Lịch sử Trái Đất được chia thành những đại nào

Đề bài:

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

A

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục với chương 2 của Tiến hóa sinh học.

Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

1. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của sinh giới

1.1. Hóa thạch là gì?

  • Hóa thạch là những di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của Trái đất.
  • Các loại hóa thạch:
    • Bộ xương hoặc vỏ đá vôi của sinh vật.
    • Dấu vết của sinh vật [sự in hình]: vết chân, hình dáng của hệ gân lá...
    • Xác sinh vật bị chôn vùi trong các lớp băng hay nhựa hổ phách.

2. Vai trò của hóa thạch trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của sinh giới

  • Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
  • Xác định được tuổi của hóa thạch.
  • Xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
  • Giúp xác định được mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

* Cách xác định tuổi của hóa thạch: thường dựa vào sự phân tích hàm lượng sản phẩm của đồng vị phóng xạ chứa trong hóa thạch hoặc trong các lớp đất đá chứa hóa thạch.

Ví dụ: Phân tích hàm lượng C14 có thời gian bán rã là 5730 năm có thể xác định tuổi của hóa thạch đến 75000 năm.

U238 có thời gian bán rã là 4,5 tỉ năm có thể xác định tuổi của hóa thạch đến hàng trăm triệu năm hoặc hàng tỉ năm.

2. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

2.1. Sự trôi dạt lục địa

  •  Là sự di chuyển của các phiến kiến tạo thuộc vỏ Trái đất do lớp dung nhan nóng chảy ở tầng bên dưới.
  • Cách đây khoảng 250 triệu năm, vỏ Trái đất liên kết lại thành một khối thống nhất gọi là siêu lục địa [Pangaea].
  • Cách đây khoảng 180 triệu năm, siêu lục địa tách thành 2 lục địa là lục địa Bắc [Laurasia] và lục địa nam [Gonwana].
  • Sau đó, các lục địa liên tục tách ra nhập vào liên tục và tạo nên các lục địa như ngày nay.
  • Hiện nay, các phiến kiến tạo vẫn tiếp tục trôi dạt.
    • Ví dụ: Lục địa Bắc Mỹ vẫn đang tách ra khỏi lục địa Á Âu khoảng cách 2cm/năm.

⇒ Sự trôi dạt lục địa tạo nên những sự biến đổi lớn về địa chất tạo ra sự biến đổi về khí hậu, tạo nên sự thay đổi lớn về sinh giới.

2. Sinh giới qua các đại địa chất

Lịch sử phát triển của Trái đất chia thành 5 đại:

Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh

Trong mỗi đại chia thành các kỉ. Trong mỗi đại có những đặc trưng riêng về sinh giới.

Ví dụ: Đại Trung sinh thường được gọi là kỉ nguyên Bò sát.

* Một số điểm chính cần lưu ý:

  • Đại Thái cổ: Xuất hiện tế bào nhân sơ.
  • Đại Nguyên sinh: xuất hiện tế bào nhân thực và các loài động vật không xương ở dưới nước, có oxi trong khí quyển.
  • Đại Cổ sinh: 
    • Kỉ Cambri: Phát sinh các ngành động vật. Tảo chiếm ưu thế.
    • Kỉ Ocđovic: Phát sinh thực vật.
    • Kỉ Silua: Xuất hiện cây có mạch. Động vật lên cạn.
    • Kỉ Đêvôn: Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
    • Kỉ Cacbon [than đá]: Dương xỉ khổng lồ phát triển mạnh. Xuất hiện cây Hạt trần. Phát sinh Bò sát.
    • Kỉ Pecmi: Phân hóa Bò sát và côn trùng.
  • Đại Trung sinh:
    • Kỉ Triat [Tam điệp]: Cây Hạt trần ngự trị. Phát sinh chim và thú.
    • Kỉ Jura: Cây Hạt trần và Bò sát ngự trị.
    • Kỉ Krêta [kỉ phấn trắng]: Xuất hiện thực vật hạt kín. Cuối kỉ nhiều loài sinh vật bị tuyệt duyệt.
  • Đại Tân sinh:
    • Kỉ Đệ tam: Phát sinh các nhóm linh trưởng
    • Kỉ Đệ tứ: Xuất hiện loài người [cách đây 1,8 triệu năm].

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?

Câu 2: Trang 143 - sgk Sinh học 12

Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?

Bài làm:

  • Dựa vào quá trình hình thành các phiến kiến tạo và sự biến đổi Trái đất gây nên biến đội sinh giới, người ta chia lịch sử Trái đất thành các đại địa chất

Dựa vào đâu mà lịch sử Trái đất được chia thành các đại, các kỉ?


A.

Quá trình hình thành khoáng sản và các hóa thạch sinh vật.

B.

 Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các giai đoạn.

C.

Thời gian hình thành và phát triển của Trái đất.

D.

 Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch.

Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là?

Câu hỏi:

Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là

A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh

B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh

C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh

D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh

Đáp án đúng A.

Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.

Giải thích vì sao chọn A là đáp án đúng:

Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

– Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất khí hậu, các hoá thạch điển hình.

– Người ta chia lịch sử Trái Đất kèm theo sự sống thành 5 đại: Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

* Nhận xét về sự phát triển của sinh giới

– Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.

– Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật và có tính dây chuyền trong quần xã.

– Càng về sau nhịp độ tiến hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt được những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ thuộc vào môi trường.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề