Lãnh thổ phần đất liền nước ta trải rộng như thế nào

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Lãnh thổ nước ta trải dài” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 8 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắcnghiệm: Lãnh thổ nước ta trải dài

A.Trên 12º vĩ

B.Gần 15º vĩ

C.Gần 17º vĩ

D.Gần 18º vĩ

Trả lời:

Đáp án đúng: B.Gần 15º vĩ

Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về địa lý Việt Nam dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về địa lý Việt Nam

Diện tích Việt Nam là 331.212 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam [theo đường chim bay] là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới [Quảng Bình] với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

1. Địa hình:

- Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là Vùng núi Ðông Bắc [còn gọi là Việt Bắc], kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh [Lạng Sơn], hang Pắc Pó, thác Bản Giốc [Cao Bằng], hồ Ba Bể [Bắc Cạn], núi Yên Tử, vịnh Hạ Long [Quảng Ninh]. Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc: 2.431m.

- Vùng núi Tây Bắc, kéo dài từ biên giới phía Bắc [giáp Trung Quốc] tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Ðây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa [Lào Cai] ở độ cao 1500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H’Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó...

- Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi Phan - Xi - Păng, cao 3143m

- Vùng núi Trường Sơn Bắc, từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Ðà Nẵng, có động Phong Nha [Quảng Bình] kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.

- Vùng núi Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên [cao nguyên phía Tây]. Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.

- Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.. Ðồng bằng sông Hồng [đồng bằng Bắc bộ], rộng khoảng 15.000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Ðồng Bằng sông Cửu Long [đồng bằng Nam bộ] rộng khoảng 36.000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Ðây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

- Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi.

- Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông [còn gọi là Cửu Long] ở miền Nam.

Việt Nam được chia thành 3 miền và 7 vùng:

- Bắc Bộ

- Tây Bắc Bộ

- Đông Bắc Bộ

- Đồng bằng sông Hồng

Đôi khi 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc

- Trung Bộ:

- Bắc Trung Bộ

- Duyên hải Nam Trung Bộ

- Tây Nguyên

- Nam Bộ:

- Đông Nam Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

2. Thuận lợi của vị trí địa lý Việt Nam

+ Thứ nhất vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính nhiệt đới do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn. Tính ẩm do tiếp giáp biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống. Gió mùa do nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông – nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Do đó thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống.

+ Về kinh tế vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…với các nước. Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

+ Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

+ Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

Đặc điểm hình dạng lãnh thổ phần đất liền có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

a. Đặc điểm hình dạng phần lãnh thổ đất liền của nước ta.

- Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài và hẹp ngang:

+ Lãnh thổ kéo dài từ 15 vĩ tuyến từ 8034' B đến 23023' B [trải dài trên 15 vĩ độ, dài khoảng 1.650 km].

+ Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng khoảng 7 kinh độ [điểm cực Tây là 102009' Đ, điểm cực Tây là 109024' Đ].

- Đường bờ biển công hình chử S, dài khoảng 3260km, chạy từ Móng Cái [Quảng Ninh] đến Hà Tiên [Kiên Giang].

b. Ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên:

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp nganh của phần đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, đặc biệt là sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam [phân hóa theo vĩ độ].

* Khí hậu: 

+ Miền Bắc [từ dãy Bạch Mã trở ra]: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trên 200C, có một mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng với nhiệt độ dưới 180C do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, biên độ nhiệt năm lớn.

+ Miền Nam [từ dãy Bạch Mã trở vào Nam]: khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với nhiệt độ trung bình trên 250C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C, biên độ nhiệt năm nhỏ và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

* Sông ngòi: sông ngắn và nhỏ do lãnh thổ hẹp ngang. Các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.

* Sinh vật:

+ Miền Bắc: sinh vật đa dạng và phong phú, các loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

+ Miền Nam: thành phần thực vật và động vật phần lớn ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

* Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển:

+ Biển cung cấp hơi nước thường xuyên, làm cho tính chất hải dương của nước ta thể hiện rõ. Với đặc điểm lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, gió biển dễ đi sâu vào đất liền làm giảm tính chất lạnh khô trong mùa đông và tạo tính nóng bức trong mùa hạ, đồng thời làm cho độ ẩm không khí tương đối cao, thường xuyên trê 80%.

+ Biển tác động đến cảnh quan, làm cho cảnh quan càng thêm đa dạng và phong phú.

+ Nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão hình thành từ ngoài biển đông.

c. Tác động đến giao thông vận tải.

- Hình dạng lãnh thổ cho phép phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải: đường biển, đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.

+ Ven biển có các đồng bằng chạy liên tục, thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến đường ô tô và đường sắt từ Bắc vào Nam.

+ Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải đường biển.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế cũng như giao thông Bắc - Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa lũ. 

 Qua bảng 23.2, em hãy tính:

- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong dới khí hậu nào?

- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

- Lãnh thổ Việt Nam năm trong múi giờ thứ mấy GMT.

Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta có kinh độ là bao nhiêu?

A. 102 độ 09’Đ.

B. 104 độ 40’Đ

C. 105 độ 20’Đ

D. 109 độ 24’Đ

Theo chiều Tây - Đông, phần đất liền nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến

B. 102°10'Đ - 107°24'Đ.

C. 102°10'Đ - 108°24'Đ.

D. 102°09'Đ - 109°24'Đ.

- Dựa vào hình 1.1, em cho biết:

- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?

- Châu Á tiếp giáp với các đạ dương và các châu lục nào?

- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là bao nhiêu kilomet?

Video liên quan

Chủ Đề