, nội dung đại khái là nữ chính xuyên không vào trong sách pk nữ phụ trùng sinh, độ dài vừa phải nếu không nói là hơi ngắn [47 chương], điểm cộng là truyện đã hoàn, bạn editor làm truyện này edit rất mượt, giọng văn khá thuần việt 😘.

Nữ chính xuyên vào nhân vật Đường Ninh trong một câu chuyện ngôn tình, cô nàng này là tiểu thư gia đình quyền quý, kiếp đầu tiên nói chung là khá hạnh phúc, cha mẹ yêu thương, gia đình giàu có, kết hôn với thanh mai trúc mã…. Kiếp này của Đường Ninh lẽ ra cũng sẽ hạnh phúc như thế nếu nữ phụ La Tinh Tinh không trùng sinh. La Tinh Tinh vốn yêu thầm Ngạn Tĩnh – người yêu và sau này là chồng của Đường Ninh cho nên kiếp này cô ta làm thân với Đường Ninh để tiếp cận với Ngạn Tĩnh, chia rẽ hai người, khiến nhà Đường Ninh phá sản, bản thân Đường Ninh cũng phải nhảy lầu tự sát… Lẽ ra cô ta đã thành công nếu không có sự xuất hiện của nữ chính – người xuyên không vào trong sách thay thế Đường Ninh thật sự. Đại khái là 47 chương truyện chỉ là quá trình tránh xa nữ phụ, từ chối nam phụ, sau đó JQ mấy phát với nam chính của “New Đường Ninh” thôi 😂. Hồi trước tớ cũng từng đọc một truyện thể loại nữ chính xuyên sách pk nữ phụ là “Thiên hậu PK nữ hoàng” của Phong Lưu Thư Ngốc và cảm thấy rất thích 😍, mà truyện “Nữ chính lãnh diễm cao quý” này còn có thêm cả nữ phụ trùng sinh nữa nên sau khi đọc văn án tớ khá là chờ mong những màn tranh đấu gay cấn giữa nữ chính và nữ phụ 😆, nhưng mà nói thật là sau khi đọc xong cảm thấy bị tác giả lừa đảo vãi, đúng kiểu giới thiệu một đằng, cốt truyện một nẻo ý, đúng kiểu đầu voi đuôi con chuột 😓.

Nói về vụ cao quý lãnh diễm của new Đường Ninh trước nhá, tác giả miêu tả em này gia thế hoàng tráng, cao quý xinh đẹp, giỏi giang tài năng… nhưng mà đọc đến hết truyện tớ vẫn chỉ thấy em này giỏi “nổ” với hăm dọa nữ phụ các kiểu thôi 😂, đọc mãi chả thấy bật được quả lãnh diễm cao quý của em ý ở đâu, chả cảm nhận được tý quyền uy nào của một tiểu thư gia tộc lớn, chỉ thấy giống con hổ giấy 😂😂😂. Mà tác giả nói là gia thế nữ chính khá là hiển hách, là hào môn thế gia thế mà lúc cha Đường Ninh ngã bệnh, cháy một cái nhà xưởng, cổ đông lập tức ùn ùn rút vốn [mà vụ rút vốn này cũng chỉ là do em nữ phụ quyến rũ được một ông trong các cổ đông nên tớ thấy điêu điêu]… lao đao đến mức nếu không có gia tộc nam chính đỡ lưng chắc phá sản… chẳng lẽ mấy cái tập đoàn lớn dễ đổ thế à, nhất là tập đoàn của một gia tộc lớn nữa chứ? 😳 Mấy cái vụ liên quan đến kinh tế này tớ cũng không hiểu lắm, chỉ là cảm thấy thắc mắc thôi, chém có sai các bạn chớ ném đá nhá 😘. Quay lại mổ xẻ nữ chính tiếp nào, mấy truyện kiểu PK thế này thì tác giả buff nữ chính khá nhiều, gặp chiêu phá chiêu [ cơ mà cũng tại mấy trò của em nữ phụ hơi bị não tàn thật 😓 ], nhưng gần 50 chương truyện mà vẫn chả đâu vào đâu, mỗi vụ chia tay nam phụ với JQ nam chính mà lằng nhằng đến gần hết truyện rồi. Ngoài ra còn thấy tác giả miêu tả tính cách nữ chính khá tốt đẹp cơ mà sao đíu thấy có đứa bạn nào ngoài mấy anh F4 bạn thân của Đường Ninh cũ [ cơ mà cảm giác thân ai người nấy lo 😂] và em Lâm Hạ, mà em Hạ này tớ cũng thấy liên quan đến lợi ích nhiều hơn chứ cũng chả thật lòng gì sất.

Bà tác giả truyện này chắc mê manga Con nhà giàu dữ lắm 😂, còn phải cố tạo ra bốn anh để thành F4 cơ 😪, nhưng mà ngoại trừ Ngạn Tĩnh là nam phụ còn Mạc Cách thỉnh thoảng action một tý thì hai anh còn lại chắc chỉ để điểm danh, chả thấy có cái vai trò gì sất 😂😂😂, đến làm cảnh còn chưa được.

Vụ yêu đương của Đường Ninh với nam chính Lạc Nhất Phàm cũng khá nhanh và nhạt nhẽo 😪, gần cuối truyện mới bắt đầu yêu nhưng mà tác giả cũng không miêu tả mấy, kết thúc còn cụt lủn nữa chứ, chả biết về sau hai bạn này sẽ thế nào. Nói chung là nhạt toẹt, tớ cũng chả biết kể thêm cái gì nữa 😅.

Thôi bây giờ kể sang hai thành phần thiếu muối chuyên góp vui cho truyện là nữ phụ La Tinh Tinh và đồng bọn Lâm Gia nhá 😘. Em bánh bèo La Tinh Tinh được trùng sinh đang sướng rơn nhưng tự dưng lại nhận thấy mọi chuyện xảy ra không giống như kiếp trước, mọi thứ đều vượt khỏi tầm tay của mình, lại phát hiện Đường Ninh không phải “Đường Ninh” kia nữa nên có hâm hâm dở dở làm mấy chuyện vô bổ không có não thì thôi cũng không đáng trách 😅, nhưng mà em Lâm Gia này mới buồn cười này 😂. Con của tiểu tam mà hống hách hơn cả con vợ chính, chuẩn kiểu đầu chỉ để mọc tóc, sợ bị lộ thân phận con riêng mà dám ở nơi công khai đông người mà uy hiếp mắng mỏ tiểu thư đại gia tộc lớn như Đường Ninh 😅, đến lúc bị người ta bóc mẽ thì gào thét giận dữ kiểu “sao cô dám nói ra” 😅😅, tự chường mặt ra cho người ta tát rồi còn ý kiến, quá khâm phục tác giả đã viết được một em não tàn thế này 😢. Nói chung hai em này thỉnh thoảng xuất hiện nhảy nhót diễn trò tý chứ chả có phân lượng gì cả, đoạn cuối em La Tinh Tinh được vào bệnh viện tâm thần còn nhà em Lâm Gia thì phá sản.

Truyện kết thúc cụt lủn, tớ cảm giác cứ thiếu thiếu ý 😳, giải quyết chóng vánh nguy cơ của Đường gia xong đến đoạn Đường Ninh đi gặp bố mẹ Lạc Nhất Phàm thì hết, làm mình chả hiểu cái mô tê gì 😳.

Nói chung là truyện thiếu muối, đọc tàm tạm giải trí là chính 😅.

P/S: Nếu các bạn thích thể loại truyện nữ chính xuyên không PK nữ phụ trùng sinh thì có thể đọc Cuộc chiến thượng vị bên nhà Mạc Thiên Y nhé! Truyện đấy khá hay đó!

[TG] - Với đặc điểm lịch sử và địa lý, ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều từ được vay mượn từ nước ngoài như Hán, Pháp, Nga, Anh… Trong đó, ngôn ngữ Hán chiếm tỷ lệ cao nhất.

[Hình minh họa]

Theo TS. Hồ Xuân Tuyên, hiện tượng mượn tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm tiếng nước ta là chuyện không lạ của mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật này. Gần một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhưng tiếng Việt của chúng ta đã có một sức sống mãnh liệt, không bị đồng hóa, mà ngược lại, chúng ta đã mượn ngôn ngữ Hán để phát triển ngôn ngữ Việt của mình và vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Bác Hồ đã từng căn dặn: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. [...] Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng không hiểu”[1]. Cùng với phê phán một số người sính chữ Hán một cách “vô lối” [ví dụ: “ không nói mà nói ...], thì Người cũng cho rằng “Nhưng sẽ “tả” quá nếu những chữ Hán đã hóa thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng. Thí dụ: mà nói , thì nói . Thế cũng là tếu”.

Trong quá trình tiếp biến, có nhiều từ Hán sau khi được Việt hóa trở nên thông dụng, không còn là nghĩa gốc [thậm chí trái nghĩa với nguyên gốc], nhưng chúng ta vẫn chấp nhận. Ví dụ, từ “ nguyên nghĩa là khi nói đến những người lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng, bí bách [tác phẩm của Victor Hugo, trong thời kỳ đầu dịch sang tiếng Việt có tên là ], nhưng theo thời gian, chúng ta lại sử dụng từ “khốn nạn” nhằm ám chỉ sự . Hoặc, cụm từ nguyên nghĩa tiếng Hán nhằm nói [“ là ], thì chúng ta đã “Việt hóa” để hiểu là ...

Tuy nhiên, ngoài những từ đã “hoàn toàn Việt hóa”, chuyển nghĩa và trở nên phổ biến, vẫn còn khá nhiều từ Hán Việt mà chúng ta đã và đang vô tình sử dụng không chuẩn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ học về lịch sử, tính tiếp biến, những vấn đề cần lưu ý trong sử dụng từ Hán Việt... ở đây xin dẫn lại 2 hình thức “sai điển hình” mà hiện nay không ít phương tiện báo chí - truyền thông thường mắc phải.

Sai vì sử dụng thừa, lặp từ. Ví dụ: [“hậu” đã có nghĩa là “phía sau”]; [“vị” nghĩa là chưa tới, “trẻ em” - trẻ con thì đương nhiên chưa tới “thành niên”, vì thế, đã viết “trẻ em” thì không thêm “vị thành niên”]; S [“giang” là “sông”, “hà” cũng có nghĩa là “sông”, đã viết “sông Đà” thì thôi “Đà Giang”, “sông Hồng” thì thôi “Hồng hà”]...

Có thể liệt kê hàng loạt ví dụ khác như: ; ; bình an; toàn thể ta; : ...

Sai vì thói quen và không hiểu nghĩa. Ví dụ: “là [khi nói có thể hiểu là ] còn là [“mại dâm”], nhưng vẫn có những bài báo “lẫn lộn” giữa “mua” và “bán” [“khuyến mãi” thì viết thành “khuyến mại”; “mãi dâm”- đối tượng đi thành “mại dâm” - đối tượng đi ...]

Thậm chí, đã có bài báo, văn bản viết là “phải khắc phục cho được những biểu hiện trước khó khăn của cơ sở...”, mà không hiểu rằng “là thuật ngữ chỉ một bộ phận của cơ thể của con người, còn mới là từ Hán Việt mang nghĩa là

Tương tự, viết/nói là đúng, nhưng nhiều người lại “sửa” thành ; lại viết thành ; viết thành ; viết thành thànhlẫn lộn giữa

Mặc dù với người “dễ tính” thì những điều chưa đúng nêu trên vẫn có thể chấp nhận được! Tuy nhiên, rất nên chấn chỉnh đối với những “lỗi cơ bản” - khi nó chưa trở thành “cái phổ biến” trong cách hiểu của mọi tầng lớp nhân dân. Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally từng viết: “Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay”. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không chấn chỉnh kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!./.

________________________

[1] Hồ Chí Minh: , Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1995, t.5, tr.299.

Minh Triết

Video liên quan

Chủ Đề